Phần 2 - Chương 1

Mùa thu năm Diên Hòa thứ chín, triều vua Lê Thần Tông 1643.

Đất nước trải qua một phen biến loạn, cục diện chia làm ba phe, nhà Mạc cấu kết với quân Minh từ Trung Quốc tràn sang chiếm cứ một vùng rộng lớn trên mạn ngược. Nhà Lê được sự hậu thuẫn của chúa Trịnh giữ vững ngôi vua Đàng Ngoài, nhưng thực quyền chi phối triều chính và chỉ huy quân đội lại nằm trong tay chúa Trịnh. Họ Nguyễn sau khi bị đẩy vào Đàng Trong, không chấp nhận sự cai trị của chúa Trịnh nên lấy cớ phò Lê diệt Mạc thường xuyên đem quân ra Bắc đánh chiếm. Giữa lúc tình thế rối ren, ba quân giằng co quyết liệt, nội bộ đàng ngoài bỗng nảy sinh ra một sự kiện, nguy cơ thay đổi toàn cục.

Sự kiện khởi nguyên từ một buổi vào chầu nhà vua, chúa khi đó là Trịnh Tráng có vô tình gặp bà Tiệp dư họ Đặng tuổi vừa đôi mươi mà xinh đẹp như tiên giáng trần, chúa lấy thế làm vừa mắt lắm, liền cầm tay bà nói:

- Thiên hương quốc sắc như thế mà phải giam thân trong này ư?

Bà Tiệp dư thu tay về, khảng khái đáp rằng:

- Vương thượng chớ có lỗi đạo làm tôi như thế.

Chúa Trịnh vì câu nói đó liền phật ý, nghĩ bà Tiệp dư ỷ vào vua mà lên mặt với mình, cả giận quát:

- Ta hỏi đùa đó thôi, Vua của ngươi cũng ở trong tay ta, ngươi chớ vì thế mà làm cao.

- Quyền nằm trong tay Vương thượng, Vương thượng muốn làm gì chẳng được. Thϊếp đây chỉ là đứa đàn bà biết tận trung mà thôi, không biết có quyền thế nào ngoài Hoàng thượng cả.

Việc này về sau đồn ầm lên, chúa biết mình đã quá trớn, nên kiếm cớ truất vua, ép hoàng thượng nhường ngôi cho thái tử là Lê Duy Hựu, tức vua Lê Chân Tông. Mùa đông năm đó, lễ sắc phong diễn ra chóng vánh, cũng trong năm, vua sai người mang phù tiết bằng ngọc, và sách ấn vàng để gia tôn Trịnh Tráng làm Đại nguyên soái thống quốc chính thái thượng sư phụ Thanh vương, lễ gia tôn vô cùng rầm rộ.

Lại đến mùa xuân năm sau, Trịnh Tráng nhân danh vua Lê phong Trịnh Tạc làm Thái úy tả tướng tiết chế các doanh quân thủy, quân bộ các xứ, giữ quyền binh trong nước, tước Tây quận công, mở phủ Khiêm Định. Công việc nhà nước hết thảy đều ủy thác cho Tạc quyết đoán, bấy giờ liền có quan dâng sớ can rằng:

- Vương thượng đã một mình coi hết cả việc nước, đạo thần tử đã có chỗ khó rồi. Nay lại phong cho Vương trưởng tử làm Thái úy Tây quốc công, cho coi hết quốc gia trọng sự. Các vương tử mỗi người giữ lấy một trấn to, như thế là Vương thượng giữ nước làm của riêng đó.

Ấy là bởi chúa Trịnh lấy danh phù Lê nhưng thực chất là coi mình hơn vua, việc lớn bé trong triều đều tự quyết định, có giai thoại viết rằng, thứ gì trong cung có thì phủ chúa cũng có, còn tinh xảo hơn là đằng khác. Điều này khiến cho không ít quần thần chướng tai gai mắt, nhưng thanh thế của chúa đương lúc hưng thịnh, lại có quyền điều binh khiển tướng trong quân, thành thử không ai dám đứng lên phản đối.

