Phần 2 - Chương 8

Chu Minh Khang là độc đinh đời thứ năm của gia tộc họ Chu, người làng Tam Mỗ, trấn An Bang, thuộc Đông Đạo. Chu thị gốc gác là người Hán, sống dưới triều Minh, về sau vận đổi can qua nhà Minh suy sụp liền tìm cách di tản sang Đại Việt qua đường thủy, xuất phát điểm là một nhà buôn lớn, chuyên giao dịch các mặt hàng đồ cổ và phong thủy. Vì đặc thù nghề nghiệp cũng như muốn có chỗ đứng trong xã hội bấy giờ, Chu thị đã chọn cách gia nhập tà phái, nơi các món hàng của họ rất được ưa chuộng, đặc biệt là đồ cổ, nhờ có sự bảo kê của tà phái mà mạng lưới buôn bán đồ cổ trở lên lớn mạnh hơn bao giờ hết, tất nhiên, đứng đầu đường dây chính là Chu thị.

Do chiến tranh liên miên, cùng với khoảng cách địa lý mà các nguồn hàng ngày càng trở lên khan hiếm, bắt buộc Chu thị phải tìm hướng đi mới cho gia tộc. Sang tới đời thứ hai, bên cạnh thương buôn, họ còn phát triển thành công một loại kỹ năng vô cùng lợi hại, tên là trộm mộ.

Trộm mộ tặc lộng hành song song với sự bành trướng của tà phái, bấy giờ đã gọi là Tu Ma Nhân, hai đời sau thay nhau càn quét từ miền xuôi tới miền ngược, đem lại rất nhiều của cải cùng danh vọng cho Chu thị. Bọn họ không cướp của người sống, không gϊếŧ người phóng hỏa, cũng không làm chuyện bại hoại nhân sinh, nhưng lại động tới tâm linh giáo phái nói chung, vốn là kẻ thù lớn nhất của Tu Ma Nhân. Trong hàng thập kỷ liên tiếp gây lên những tội ác tày trời, quật mộ, đào mả, vơ vét đồ tuẫn táng, khiến người chết phơi thây la liệt, chôn xuống bới lên không biết bao nhiêu lần, lòng người oán thán vô kể.

Bóng đen trộm mộ tặc không chỉ là nỗi khϊếp sợ của người sống, mà ngay cả người chết cũng kinh hãi, tới thời kỳ đói kém không đào được đồ tốt, bọn họ chuyển sang buôn sọ người, mặt hàng này dùng làm phép hoặc để nuôi trùng mượn hồn – một loại trùng làm tổ trong đầu người mới rữa, dùng để ăn hoặc ngâm rượu có tác dụng bồi bổ khí huyết.

Giàu có, địa vị cũng đứng vào hàng nhất nhì Tu Ma Nhân, nhưng Chu thị lại dính phải một lời nguyền. Năm đó chu tộc trưởng đời thứ ba có đào trúng một mộ huyệt chôn trong núi, vốn dĩ bọn họ không có manh mối về ngôi mộ này, trước đó có một vị khách chuyên thu mua cổ vật đã tới ra điều kiện với họ, nói rằng trong mộ có chôn theo bộ nữ trang bằng đá huyết long, có một không hai từ cổ chí kim, đào được nó họ sẽ có gấp đôi số gia tài hiện tại.

Địa thế của ngôi mộ rất kỳ quái, xung quanh là núi đá gồ ghề, chính giữa lại có một bãi đất bằng phẳng, dựa vào phong thủy thì ở đây tuyệt đối không thích hợp để chôn cất, mà đào xới cả khu vực bình địa này không chỉ mất thời gian mà còn rất nguy hiểm, phàm là mộ quý thường sẽ trang bị cạm bẫy xung quanh, đào trúng có thể mất mạng. Nhưng không phải là không có cách, bấy giờ người dân sống quanh đó có truyền miệng nhau một bài vè, hát rằng:

Nắng là nắng lên bóng núi đổ là đổ quanh

Một đàn là đàn dê trắng ăn ngang chân là chân đèo

Bao giờ núi chập vào nhau

Người cao tám thước

Chia nhau lấy phần.

