Chương 74

Rồi người mù nói câu chuyện của Kinh Tâm:

“…một ngàn tám trăm năm trước, khi đức Phật thích ca mâu ni đã viên tịch bảy trăm năm, đất trời tam thiên bước vào thời kì tưởng pháp*, ở một ngôi chùa trên núi, nơi đặt tượng thờ Phổ hiền Bồ tát, có một vị sư trẻ trông nom, đó là vị sư duy nhất ở chùa. chùa ấy có tên là chùa tĩnh phổ, còn sư ấy có pháp hiệu Kính Nguyệt…”

(*tưởng pháp: một trong ba thời kì của Phật giáo. Phật giáo chia làm ba thời kì, từ khi đức Phật thích ca mất cho tới năm trăm năm sau gọi là hành pháp, một ngàn năm kể từ khi kết thúc hành pháp gọi là thời tưởng pháp, sau khi kết thúc tưởng pháp thì bước sang thời kì mạt pháp, vậy hiện nay là thời kì mạt pháp…)

Chùa chỉ có một gian duy nhất, chỉ đặt duy nhất tượng của Bồ tát Phổ hiền, xung quanh bốn bề là rừng cây núi đá, cảnh vật tĩnh lặng heo hút đến phi thường…Chùa quanh năm vắng lặng, chẳng có mấy ai đến mà hành lễ tưởng bái, thế nhưng chùa chẳng ngày nào không có hương khói dầu đen, chẳng khi nào không có hoa tươi lễ bái, tất cả là nhờ công vị sư nọ, ngày ngày sư quét dọn sân chùa, lau sạch bụi nơi tượng, rồi lau kĩ đến từng cây cột, từng viên gạch nền chùa…mỗi khi làm xong những công việc đó, sư lại lôi mõ kinh ra tụng, tiếng kinh trầm ấm vang vọng cả nơi núi rừng, mỗi khi sư tụng kinh, chim muông thú dữ trong rừng ấy đều đến mà nghe kinh, các vong hồn vất vưởng quanh đó cũng đến mà nghe kinh, rồi cùng quỳ lạy Bồ tát, khi sư tụng kinh xong, chúng lại kéo nhau ra về, hôm sau sư tụng kinh, chúng lại tới…

Sư ấy không ăn thịt mà ăn chay trường*, cơm gạo sư có đều do khỉ trong rừng xuống dưới làng xin lên cho, người dân lâu dần quen mặt, mỗi khi các khỉ ấy đến thì lại Vui vẻ mà cho gạo, rồi muông thú cũng cho sư những hoa rừng củ quả, cứ vậy mà ăn dưỡng thực* qua ngày…

(*chay trường: ăn chay trọn đời; *dưỡng thực; ăn rất ít chỉ vừa đủ sống.)

Trong số các thú vật, vong hồn nghe thầy tụng kinh ấy hàng ngày, có một con nhện, có căn cơ sâu, nhện đã tu luyện cả ngàn năm, đến độ đã thành tinh, chứng được pháp thuật, mở được lục căn của người, giống như con người, vậy là nhện phải tu luyện cả ngàn năm mới có thể nghe nói cảm nhận như con người, thậm chí còn chưa mang được thân người, có thể lắng nghe được tiếng kinh, nói được như người, biết yêu biết ghét…Nhện đó sống trên cột nhà ở trong chùa, giăng tơ lên thanh xà ngang, cứ vậy mà ngày ngày nghe pháp…

Một hôm sư đang lau dọn, bỗng nhìn thấy có mạng nhện giăng mắc, sư định dùng cây chổi dài mà quét đi bỗng nghe tiếng nhện tha thiết van lơn xin đừng làm như thế, chỉ xin một góc nhỏ trong chùa để hàng ngày được nghe sư tụng kinh, hàng ngày được chiêm ngưỡng dung nhan Bồ tát Phổ hiền là đã thấy trong lòng vui sướиɠ hạnh phúc, nhện ấy cũng rất hiểu đạo, có sự giác ngộ lớn lao…