Đỉnh điểm vào mùa thu năm Phúc Thái thứ bảy 1649, Lê Chân Tông yểu mệnh qua đời, không có con nối dõi, chúa Trịnh một lần nữa đem vua Lê Thần Tông bấy giờ đang là Thái thượng hoàng quay lại ngôi, hành động này cho thấy, chúa coi vua Lê như con rối trong tay, tự ý xoay vần. Chúa Nguyễn Đàng Trong lấy đó làm cớ dấy binh nổi loạn, muốn thay vua cắt lọc gian thần, chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài nổ ra triền miên nhiều tháng vẫn bất phân thằng bại, con dân vì thế lầm than, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.

Song song với đó là sự phát triển của tôn giáo, cả vua Lê, chúa Trịnh đều sùng đạo Phật, đời sống tinh thần của hoàng tộc và quan lại rất phong phú, ngân khố rót ra xây chùa chiền không biết bao nhiêu cho xuể. Trong khi dân chúng do chiến tranh nhiều năm và thiên tai, phải tha hương cầu thực khắp nơi, tạo cơ hội cho các đạo giáo khác nhau lan truyền rộng rãi. Một bộ phận người dân sau đó trốn đời đi ở ẩn, tự mình lập ra đạo phái, làm phát sinh nhiều biến tướng tôn giáo kỳ quái. Hoặc những người không còn niềm tin vào chính phái thường tập hợp nhau đi theo con đường tà đạo, đây cũng là thời điểm âm thịnh dương suy, phân hóa đảng phái sâu sắc nhất.

Ngay trong chính các giáo phái còn nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, đầu năm nay dân chúng truyền tai nhau rằng, tà phái đã quy về một mối, Tu Ma Nhân không còn phải lén lút như trước, chúng ngang nhiên gϊếŧ gà dọa khỉ trên đường, làm ra những chuyện thương thiên hại lý, mục đích chèn ép chính phái tới tới bước tha hóa. Vốn dĩ niềm tin vào chính phái đã rất mong manh, giờ đây còn bị lung lay bởi những đồn thổi vô căn cứ, thậm chí họ còn nghe được là không ít người trong hoàng tộc cũng theo tà phái, dưới cái lốt Phật môn.

Tương truyền có một ngôi chùa rất lớn được xây dựng trên núi cao, nguy nga như một cung điện nhưng không phải thờ Phật, mà là để nuôi Nhục Long Mẫu. Hiểu nôm na đó là xác của một con rồng cái, trong tín ngưỡng thì giống như một loại tà thần mình rắn đầu rồng, người thờ nó cầu gì được nấy, rất linh thiêng. Thậm chí dưới chân núi người dân còn bán một loại nước đỏ như máu, gọi là huyết long, được đào ra từ mạch nước dưới nền chùa, uống vào trị được bách bệnh. Nhưng lạ ở chỗ chùa không tiếp đón thường dân, lại nghe nói vào mỗi tuần trăng dưới làng mạc xung quanh chân núi sẽ có một trinh nữ mất tích, họ quả quyết những người đó đã đi vào ngôi chùa kia.

Ngược lại với sự khoa trương của bè lũ Tu Ma Nhân, chính phái mà điển hình là Phật giáo không có nhiều động thái tích cực, trong những năm tháng binh đao loạn lạc, chùa chiền trở lên vô cùng vắng vẻ, người dân không còn mặn mà với chốn thần phật nữa, họ cần một thế lực có thực quyền để bảo vệ cuộc sống của bản thân. Ranh giới chính tà ngày càng bất phân, dù không mắt thấy tai nghe nhưng Tu Ma Nhân vẫn không ngừng lớn mạnh, ngấm ngầm cắn nuốt niềm tin trong dân chúng, cũng không rõ từ khi nào mà chính phái đã trở thành cái bóng cho chúng.