Đại loại là từ bài vè này bọn họ phát hiện ra vị trí ngôi mộ, ngày trời nắng, giờ mùi, bóng núi đổ xuống, chóp núi chụm vào chỗ nào thì đào đúng chỗ đó xuống tám thước, quả nhiên chạm tới nắp quan. Sau khi khai quan, phát hiện bên trong đầy những bàn tay người đã khô đét, không có bộ nữ trang nào cả, chu tộc trưởng nghĩ ngay ra là mình bị lừa, toan trở về kéo người tới nhà vị khách kia tính sổ. Không may cho họ, số tay người trong quan đó là của những người mà họ đã quật mộ, vị khách kia thu mua nhiều đồ tuẫn táng như vậy là bởi đó là đồ Chu thị cướp từ mộ của gia tộc ông ta. Câu cuối cùng của bài vè không phải nói tới những trộm mộ tặc chia nhau lấy phần, mà là để nói mỗi cái tay đền một mạng người, bài vè này nói về thuật nguyền quỷ thủ, người nào nhìn thấy quan tài tay sẽ kéo theo cái chết của cả dòng họ, cho tới khi đủ số tay thì thôi.

Âu cũng là trời xanh có mắt, cướp của người chết thì sẽ bị người chết đòi lại mạng, quả báo thường tới muộn, nhưng đã tới thì sẽ rất thảm khốc. Đoàn trộm mộ tặc sau đó không còn ai trở về được nữa, cũng không ai biết họ chết thế nào, vùi thây ở đâu, nhưng lời nguyền thì vẫn cứ thế tiếp diễn.

Chu thị đời thứ tư còn lại độc một nam nhân cuối cùng, người này sau đó đơn phương ly khai khỏi Tu Ma Nhân, dẫn theo gia quyến tha hương sống ẩn dật. Gia tộc trộm mộ lừng lẫy trong thời gian ngắn lụi bại, chỉ còn số ít người ngoại tộc trước kia theo đóm ăn tàn vẫn tiếp tục hành nghề, nạn đạo mộ từ đó không còn lộng hành nữa. Ít lâu sau Chu thị chính thức sát nhập vào chi Thượng Sinh của Quỷ Khách, mở ra một thời kỳ mới cho gia tộc, nhưng vì lời nguyền quỷ thủ nên người trong gia tộc tất cả đều chết trẻ, do bệnh tật hoặc bị sát hại, vân vân.

Đời thứ năm lại chỉ có độc đinh là Chu Minh Khang, sau khi lấy vợ là Ngô thị Thu, vì Thượng Sinh là mẫu hệ nên con đẻ ra sẽ theo họ mẹ. Không lâu sau Chu Minh Khang và vợ bị Tu Ma Nhân sát hại, Chu thị tới đây chấm dứt, kết thúc lời nguyền.

Chu Minh Khang chính là phụ thân Hà Anh.

Rầm!

Thu Oanh nghe có tiếng nổ nong trời phát ra phía sau thì giật mình quay lại, thấy cửa đã bị đạp tung, bụi bay mù mịt, một người từ bên ngoài bước vào, khi bụi tan đi nàng mới kinh ngạc thốt lên:

- Đại tỉ!

Truyền nhân cuối cùng của gia tộc trộm mộ lừng lẫy giang hồ sẽ không thể bị chôn sống! Hà Anh một tay vác kình đao trên vai, một tay chĩa phong đao tới trước mặt Ái Giả sư phụ, mặt nàng tuy có hơi lem nhem, đầu tóc dính đầy lá, y phục bê bết đất cát, nhưng nhãn quang cùng khí chất vẫn vô cùng chói sáng. Trông Hà Anh rõ ràng là vừa từ dưới lòng đất ngoi lên, Ái Giả sư phụ trân trối nhìn, biểu cảm khϊếp nhược, có phải nàng là xác chết vùng dậy không?