Sư ấy đức độ từ bi, nghe nhện nói vậy liền thôi không phá tơ của nó, thậm chí những ngày mưa gió, sư còn lo lắng chèo lên mái ngói chùa kiểm tra chỗ dột, sợ nước mưa bắn vào làm hỏng mất nhà của nhện…sư đó thật có tấm lòng từ bi thấu cả trời đất, yêu thương muôn loài chúng sinh, thật xứng đáng là người tu tập ở thời hậu hành pháp, tiền tưởng pháp, thân cận với Như Lai, càng xa thời của Như Lai, việc tu tập càng kém, người đắc đạo càng ít đi, dù có đắc đạo cũng chẳng còn giỏi như người xưa, nên những bậc đắc đạo vào thời ấy, như thời của sư và nhện, giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn các bậc khác trước thời ấy, vào thời tiền hành pháp, gần với thời đức Phật hơn cả, thì đều đã về nước Phật từ lâu, đó chính là lý do vì sao nhện và sư Kính Nguyệt đều giỏi đạo như vậy, trải qua hai ngàn năm về sau cũng ít kẻ sánh bằng…bây giờ đã sang tới thời mạt pháp thì cơ bản chẳng còn ai có thể tu đến được mức độ như thế nữa, dù là Thần linh hay con người…

Nhện biết sư hiểu đạo, tư bi đến như thế thầm đem lòng cảm mến lắm, một mực kính cẩn lễ phép đối với sư Kính Nguyệt…Rồi dần dần đạo pháp đã thấm nhuần, nhện không còn ăn thịt những con côn trùng bị mắc vào lưới, mà thà chịu đói nghe kinh, tới mức một ngày nhện đói lả ra không chịu được, không còn sức bám vào tơ, liền rớt xuống đất ngay khi sư đang thiền…

Sư thấy vậy sợ lắm, nâng niu nhện trên đôi bàn tay, rồi đi ra suối, thấm nước vào lá cây, rỏ lên cho nhện uống, nói đoạn mang nhện vào chùa, quy y cho nó, lấy pháp danh là Kinh Tâm, xin cho nó được cùng thọ trai, từ ấy nhện chỉ ăn hương hoa, không còn cần ăn côn trùng nữa…Từ đó, nhện cũng đem lòng thầm yêu mến sư lúc nào không hay…Thời gian lâu sau, thì cả nhện và sư đều cùng đắc đạo…”



Bấy giờ Thiên Nhân mới đứng lên xin nói…Người mù dừng câu chuyện kể, nhìn Thiên Nhân, tất cả chúng sinh đang lắng nghe chuyện say mê chăm chú cũng đều dừng lại mà nhìn Thiên Nhân, khi ấy Thiên Nhân mới hỏi người mù:

“Thưa tiên sinh, loài nhện cũng tu thành đạo được hay sao?”

Đại Trí liền cất tiếng giải đáp cho Thiên Nhân thay người mù:

“Chính vậy, đạo của ta là đạo từ bi sâu mầu, phàm con gì có chín lỗ*, đều có thể tu mà đắc đạo.”

(*chín lỗ: hai mắt, hai lỗ mũi, hai tai, một miệng, hai lỗ bài tiết.)

Thiên Nhân liền hỏi Đại Trí:

“Vậy xin hỏi thầy, Quỷ Thần chúng tôi có tu đạo được không? So với loài nhện thì công phu thế nào?”

Đại Trí liền nhân đó, thuyết cho Thiên Nhân cũng như tất cả chúng sinh, vong linh đang trong ảo cảnh cùng nghe:

“Đạo ta chẳng tính bằng công phu, Thần thông có được là do vô tình trên con đường tu đạo mà nó phát ra, chứ chẳng phải mục đích của việc tu, Thần thông là công cụ giúp việc tu được mau chóng hơn mà thôi…nếu có chủ ý tu lấy Thần thông thì trên đời vô vàn đạo mạnh, không hẳn phải học đạo ta, còn trong các loài tu, thì Thiên Nhân, Thần nhân tu đạo là dễ nhất, sau đó là tới người, trăm ngàn muôn người thì mới có một người thành đạo, do có sẵn lục căn, lại có cảnh giới dễ tu mà còn như vậy… kế đến là hàng A-tu-la, sau đó lần lượt tới hàng súc sinh, Ngạ Quỷ, ở địa ngục thì việc tu đạo khó khăn vô cùng, vậy nên đức Địa tạng Vương mới quyết ở dưới địa ngục độ cho hết thảy người dưới địa ngục thành đạo thì ngài mới thành đạo cuối cùng, do đó mà thấy Địa tạng Vương tấm lòng từ bi ra sao…còn với loài nhện là nằm trong súc sinh, nhận thức thấp kém, tu đạo cực khó, nhện mà tiên sinh đây nói ra, hẳn đã phải vượt muôn trùng khó khăn, lên tới cả ngàn năm mới có thể có một số thức của con người, nó lại dùng các thức đó mà tu thành đạo, là khó khăn đến vô cùng cực, loài người chẳng thể bằng nó…”

Vậy mới biết thế nào gọi là,thân người khó được, Phật pháp khó nghe.