Lại nói tới Đình Thiên bấy giờ đang là An thân vương, cai quản phủ Bạc tại Nghệ An, có vợ là Thị Tấm phong hiệu Đặng Lệ vương phi, năm 1647 vương phi Hạ Sinh một hoàng nữ, đặt tên là Khả Uyên. Sau khi hoàng thượng quyết định nhường ngôi cho con trai Liễu Ánh quý phi, Đình Thiên lui về nhậm chức tại Nghệ An, cuộc sống không có nhiều biến chuyển.

Mang tiếng là thân vương nhưng Đình Thiên ít tham gia vào những việc nội bộ hoàng tộc, phủ Bạc lại ở xa kinh thành, tin tức trao đổi rất thưa thớt. Đình Thiên sớm nhận ra sức ảnh hưởng của chúa Trịnh trong triều đình quá lớn, vua cha lại đành khoanh tay rủ áo, thân chỉ là một vương gia, không có nhiều quyền hạn, nên Đình Thiên dù bất mãn cũng không dám can thiệp quá sâu.

Tới đầu năm Thịnh Đức thứ ba 1655, chúa Nguyễn kéo quân ra Bắc lần thứ năm, binh mã ồ ạt vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính, tướng Trịnh bại trận ra hàng, quân Nguyễn kéo tới sát Nghệ An. Đình Thiên lấy danh nghĩa là An thân vương tự mình đứng ra tập hợp dân chúng, phối hợp với quân triều đình trấn giữ cổng thành, vương phi cùng hoàng nữ do chiến tranh nên phải di tản về quê ngoại ở mạn Hải Hưng tránh trú. Giằng co không bao lâu, tối một ngày kia, có quân trinh sát báo về, tướng nhà Nguyễn điều sứ giả tới gặp An thân vương. Sứ giả nói:

- Hay tin An thân vương thân chinh ra trận, chúng thần yết kiến chậm trễ, xin vương gia tha tội.

- Trong nước yên ổn chưa lâu, quần thần họ Nguyễn hà cớ gì dấy binh nổi loạn? Phải chăng là có ý đồ tạo phản, muốn chống lại triều đình? – An thân vương nghiêm nghị hỏi.

- Chúa Hiền là thần tử của triều đình, hưởng gia ân bổng lộc của hoàng thượng mà dốc lòng trung nghĩa, nào dám nghĩ tới chuyện phản trắc. Chuyến này vương thượng đem quân ra bắc là thuận theo ý muốn của hoàng thất, dẹp loạn gian thần, thống nhất nước nhà làm một.

- Ý muốn của hoàng thất? Ta chưa từng nghe qua chuyện này.

- Xin vương gia thứ tội cho thần nói thằng, Trịnh Tráng âm mưu thao túng triều đình, khinh thường hoàng tộc, coi hoàng thượng trong tay như quân cờ, tội này thật đáng muôn chết. Vương gia lẽ nào không biết?

Đình Thiên không đáp, chuyện này trong nước đã lan truyền từ lâu, chỉ là e sợ khi quân phạm thượng mà giữ im lặng, dẫu vậy thì chúa Trịnh cũng không làm gì càn quấy, đối với chuyện triều chính đúng là có quá phận, nhưng vẫn luôn nghĩ cho muôn dân bách tính, đám con đen dưới chân thiên tử lại càng không muốn chiến tranh, vì hai đàng đánh chiếm lẫn nhau dù bên nào thắng cũng không đem lại lợi ích gì cho họ.