- Thì ra là ngươi. Lừa ta xem kiệu hoa là ngươi, lừa ta đi đường rừng là ngươi, lừa ta nhảy xuống huyệt cũng là ngươi! Phen này có chết cũng không hết tội của ngươi đâu! – Hà Anh giận dữ nói.

- Ngươi làm cách nào mà quay lại đây được? – Ái Giả sư phụ khó tin hỏi.

Làm cách nào thì phải quay lại thời điểm nàng bảy tuổi, trong lúc sống chết mong manh, cái gì đã cứu nàng thoát khỏi nghịch cảnh? Đầu tiên phải kể đến món đồ gia bảo mà mẫu thân truyền lại cho nàng, nó được gọi là Tam hộ giáp, chỉ vỏn vẹn ba chiếc móng giả đeo vào các ngón cái, trỏ và giữa. Trộm mộ tặc nói chung có rất nhiều loại dụng cụ phục vụ cho công tác đào bới, thám thính, phá quan, vân vân, nhưng chỉ có Chu thị là sử dụng Tam hộ giáp.

Ba chiếc móng này được lấy từ một loài dị điểu sống trong hang đá tên La Diệm, mình chim đầu chó, chúng là loài hút máu, to bằng một người, không lông, cánh có màng, đặc biệt không đậu trên cây mà luôn treo ngược trong hang đá. Vuốt ở chân của chúng cực sắc nhọn, luôn găm sâu vào trong đá để giữ cho cơ thể chúng không bị rơi, khi tấn công chúng cũng dùng bàn chân ba vuốt đó để bóp nát xương của con mồi, có thể nói ba chiếc vuốt chính là thứ vũ khí khiến chúng trở lên vô cùng nguy hiểm khi đối mặt.

Chu thị sử dụng hộ giáp như một thứ bùa may mắn, không chỉ để phô trương thanh thế mà nó thực sự rất hữu ích khi xuống mộ. Về sau những kỹ năng mà Hà Anh được phụ thân truyền dạy không phải nhằm mục đích trộm mộ, mà nó là để giúp nàng thoát hiểm, dùng hộ giáp để phá gỗ, phá đá, đào móc, đó là tất cả những gì trong khả năng một tiểu nữ tử có thể dùng được khi lâm vào tình thế cấp bách.

Hà Anh năm đó nhờ vào Tam hộ giáp mà đυ.c được một lỗ hổng trên thân quan, mộ chôn tương đối nông, lại thêm trời mưa nên đất rất mềm, nàng không trực tiếp khoét thẳng mà khoét chéo một đường, để bùn đất không tràn vào bịt thông đạo, chưa đầy một canh giờ nàng đã thoát ra ngoài thành công. Đối với hiện tại, sau khi bình tĩnh lại thì Hà Anh cũng nghĩ ra mình phải làm gì, Tam hộ giáp là vật gia bảo nên nàng luôn đem theo bên mình, phá vách quan quá đơn giản, dù là gỗ phiến dày một gang đối với nàng cũng không mất nhiều thời gian.

Vấn đề là sau khi phá vách quan Hà Anh phát hiện ra đất ở đây rất cứng, nhiều rễ cây vì là ở trong rừng, nếu chỉ dựa vào một bộ vuốt này thì sợ rằng không duy trì đủ dưỡng khí cho tới lúc lên được mặt đất. Vì thế nàng quay vào trong quan tìm đồ tuẫn táng xem có món gì dùng được không, sau đó Hà Anh phát hiện ra điểm bất thường. Tử thi chết đã lâu nhưng đồ mặc trên người thì vẫn mới, không những thế còn là hỷ phục, đồ tuẫn táng đa phần là hai món một, giống như chuẩn bị cho hai người chứ không phải một người, Hà Anh lờ mờ đoán ra giấc mơ thành thân và khi tỉnh dậy trong quan tài cùng với tử thi này có liên quan. Hoặc là nói nàng không phải mơ, mà thực chất là nàng đã thành thân với tử thi này!

