Chương 98: Theo dấu Đức Thánh Trần 67

Hưng Đạo Vương không trực tiếp ra trận mà chỉ ở phía sau bày mưu. Ngài bây giờ đang nhàn nhã trên thuyền trông ra cảnh đánh gϊếŧ trước mắt. Gật đầu hài lòng khi thấy quân Mông Nguyên lần lượt giơ tay xin hàng.

Tới chiều muộn, trận chiến trên sông mới chấm dứt. 1 tướng quân đi thống kê về báo lại cho các vua cùng các tướng: “thưa bệ hạ, quân Nguyên hơn 6 vạn do Ô Mã Nhi chỉ huy đã bắt sống hơn 3 vạn rưỡi, còn lại đều đã chết. Tổng số thuyền quân ta thu giữ được là 400 chiếc. Các tướng cấp cao gồm Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Lệ Tích Cơ vương gia, Lý Thiên Hựu đều đã bắt sống. Hiện tại quân ta đã trói chúng để vào l*иg sắt, chờ lệnh áp giải trở về”.

“Được, đến lúc về nhà rồi các tướng sĩ, truyền lệnh của ta, rút quân”. Vua Trần Nhân Tông gật đầu hài lòng.

Trên đường về Trần Thần hỏi ta: “này, chiến tranh kết thúc rồi, ngươi sẽ trở về hiện đại luôn phải không”.

Ta nghĩ ngợi 1 lát rồi trả lời: “Ta chưa muốn. Tự nhiên thấy rời đi luôn có chút không nỡ, vẫn là muốn đi cùng các ngươi thêm 1 đoạn đường”. Năm nay là năm 1288, còn 2 năm nữa Hưng Đạo Vương mất, ta chỉ là muốn ở lại đến ngày cuối cùng của Hưng Đạo Vương trên trần thế.

Cuộc kháng chiến lần 3 đã kế thúc, 1 tháng sau, vua Trần Nhân Tông cử Nguyễn Đức Vinh và Đoàn Khải Khung đại diện sứ bộ nhà Trần sang Đại Nguyên tặng cống phẩm, trình biểu “tạ tội” với hoàng đế Đại Nguyên Hốt Tất Liệt. Vì cuộc chiến vừa qua không lâu nên Nguyên đế vẫn hậm hực, sai người giam lỏng 2 sứ thần. Tới mùa đông, sứ bộ thứ 2 là Đỗ Thiên Hư lại đi sứ sang Đại Nguyên, mang theo 1 số tù binh để trao trả.

Tháng 3 năm 1289, sứ bộ nước Đại Nguyên phái sang là Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn đã đến kinh thành Thăng Long.

Biết tin sứ thần nhà Nguyên đến, vua Trần Nhân Tông cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra tiếp đãi, Trần Thần cũng đi theo vương đến điện Tập Hiển, được chọn làm nơi tiếp sứ thần.

Hôm ấy 2 tên sứ bộ Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn nghênh ngang cưỡi ngựa vào tận cung điện. Hưng Đạo Vương thấy chúng đến liền đi ra mỉm cười nói: “ 2 sứ bộ đi đường xa vất vả, mau xuống ngựa vào điện nghỉ ngơi. Ta là Trần Hưng Đạo, được cử đến để đón tiếp 2 vị sứ thần”.



2 tên sứ bộ khinh khỉnh liếc mắt nhìn Hưng Đạo Vương, rồi tỏ vẻ không vui, miễn cưỡng xuống ngựa đi vào điện. Trong điện kê 2 dãy bàn ghế đối diện nhau ở hai bên trái phải. Hưng Đạo Vương nhanh chân bước vào trước, miệng niềm nở: “xin mời các vị ngồi”, ngài vừa nói, tay vừa hướng về phía dãy bàn bên trái. Bên phải là dãy bàn của quan ngoại giao Đại Việt. Chờ mọi người yên vị, Hưng Đạo vương mới hướng về phía cửa nói: “cho bày tiệc rượu lên làm lễ tẩy trần cho 2 vị sứ thần”.

Lúc này, hàng chục thiếu nữ xinh xắn mặc trang phục rực rỡ đi vào, trên tay mỗi người bê 1 loại đồ ăn và rượu, cứ dâng lên liên tục cho đến khi đủ món. Sau đó mỗi thiếu nữ lại ngồi hầu rót rượu cho từng bàn.

“Các vị, ta đại diện tông thất nước Nam kính 2 vị sứ thần 1 ly chào mừng 2 vị đến nước ta”, Hưng Đạo Vương nói xong liền chủ động nâng ly lên uống cạn. 2 sứ thần không nâng ly tư thế chúc rượu mà lặng lẽ cầm chén lên uống cạn. Mặt vẫn tỏ vẻ khó chịu.

Hưng Đạo Vương lại rót thêm 1 chén nữa, ngài thong thả nói: “ly này là để tạ tội với 2 vị sứ thần vì “người đương trị vì nước Nam ta” sức khỏe không tốt, mấy hôm nay bị ốm, không thể đến tiếp đón 2 vị được, rất mong sứ thần thông cảm”. Nói xong ngài lại uống hết 1 hơi, đặt ly xuống ngài giục giã: “nào các vị, mau dùng tiệc”.

Tiệc rượu diễn ra trong không khí có chút quái gở. 2 tên sứ thần nhà Nguyên lặng lẽ uống rượu ăn thịt. Khi đã no say, chúng mới bắt đầu khai khẩu.

Lưu Đình Trực nói: “ chúng ta vâng mệnh hoàng đế Đại Nguyên đến đưa chiếu thư cho An Nam vương, vậy mà hắn không đến là có ý gì”.

Hưng Đạo Vương từ tốn nói: “ sứ thần, ban nãy ta cũng có đề cập đến việc ngài ấy sức khỏe không tốt, nên không thể đến dự tiệc chào mừng 2 vị, việc này ngài ấy cũng rất áy náy, còn dặn đi dặn lại ta phải thay ngài ấy đón tiếp 2 vị chu đáo. Về việc chiếu thư, ta thay ngài ấy nhận có được hay chăng?”.

Lý Tư Diễn nói: “các ngươi là đang viện cớ, gián tiếp chống đối Đại Nguyên ta sao”.

Hưng Đạo Vương đáp: “không có chuyện ấy, các vị cả nghĩ rồi. Ta thân là Quốc công tiết chế, trộm nghĩ cũng đủ tư cách để thay ‘người trị vì nước Nam’ nhận chiếu thư từ Nguyên đế. Hơn nữa, nếu nội dung trong chiếu thư có yêu cầu cống phẩm. Chúng ta cũng cần phải chuẩn bị trước. Nếu các vị chờ đến khi Ngài ấy khỏi bệnh đến nhận chiếu thư, e là sẽ chậm trễ công việc về sau, hoàng đế Đại Nguyên có thể sẽ trách tội xuống các vị, chúng ta cũng sẽ cảm thấy áy náy”.