Đấy là chưa nói đến chúa Trịnh nắm trong tay quân đội, hoàng thượng nhìn thế nào cũng giống như cá trong chậu, xử lý không tốt có thể biến thành đảo chính, đến lúc đó an nguy của vua cha khác nào chỉ mành treo chuông. Có thể thấy hoàng thượng từ lâu đã không còn ý định tranh quyền với chúa Trịnh, tại sao bây giờ lại cùng với chúa Nguyễn âm mưu dấy binh nổi loạn, mục đích có thật là như sứ giả kia nói. Đình Thiên cảm thấy trong chuyện này còn nhiều uẩn khúc, liền ra lệnh:

- Người đâu bắt sứ giả lại cho ta, đem vào lao phòng tra khảo, ta muốn biết là kẻ nào trong hoàng thất cấu kết với đàng trong, mau nói mưu đồ của các ngươi là gì!

Tra khảo hai ngày hai đêm, sứ giả vì sợ cực hình liền khai nhận. Có tổng cộng mười hai người trong hoàng tộc, bao gồm cả các thân vương là con trai hoàng thượng, do bất mãn vì không được chọn nối ngôi đã nảy sinh lòng thù hận, chuyến này ngoài việc lật đổ chúa Trịnh, thì mục đích lớn nhất là giành ngôi vua.

Tướng nhà Nguyễn tưởng rằng Đình Thiên cũng giống những thân vương kia, nên đã cho sứ giả tới thương thuyết, muốn mua chuộc An thân vương mở cổng thành, Nghệ An là một trong những cứ điểm trọng yếu mà quân Nguyễn phải vượt qua. Trong trường hợp thân vương đồng ý góp sức người sức của, khi tiến vào kinh thành có sự phối hợp của quân tiếp ứng từ các tỉnh lân cận, thì cơ hội thắng trận sẽ rất cao.

Có một điều khiến Đình Thiên căm tức hơn cả, người đứng sau cấu kết với chùa Nguyễn và kêu gọi các thân vương, khốn thay lại chính là người được lòng hoàng thượng nhất. Kế hoạch này vốn đã định sẵn từ nhiều năm trước, sau khi vua Lê Thần Tông một lần nữa lên ngôi, thấy rõ bộ mặt nhu nhược của vua tôi nhà Lê trước vương tử Trịnh Tráng, người này đã rắp tâm lập mưu phế vua, đưa người của mình lên thay.

Tất cả những gì sứ giả khai nhận đều được viết vào một cuốn sớ, ngay trong đêm, Đình Thiên cùng một toán hộ vệ lên đường về kinh, muốn nhanh chóng báo tin cho hoàng thượng. Phải bằng mọi cách ngăn chặn cuộc đảo chính này lại, không những hoàng tộc sẽ có tổn thất mà dân chúng trong ngoài thành cũng bị kéo vào chiến tranh phi nghĩa.

Đoàn người ngựa đi được nửa ngày, tới một vùng đồi núi hiểm trở, hai bên vách đá cheo leo, đây là độc đạo, ngoài eo núi hẹp kia thì không có đường nào khác, muốn đi vòng thì phải sang địa giới của Chiêm Lao. Đình Thiên nhẩm tính, thời gian không có nhiều, nếu quân Nguyễn vượt qua Nghệ An, sẽ rất nhanh đánh tới kinh thành, trước mắt trực tiếp bỏ qua an toàn của bản thân, rút ngắn quãng đường, nội trong tám ngày nữa phải tới được kinh thành.

Đoàn người ngựa chạy vào lòng núi, đường đá sỏi gập ghềnh, không thể đi nhanh được. Càng vào sâu trong núi, Đình Thiên càng cảm thấy ở đây có điều bất thường, hai bên thành vách có rất nhiều mô đá nhô ra, hình dạng không giống tạo thành tự nhiên, chắc chắn đã trải qua tôn tạo, vì thế mà mặt đường mới nhiều đá dăm như vậy. Nếu chỉ là đường đi thì không cần phải gọt giũa thành vách công phu, khả năng còn có nguyên nhân khác, Đình Thiên ra hiệu cho tùy tùng cẩn thận, ở đây dễ có mai phục. Quả nhiên vừa đi được nửa quả núi, bỗng phía sau có tiếng gió rít lên vù vù, tiếp theo một con ngựa đang chạy liền ngã quỵ, người cưỡi ngựa đập đầu vào vách đá chết tươi.