Nghĩ tới ghê tởm, Hà Anh bụm miệng lật qua lật lại mấy hồi thì thấy trong tay áo tử thi rơi ra một con dao, nàng lập tức dùng nó để đào đất ngoi lên. Quá trình không cần dài dòng, đến lúc thoát ra ngoài Hà Anh cũng chỉ còn lại nửa cái mạng, nàng thở không ra hơi, đất cát còn chui cả vào mũi miệng, dù đã có hộ giáp mà một bên tay nàng vẫn bị đá sắc cứa cho chảy máu, vận động mạnh lại phải ở trong không gian hẹp quá lâu khiến toàn thân nàng mỏi nhừ, hai cánh tay không rét mà run.

Hà Anh nằm trên đất ho rũ rượi, họng nàng mỗi lần hít thở đều rít lên thành tiếng, tạm thời không nói được, lẫn với đất cát còn thấy huyết nhục mơ hồ trong miệng. Mộ ở đây chôn sâu hơn bình thường, chắc là để tránh thú rừng đào xác lên ăn, nghĩ tới vừa rồi quả là ngàn cân treo sợi tóc, nếu để chậm một chút có thể đã chết ngạt ngay giữa thông đạo kia.

Cũng không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, sau khi hít thở thông suốt, Hà Anh lập tức đi tìm Thu Oanh và Khả Uyên, tiện thấy trên mộ có hai cây nến đang cháy, nàng liền cầm theo để chiếu sáng, chạy ngược chạy xuôi cũng không phát hiện thêm ngôi mộ nào có dấu vết đào xới nữa. Nàng gọi lớn mấy tiếng, xung quanh vẫn im phăng phắc, Hà Anh trong lòng như có lửa đốt, chưa kể nàng cũng không biết mình đang ở đâu, trong trí nhớ của nàng mọi thứ vừa lạ vừa quen, khung cảnh đâu đâu cũng giống nhau, tình thế tiến thoái lưỡng lan.

Đang không biết đi đâu để tìm người, bỗng Hà Anh va phải một vật trên mặt đất, nàng nhặt lên xem thì nhận ra là thanh phong đao của Thu Oanh, cách đấy không xa là thanh trì đao, kiểm tra dưới mặt đất có dấu vết ẩu đả, khả năng Thu Oanh đã bị bắt đi, đặc biệt còn phát hiện đôi hài của Khả Uyên tiểu thư rơi dọc đường, nhìn mà lòng nàng lạnh băng đi.

Hà Anh bằng tốc độ nhanh nhất chạy tới, càng vào sâu trong rừng, cây cối càng thưa thớt, không khí so với lúc trước thì bớt âm u hơn, nhờ đó mà từ xa nàng đã nhìn thấy một ngôi miếu nhỏ. Còn cách mươi bước nàng liền nghe thấy có tiếng động lớn từ bên trong vọng ra, rồi một giọng nữ nhân quát lên, vì xung quanh quá yên tĩnh nên Hà Anh lập tức nhận biết được đó là giọng của Thu Oanh. Nàng không cần thám thính mà trực tiếp vung trì đao bổ đôi cửa bay vào.

- Trước mặt thần thánh ngươi dám giở trò đồϊ ҍạϊ là một, mị hoặc dân chúng giả thần giả quỷ trục lợi cá nhân là hai, dùng vu thuật sát hại người vô tội là ba, ba tội này của ngươi xứng đáng bị lăng trì tùng xẻo, hôm nay ta phải thay trời hành đạo, trừ hại cho dân! – Hà Anh múa đao một vòng, bố cáo trước hương án cùng tất cả những người có mặt.

