Chương 27

Cái gì mà nấm sò, nấm hương, nấm ma cô, đều là nấm, có gì khác biệt đâu? Còn có đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, mua nhiều đậu như vậy làm gì? Chưa kể khăn ăn, giấy vệ sinh, giấy nhà bếp... chẳng lẽ không có loại giấy có thể dùng cho nhiều mục đích sao?

Thôi bỏ đi, ở bên trẻ con dễ hơn.

Diệp Bạch biết thế nào cũng như vậy, nên mỉm cười vẫy tay rồi đi thang máy lên siêu thị tầng hai để mua sắm.

Sau mấy ngày sống chung dưới một mái nhà, cậu phát hiện ra anh Hằng mắc phải một cái bệnh chung của những tên mọt sách, đó là không lo được cho bản thân, càng miễn bàn đến việc lo cho người khác.

Đối với anh mà nói, cuộc sống hàng ngày chỉ là thức dậy, đánh răng rửa mặt, tắm rửa và ăn uống, đi làm, ăn trưa, đi làm, ăn tối, tăng ca, sau đó về nhà tắm rồi đi ngủ, cứ như vậy mà lặp đi lặp lại.

Tới mức ăn uống mà cũng qua loa, miễn no bụng là được.

Chỉ có thể nói, Hàng Tử Mục sống chung với anh không hề dễ dàng. Khi còn bé đi nhà trẻ, ngày nào cũng ăn những bữa cơm đủ dinh dưỡng - ít dầu, ít muối và nhiều rau, về đến nhà phải chịu đựng tài nấu nướng dở tệ của ba hoặc gọi đồ ăn mang về… quá đáng thương.

Trong lòng Diệp Bạch tràn đầy tình thương, không nương tay mà mua một đống đồ ăn, dù sao cũng là anh Hàng trả tiền mà. ( ̄︶ ̄)↗

Sau khi hai bố con Hàng Viễn trải nghiệm xong khu vui chơi trẻ em, Diệp Bạch cũng vừa đi mua đồ ăn xong, ba người đẩy xe đi mua sắm đến nơi khác.

Hàng Tử Mục nhìn thấy có mấy đứa trẻ ngồi trong xe đẩy thì cũng muốn ngồi, Hàng Viễn chưa kịp mở miệng thì Diệp Bạch đã gật đầu đồng ý.

Những đứa trẻ khác có, nhóc con nhà mình cũng phải có!

Hàng Viễn im lặng, vì bảo vệ thể diện cho bạn trai nên anh vẫn đồng ý yêu cầu của con trai.

Điều này khiến cậu bé vô cùng vui mừng, ngồi trong xe đẩy mà cảm giác như là ngồi phi thuyền vũ trụ vậy, cả người đầy sự kiêu ngạo.

Đi ngang qua quầy đồ chơi, Hàng Tử Mục đột nhiên đứng dậy: “Chú Diệp, con muốn mua chiếc xe đó!”

Lần này Hàng Viễn là người đầu tiên từ chối: “Đồ chơi của con đã nhiều rồi, không mua cái này nữa.”

“Không chịu, con muốn mua mà! Tráng Tráng có, Thông Thông có, con cũng muốn có!" Hàng Tử Mục không khóc bù lu bù loa.

Diệp Bạch vội vàng an ủi, thắc mắc hỏi Hàng Viễn: “Tử Mục không có xe đồ chơi sao? Cũng không đắt, hay là mua cho thằng bé một chiếc đi.”

Hàng Viễn cau mày nói: “Thằng bé có rất nhiều đồ chơi, thậm chí còn chưa mở ra nữa kìa, mua sẽ lãng phí.”

“Không phải đâu!” Hàng Tử Mục lau nước mắt, thút thít khóc rồi tố cáo: “Chú Diệp, bố con chỉ mua cho con đồ xếp hình, xếp gỗ, thẻ đọc viết, thẻ ghép vần và thẻ số, chứ không có đồ chơi nào cả!”

Diệp Bạch chợt nhận ra, chẳng trách mấy ngày nay chỉ thấy thằng bé chơi xếp hình, cậu còn tưởng Hàng Tử Mục thích xếp hình, nhưng không ngờ là vì đó là mấy món đồ chơi duy nhất cậu bé có.

Hàng Viễn có lý do của mình: “Đó là những đồ chơi giáo dục giúp con học hỏi và phát triển tư duy, chúng có ích hơn xe đồ chơi nhiều, lúc ba còn nhỏ muốn chơi cũng không có mà chơi nữa đấy."

Diệp Bạch: "..."

Cậu cảm thấy thứ Hàng Tử Mục cần không phải là học tập mà là đồ chơi giải trí.

Diệp Bạch khéo léo bày tỏ quan điểm: “Nhưng chỉ có kết hợp học tập và nghỉ ngơi đúng cách thì chúng ta mới có thể đạt được sự phát triển lâu dài. Con người không phải máy móc, cũng có những lúc cần phải thư giãn, không thể mãi đuổi theo việc phát triển trí não mà bỏ qua việc giải trí.”

Nhưng Hàng Viễn lại kiên quyết nói: “Tôi nghĩ việc giáo dục trẻ con cần phải thông qua trò chơi kiểu như vậy, chúng có thể vừa học vừa chơi. Hơn nữa mấy thứ đó rất đơn giản, rất giải trí, không cần phải dành thời gian riêng cho thư giãn.”

Diệp Bạch: "..."

Làm ơn, đó là điều anh nghĩ, không phải điều thằng bé nghĩ!

Hai người có quan điểm giáo dục khác nhau quá lớn, nhưng Diệp Bạch không muốn cãi nhau với anh nên uyển chuyển đề nghị: “Anh Hàng, em có thể tặng quà cho Tử Mục được không? Coi như là quà gặp mặt.”

Hàng Viễn hiểu ý đồ của cậu, nhưng lý do rất chính đáng, anh không thể từ chối.

Diệp Bạch cười cười, có đôi khi lợi dụng quy tắc sơ hở sẽ càng làm cho người khác không biết phải nói gì.

Anh hỏi Hàng Tử Mục: “Con muốn xe nào, chú Diệp sẽ mua cho con.”

Hàng Tử Mục rất ngạc nhiên, ôm lấy chú Diệp nhõng nhẽo: “Con muốn chiếc máy xúc đó! Cảm ơn chú Diệp, chú là tốt nhất!”

Vậy là cuối cùng cậu bé Hàng Tử Mục cũng có được chiếc máy xúc đồ chơi đầu tiên trong đời.

Hàng Viễn đã đưa thẻ ngân hàng có tiền sinh hoạt cho Diệp Bạch giữ, cho phép cậu tùy ý sử dụng, nhưng khi tính tiền, Diệp Bạch lại lấy tiền của mình để trả tiền cho chiếc máy xúc, 39,9 tệ, đẹp mà còn rẻ.

Điều quan trọng nhất là Hàng Tử Mục thích.

Ba người về đến nhà, Diệp Bạch làm một bữa trưa đơn giản, bởi vì tối cần ăn một bữa lớn nên buổi trưa phải ăn ít, chừa bụng cho cơm tối.