Đình Thiên thắng ngựa lại, xung quanh đã nghe tiếng reo ồ ồ từ hai bên vách dội xuống, trên các gờ đá có tiếng lạo xạo, tưởng là ở trên đầu nhưng khi nhìn lên thì không thấy bóng người nào. Nghe chừng đám người mai phục này không phải thổ phỉ bình thường, Đình Thiên ra hiệu cho đoàn tùy tùng tiếp tục chạy, vương gia quất ngựa phi nước đại, trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này, cứ ra khỏi lòng núi rồi tính tiếp. Chưa chạy được bao xa, phía sau lại nghe vυ"t một tiếng.

Keng!

Đình Thiên vung gươm chặn được một chiêu, hướng bay chéo từ trên vách núi phi tới, là một viên đá dăm! Vương gia đưa mắt nhìn, thấy có bóng người vừa vọt qua, đoán là địa thế này chúng đã thuộc nằm lòng, mấy chiêu vừa rồi chắc hẳn muốn đánh lạc hướng quân ta, phía trước có thể là cạm bẫy. Vừa nghĩ tới đó, đoàn người ngựa đã đi vào một vùng đá khuyết, ánh nắng chiếu qua khoảng núi trống, khiến cho ai nấy đều lóa mắt. Vì đang phi nước đại nên không ai kịp dừng lại, chỉ có thể quay đi tránh ánh nắng chói mắt. Trúng chiêu rồi!

Vụt! Vụt! Vụt!

Liên tiếp có tiếng ngựa hí lên, vài người lập tức ngã xuống, tiếng đao kiếm tuốt khỏi bao leng keng, Đình Thiên hé mắt nhìn, thấy xung quanh xuất hiện rất nhiều bóng đen, hình dáng kì lạ, to hơn thân người, tư thế giống như đang dán vào vách đá mà bò tới. Vụt! Vụt! Vụt! Lại một loạt đá bắn tới, tiếng người hòa với tiếng vũ khí choang choang, vang động cả lòng núi. Đình Thiên chạy khỏi chỗ núi khuyết, nhìn lại toán hộ vệ chỉ còn lại bốn người, số khác đã bị đá bắn chết hết. Vương gia cho ngựa chạy chậm, vừa chạy vừa quan sát xung quanh, rõ ràng không thấy đối phương ló mặt ra, mà cảm giác như mình bị theo dõi, hơn nữa còn theo rất sát.

Vụt!

Một hộ vệ đột nhiên ôm cổ ngã xuống, máu từ một cái lỗ to bằng ngón tay cái phun ra. Không phải người! Đình Thiên nhìn theo hướng đá bắn đến, thấy đó là một gờ đá nhô lên, sau khi tập kích gờ đá liền rời đi chỗ khác. Ngay lập tức vương gia quyết định, dù là cái gì thì người chúng nhắm tới chỉ có một, giờ cả bốn cùng chạy, ba hộ vệ chạy phía trước, dẫu thế nào cùng không được quay đầu, vương gia sẽ chạy phía sau dụ bọn chúng. Nhưng vậy tất nhiên không được! Sao có chuyện quân chạy trước tướng, vương gia cứ chạy trước, chúng thuộc hạ nguyện chết vì người.

Đình Thiên gạt đi, bây giờ không phải là lúc quan trọng ai chủ ai tớ, kẻ thù là thứ gì còn chưa rõ, nếu chỉ lo giữ mạng của vương gia thì e rằng sẽ không ai kịp thoát khỏi đây. Đình Thiên đưa cái bọc có cuốn sớ cho một hộ vệ, dặn ba người chạy trước thay phiên nhau giữ nó, phải đem bằng được vật này về giao cho vương phi. Nếu chỉ là hộ vệ mà muốn vào cung tâu lên hoàng thượng thì khả năng cao là sẽ gặp nội gián, tốt nhất không nên chạy thẳng tới kinh thành, cứ giao nó cho vương phi, tự vương phi sẽ nghĩ ra cách.