- Nói hay lắm! Nhưng tỉ tỉ thả ta ra trước đã! – Thu Oanh ở bên cạnh xen vào.

- Đợi ta xử lý xong loại sâu mọt này rồi sẽ cứu muội, ta phải tự tay rửa mối nhục mà y đã gây ra cho ta trước đã.

Dứt lời Hà Anh lập tức vung đao chém tới.

Đao còn lơ lửng trên không thì nàng bỗng khựng lại, trong chớp mắt liền có người từ đâu xông ra trước mặt Ái Giả sư phụ, chắn ngang đường tấn công của Hà Anh. Nàng lỡ một nhịp, nhưng không vì thế mà dừng tay, phong đao tiếp tục phạt ngang vai người đó.

Kengggg!

Tiếng kim loại va nhau inh tai. Hà Anh thu chiêu, nàng nhíu mày nhìn thứ vừa đỡ đao của mình, là một chiếc kèn đồng! Người kia là nam nhân, ngoại hình cao lớn, bận một thân y phục đỏ chói, đầu đội mũ chóp, vì ngược sáng nên nàng không nhìn ra diện mạo thế nào. Có điều Hà Anh cảm thấy người này rất quen mắt, hình như là nàng từng thấy qua ở đâu rồi, sắc phục và món dụng cụ kia, nếu không nhầm thì là...

- CẨN THẬN!

Còn đang phân vân thì nàng bất thình lình bị tiếng nói phía sau đánh động, Hà Anh thủ thế quay lại, đập vào mắt nàng lúc đó là một người cũng mặc đồ đỏ, bước chân nhẹ như bay, vừa quay lại đã áp sát tới sau lưng nàng, Hà Anh chỉ kịp thấy hai tay người đó vung lên.

Choang!

Tiếng chũm chọe đôi vỗ vào nhau gắt gao truyền vào tai nàng. Âm thanh bén nhọn như mũi giáo, vừa ngân lại vừa vang, ở khoảng cách gần còn thấy được cả sóng âm đánh tới, Hà Anh nghe mà hai bên màng nhĩ rung rung, đầu nàng lập tức đau nhói lên, toàn thân không tránh khỏi chấn động. Cảm giác như nàng vừa bị trúng một đòn nội thương, nhất cử nhất động đều đình trệ, cơn đau buốt dai dẳng tới mức Hà Anh phải nhắm nghiền mắt lại, cố gắng áp chế những nôn nao trong người xuống. Tai nàng ù đặc, tạm thời mất thính giác một lúc.

- Bọn chúng di chuyển được!

Thu Oanh tiếp tục gào lên, vốn dĩ nàng tưởng đám người mặc đồ đỏ đứng dàn hàng ngang kia là tượng, đến lúc Hà Anh phát động tấn công thì chúng mới bay loạn lên, dường như là đang bày binh bố trận vây nàng ấy vào giữa. Hãy khoan, kia chẳng phải đám nhạc công cùng khênh kiệu hoa mà các nàng nhìn thấy trong trấn lúc chiều sao! Thì ra bọn chúng là cùng một giuộc với tên đạo nhân bệnh hoạn phía sau, tổng cộng có tất cả tám mạng, ngoài hai kẻ cầm nhạc cụ thì bọn còn lại lăm lăm mỗi người một đầu dây tơ hồng, chúng di chuyển nhiễu loạn, không rõ là muốn tấn công hay là làm gì.

Ngay sau đó là tiếng nhạc í ới vang lên, kèn đồng hòa tấu với chũm chọe nghe thì có vẻ bình thường nhưng trong giai điệu ẩn chứa một mị lực kinh người. Hình như là trước khi ngất đi trong rừng Thu Oanh cũng nghe thấy âm thanh này, lúc đó nàng bị đánh úp bất ngờ nên không kịp trở tay, nhìn có phần giống với tình hình của Hà Anh hiện tại. Tiếp tục quan sát, tự nhiên nàng nhận ra thêm một chuyện, cách di chuyển của đám người kia rất giống với bọn hình nhân nàng chạm trán trong rừng, chân gần như không chạm đất, bay qua bay lại không một tiếng động, người bình thường có thể làm được vậy không? Lẽ nào chúng cũng là hình nhân, nhưng là loại cao cấp hơn?