Thật là,

Thân người khó được vô cùng

Qua nghìn kiếp thú mới dùng được thân

Vậy nhưng người ở cõi trần

Chẳng tin điều đó mà dần lãng quên

Loài người đâu hiểu cơ duyên

Lại còn tự sát đắm thuyền giữa sông

Hoặc cầu hóa hổ hóa Rồng

Chẳng hay chúng nó chờ trông làm người…

Bấy giờ người mù mới cười lớn mà khen sư:

“Sư thầy này quả là hiểu đạo ta lắm, thật xứng đáng là đệ tử Như Lai, ta không ngờ vào thời mạt pháp vẫn còn người được như thế…”

Rồi thấy chẳng còn ai hỏi gì, lại khoan thai kể tiếp:

“Cuộc sống của Kính Nguyệt và nhện trong rừng cứ thế yên bình trôi đi, không gian nơi núi rừng chùa thiêng đều thấm nhuần đạo pháp từ tâm hồn và tiếng kinh vô đẳng của Kính Nguyệt…thế rồi bỗng một ngày kia có phường thổ phỉ trốn chạy quan binh mà đi ngang qua núi, tên cướp tới chân chùa ngay khi sư đang tụng kinh, nhìn thấy tượng Phổ hiền Bồ tát, liền nghĩ đó là báu vật, vậy là vào chùa xin cơm chay, rồi nhân lúc sư không để ý mà gϊếŧ sư cướp tượng…

Sư đã chứng đắc được quả, mở được Huệ nhãn Thần thông, mở được túc mệnh thông, thấy được Tam Quỷ tới chùa, lại biết trước sự việc, biết kiếp trước mình đã mang nợ nó, nên giờ nó tới lấy mạng, do vậy ngày hôm đó đã tắm gội sạch sẽ, lại dán sau lưng tượng một phong thư, chỉ chờ tên cướp đến mà dâng thân cho nó trả nghiệp…

Tên cướp gϊếŧ sư xong thì lại định bê tượng đi, thì phát hiện ra bức thư, mở ra xem thì trong thư nói: “tôi đã biết chết về tay ông, nay tôi có chút của cải tích cóp, cũng chẳng nhiều nhặn gì chỉ là ít đồ ăn qua đường, mong ông nhận lấy, còn tượng xin ông hãy để lại cho, vì hiềm trong chùa vẫn còn một sinh linh cần tượng để tu đạo…”

Cướp xem xong thư thì hoảng sợ kinh hồn, dập đầu trước tượng mà lạy luôn hồi, nhưng người lại lỡ gϊếŧ mất rồi, chẳng biết làm sao, đành chôn cất mai táng rất tử tế ngay bên cội bồ đề cạnh chùa, sau đó cầm hết lương thực, vội vã bỏ đi…

Thật là,

Bậc người luyện trí đã cao

Giác ngộ thành Phật nhập vào tam minh

Thương tình xót tội chúng sinh

Nguyện đem thân giả của mình đem cho…

Nhện ở trên xà ngang, chứng kiến toàn bộ cảnh ấy, lòng đau xót tới vô cùng, định hiển Thần thông lên mà gϊếŧ kẻ cướp kia đi, nhưng vì đã đắc đạo, lại phát đại nguyện thề chẳng gϊếŧ người, nên lại thôi…Thế nhưng trái tim như tan nát vụn vỡ, ngày nào cũng tới trước mộ sư mà khóc…từ đó chỉ còn một mình nhưng chẳng nản, lại càng dốc lòng tu hành, chỉ mong đạt đến cảnh giới có thể tìm thấy được sư kia…”

Thật là,

Kiếp người khó, sao nỡ đành vứt bỏ

Nghiệp luân hồi, nhện cũng xót cho sư.