- Cuốn sớ này so với mạng một mình vương gia ta thì giá trị hơn rất nhiều, ta có thể không cứu được gia đình các ngươi, nhưng nó thì có.

Thống nhất xong, ba người lập tức quất ngựa phi nước đại, Đình Thiên chạy chậm hơn phía sau. Vương gia vung gươm chặn các đòn công kích liên tiếp bay đến, quả nhiên kẻ thù chỉ nhắm vào một mình ngài, trông thì có vẻ như ba người kia bỏ chủ chạy lấy thân, chỉ một loáng đã bỏ xa tít tắp, trước mặt họ rất nhanh đã tới ngõ ra, nhớ lời vương gia, dù có chuyện gì cũng không ai được quay lại. Trông thấy ba hộ vệ đã ra khỏi lòng núi, Đình Thiên lập tức thắng ngựa, vương gia nhảy xuống, hai tay hai gươm hét lớn:

- Mau ra mặt cho ta, gặp An thân vương còn không quỳ xuống hành lễ? Các ngươi không muốn sống nữa sao?

Đáp lại là một mảnh tĩnh lặng, song Đình Thiên cảm nhận được có rất nhiều cặp mắt đang nhìn về phía mình. Rồi từ một vách đá có tiếng cười khúc khích phát ra, vương gia thủ thế, vừa nghe vυ"t một cái lập tức vung gươm phạt ngang, cảm giác không giống như chém vào đá. Là một con mắt. Đồng thời trên vách đá có động, Đình Thiên ngước mắt nhìn, ngay lập tức khuôn mặt liền bị cảnh tượng làm cho kinh ngạc. Những gờ đá mấp mô thực chất là một con vật sống, chúng bám dày đặc trên vách đá, vừa lộ nguyên hình liền biến hai bên thành vách thành một màu đen kịt.

- Vương gia, thảo dân có một việc muốn cầu xin vương gia cho phép – một nữ nhân trên người loang lổ hoa văn, cưỡi trên lưng một con quái thú, vặn vẹo cơ thể nói.

- Là gì?

- Lấy mạng ngài.

Lại nói ba hộ vệ sau khi chạy khỏi núi thì chia làm hai hướng, hai người chạy trên đường lớn tới kinh thành, một người chạy vào đường nhỏ, xuôi tới mạn Hải Hưng. Hai người kia chạy năm ngày năm đêm thì tới một khúc sông, không thấy con đò nào quanh đó, bọn họ tiếp tục chạy dọc bờ sông, vì đã thấm mệt và đói, hai người mới xuống ngựa, vục nước uống và nghỉ ngơi.

Chưa đầy hai canh giờ sau, bụng của hai người đột nhiên phình lớn, giống như bụng cóc, miệng người nào người nấy trào đầy dãi dớt, hai con mắt đều lòi ra khỏi tròng. Nghe được cả tiếng lục bục phát ra trong người bọn họ, cảm giác như lục phủ ngũ tạng vì căng quá mà phát nổ, thất khiếu đồng loạt chảy cháu. Da bụng hai người chớp mắt liền bị xé toạc, bên trong mỗi người có một con thú đen trũi bò ra, máu thịt bầy nhầy dính trên thân.

- Không có.

Nữ nhân cưỡi thú tìm một hồi không thấy, liền nhíu mày, hẳn là kế dương đông kích tây, vì trên người Đình Thiên và hai hộ vệ đều không tìm thấy cuốn sớ đâu. Ả liếc nhìn người nằm bất động dưới đất, khắp thân thể đầy những lỗ thủng do bị đá nhọn xuyên qua, là một vương gia mà lại coi nhẹ sinh mạng mình như vậy, thật nực cười, chỉ là mấy cái tên, để kẻ khác biết được thì sao chứ? Rất có thể là nó nằm trong tay người duy nhất còn sống sót, nhưng sẽ không lâu nữa, người đó cũng phải chịu kết cục giống như hai hộ vệ kia thôi.