- Tỉ tỉ, mau rời khỏi đó đi!

Nghĩ chưa thông, bỗng Thu Oanh giật mình phát hiện dây tơ hồng của đám quái nhân kia đã dần siết lại quanh người Hà Anh, đứng vào vị trí của nàng thì không rõ tỉ ấy đang làm gì, chỉ thấy im im không có dấu hiệu kháng cự nào. Hà Anh nghe thấy có người gọi mình thì choàng tỉnh, cơn đau đã dịu đi, nàng cựa người muốn nhúc nhích, nhưng lại thấy hai chân nặng như đeo chì, Hà Anh lập tức vung đao lên chém vài đường, tiếng trảm phong vun vυ"t.

Trong mắt nàng lúc đó chỉ có hai màu đen đỏ đan xen, lúc gần lúc xa, từng thân ảnh cứ liên tiếp tách ra hợp lại kèm theo mớ âm thanh trầm bổng vô hồi kỳ trận dội vào tai, nàng múa đao chậm dần rồi bất giác hạ tay xuống, trong đầu không dậy nổi một suy nghĩ rõ ràng nào, hết thảy đều hư hư thực thực như rơi vào sương mù.

Đám người kia được gọi là phường bát âm, thường phục vụ nghi thức trong các buổi lễ lạt dân gian, bát âm là tám loại Thạch - Thổ - Kim - Mộc – Trúc – Bào – Ti - Cách, tương ứng với Bát quái: Cấn – Khôn – Đoài - Chấn - Khảm - Tốn – Ly - Càn. Thông thường bát âm bao gồm tám loại nhạc cụ, nhưng ở đây chỉ sử dụng hai loại là kim và thổ để hợp tấu, việc lược bỏ đi như vậy nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của nghi thức, kim và thổ được cho là thuần âm, chủ yếu xuất hiện trong các đám tang, tạo cảm giác nặng nề, bi ai. Trong trường hợp của Hà Anh thì còn gây ra sụt giảm nhuệ khí, không còn sức chiến đấu.

Rầm! Rầm!

- Lão nương của ta, đừng chưa đánh đã hàng như vậy chứ! Ta đây sẽ mất mặt lắm!

Thu Oanh vừa đập phản vừa hét lớn, cả tay cả chân cùng khua loạn, ầm ĩ át cả tiếng nhạc xì xèo bên kia, trong miếu tự nhiên náo nhiệt hơn cái chợ. Âm thanh cứ thế đánh nhau chan chát, Hà Anh đang mơ màng bỗng giật mình, nàng nghe mỗi lúc một rõ hơn tiếng người gọi mình, hóa ra là giọng của Thu Oanh, lúc nào cũng ồn ào như vậy thật khiến người khác bực mình.

- Muội còn hét lên nữa thì đừng trách ta dùng gia pháp! – Hà Anh lớn giọng quát.

Dứt lời liền siết chặt cán đao, nàng hít một hơi thật sâu, múa phong đao quét một đường, đống dây nhằng nhịt quấn quanh người liền đứt phừn phựt quá nửa. Tiếp theo Hà Anh nhích lên một bước, nàng xuống tấn, dồn sức nhấc bổng trì đao trên vai lên, kim quang lóe sáng, tay nàng hạ xuống kéo theo kình phong như vũ bão ập vào mặt người đối diện. Chỉ nghe phập một tiếng ngọt xớt, cả kèn đồng cả đầu người đều lăn ra đất. Tiếng nhạc lập tức tắt lịm, chũm chọe cũng không còn vỗ nữa, trận bát quái xem ra đã vỡ.