Bọn họ không biết rằng, thứ mà mình đối mặt trong lòng núi chính là con Niễn, một loài cự đà vân đá, da trên người có thể đổi màu giống như môi trường bên ngoài, bình thường chúng săn mồi bằng cách bắn đá dăm từ miệng. Niễn chuyên ăn xác chết, đẻ trứng lên người vật sống, trứng có thể nở ngay khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể người. Niễn sẽ chui vào bên trong chủ thể, vì chúng háo nước nên sẽ khiến chủ thể phải liên tục bổ xung nước, cứ như thế chúng hút nước và phát triển, đến một kích thước nhất định thì phá vỏ chui ra.

- Xử lý hết đi, đừng để phí phạm thức ăn – nữ nhân liếʍ quanh miệng một vòng, nói.

Ngay lập tức đàn Niễn xông vào xâu xé cái xác trên mặt đất.

Người hộ vệ cuối cùng chạy liền một mạch ba ngày ba đêm tới địa phận tỉnh Hải Hưng, khi tới nơi thì toàn thân đã khô quắt lại, không biết là mình bị làm sao, nhưng vì nhiệm vụ mà người này không dám ngừng nghỉ, tìm đến phủ vương phi ở thì trời đã tối đen. Gia nhân phủ vương phi đưa người hộ vệ vào trong, Đặng Lệ ngay lập tức nhận ra y phục người này mang là của phủ Bạc, linh tính mách bảo có sự chẳng lành, nàng cho truyền lang y tới chữa trị cho người hộ vệ.

Trong lúc mê man, người hộ vệ luôn miệng kêu khát nước, cho uống bao nhiêu cũng không đỡ, lang y cũng bó tay không tìm ra bệnh, may sao nửa canh giờ sau người hộ vệ đã dần tỉnh lại. Người hộ vệ lấy ra một bọc vải quấn kỹ càng, run giọng nói:

- Vương gia... vương gia giao cái này cho phu nhân,... dặn phu nhân tìm cách dâng lên hoàng thượng,... đừng để nó... rơi vào tay ai... tính mạng của vương gia... - Đang nói thì người này hít thở dồn dập, hai mắt lộn tròng, con ngươi chằng chịt tia máu.

- Tính mạng vương gia làm sao? – Đặng Lệ lay người hộ vệ, nhưng người này lập tức bất tỉnh nhân sự.

Vương phi đem bọc vải về phòng, dặn gia nhân nếu người kia tỉnh dậy thì báo ngay với nàng. Sau khi mở ra, đọc những gì bên trong viết, Minh Chính bàng hoàng cả người, đây là âm mưu đảo chính, nếu không ngăn chặn sẽ đẩy nước nhà vào cảnh binh đao loạn lạc, dân chúng lầm than thống khổ. Nàng lập tức sắm sửa, chuẩn bị vào cung trình tấu hoàng thượng, không thể chờ đến mai được, phải ngay lập tức đem quân tới tri viện cho phủ Bạc, ngăn quân Nguyễn tràn vào thành.

Còn chưa kịp ra khỏi phòng, bên ngoài bỗng có tiếng hét thất thanh, rất nhanh liền có người chạy tới bẩm báo:

- PHU NHÂN, NGƯỜI KIA TỈNH RỒI! NHƯNG MÀ...

Nghe không hết câu, Đặng Lệ đã vội chạy qua bên đó xem là chuyện gì, từ ngoài đã nghe thấy rất nhiều âm thanh huyên náo, có vẻ như bên trong có sự bất thường. Vừa bước đến cửa phòng thì nghe "bục" một tiếng, còn chưa thấy gì mà đám gia nhân đã chạy loạn lên, ai nấy la hét:

- Yêu quái, yêu quái....

Vương phi nắm lấy một người chạy ra đầu tiên, hỏi:

- Bên trong vừa xảy ra chuyện gì?

- Phu nhân không xong rồi, người kia là yêu quái,... Trong bụng người đó có một con yêu quái...

Nghe thật hoang đường, Đặng Lệ nóng lòng nên tự mình vào xem, bên trong sáng mờ mờ, giọt đèn lay động dữ dội, trên đất ngổn ngang những đồ đạc bị xô đổ. Căn phòng nồng nặc mùi hôi tanh lợm giọng, xung quanh giường đầy những máu me, đến gần mới thấy, người nằm trên giường đã vỡ bụng mà chết. Trông mà hoảng hồn, còn đang trân trối nhìn thì có người vội kéo vương phi bỏ chạy, hóa ra là thị nữ theo hầu, nàng ta sợ hãi nói:

- Phu nhân mau đưa tiểu thư rời khỏi đây đi, nô tỉ e là có điềm xấu sắp đến, để nô tỉ...

Còn chưa nói dứt lời, thị nữ liền ôm cổ, máu từ đâu phun ra đầy áo nàng ta, còn bắn cả vào người vương phi, cảm giác nóng hổi. Thị nữ vừa ngã ra đất thì trước mắt Đặng Lệ xuất hiện một con vật màu đen bò từ trên trần nhà xuống, hình dáng dị hợm của nó khiến ai nhìn thấy cũng kinh sợ. Nàng vừa lùi lại vừa hét lớn:

- Người đâu, mau cứu ta!

Bỗng chốc trong phủ trở nên náo loạn, lính tráng kéo tới bảo vệ vương phi, đưa nàng về phòng an toàn. Đặng Lệ cầm cuốn sớ chạy vào giường, thấy con gái vì ồn ào mà tỉnh giấc, nhìn nàng ngơ ngác nói:

- Mẫu thân, con không ngủ được.

Đặng Lệ ôm lấy con vỗ về:

- Không sao đâu, Uyên Nhi ngoan, con cầm lấy vật này, nhớ giữ thật cẩn thận, ta đưa con đi trốn.

- Tại sao phải trốn? Phụ thân của con về chưa, con muốn gặp phụ thân.

Nói tới đây Khả Uyên trèo xuống giường, chạy ra mở cửa, muốn đi tìm phụ thân, nhưng vừa mở cửa liền thấy một người cao lớn đứng bên ngoài, người này tiểu thư chưa thấy bao giờ, diện mạo còn rất đáng sợ, giống như muốn ăn tươi nuốt sống nàng. Nam nhân xa lạ giơ tay lên cao, bạch quang loang loáng, trong tay là một món vũ khí to bản sắc cạnh. Nhanh như chớp nam nhân vung tay chém xuống.

- KHÔNG!

Đặng Lệ ôm lấy con ngã xuống đất, lưng nàng bị chém một đường, sâu tới tận xương. Nhưng không thấy đau đớn, nàng vùng dậy bế con chạy tới bên cửa sổ, đẩy con ra ngoài, khóc lên thành tiếng mà rằng:

- Nhanh đi tìm hoàng tổ phụ của con, chạy đi, tìm hoàng tổ phụ... Chạy đ...i...

Khả Uyên thấy vậy thì sợ hãi bỏ chạy, trong miệng lẩm nhẩm câu nói của mẫu thân, đi tìm hoàng tổ phụ, tìm hoàng tổ phụ. Tiểu thư chạy tới cuối vườn, có một cái lỗ chó thông ra bên ngoài phủ, nàng chui qua, tay vẫn ôm chặt đồ mẫu thân đưa cho. Bấy giờ đã vào đêm, trời lạnh, đường vắng, một mình Khả Uyên chạy trong bóng tối, chốc chốc lại ngã một cái, nhưng nàng thiên tính mạnh mẽ, chỉ cần là điều mẫu thân mong muốn, nàng sẽ làm tới cùng. Nhất định phải tìm được hoàng tổ phụ!