Chương 32

Sau khi lên xe ngựa, nàng phát hiện bên trong xe ngựa cũng có một chậu băng, vừa rồi Giả thị lười không đi xuống nói rằng Thánh Thượng phái người đưa tới.

Mộc Lan hiếu kỳ nói: “Vì sao Thánh Thượng lại muốn ban thưởng cho tiểu thư?”

Giả thị nói: “Còn có thể vì cái gì chứ? Có lẽ là Thánh Thượng xem trọng lão gia nhà chúng ta cho nên mới ban thưởng cho tiểu thư.”

Mộc Lan nhíu mày nói: “Vừa rồi ở trong lều, các vị tiểu thư khác đều không có, đại tiểu thư cũng không.”

Giả thị nghe vậy liền giận dữ: “Nàng ta là con của tiểu thϊếp, cũng muốn hưởng phúc khí như vậy sao?”

Mộc Lan đành phải im lặng nhưng trong lòng vẫn còn nghi hoặc.

Đỗ Nhược lột vải, đột nhiên nảy ra một ý nghĩ, nàng giơ tay lên nói: “A! Ta biết rồi, có phải Thánh Thượng nhìn trúng tiểu thư nhà chúng ta hay không, muốn tiểu thư tiến cung làm Quý phi sao?”

“……”

“Tiểu nha đầu! Ngươi nói bậy cái gì vậy hả?” Giả thị cốc đầu nàng một cái.

“Nếu mỗi ngày đều có vải ăn, tiến cung làm Quý Phi cũng không tồi mà.” Thẩm Gia ngồi xổm trước thau đồng, cảm nhận được sự lạnh lẽo trên mặt khi khối băng tan ra, vui vẻ nói.

"Ừ, ừ." Đỗ Nhược gật đầu.

Mộc Lan: “……”

*

Tây Uyển nằm ở phía tây Tử Cấm Thành, được tạo thành bởi ba vùng biển bắc, trung, nam, có lịch sử từ thời nhà Liêu, năm xưa Liêu Thái Tông Gia Luật xây dựng kinh đô Yến Kinh, từng xây dựng hành cung “Dao đảo” ở phía ngoại ô thành Đông Bắc, đó chính là Tây Uyển đời trước, được gọi là Hồ Thái Dịch.

Khi Tĩnh Khang rơi vào thời kỳ khó khăn, người Tấn đánh chiếm Biện Kinh, không chỉ bắt Huy Khâm Nhị Đế đi mà còn cướp bóc một lượng lớn kho báu vàng bạc, trong đó còn có viên đá Thái Hồ, nó được đưa đến giữa hồ Thái Dịch, được gọi là “Chiết lương thạch”.

Sau khi dời đô về Bắc Kinh, phần lớn Tử Cấm Thành được xây trên vị trí cũ, Tây Uyển được làm thành biệt uyển li cung, chủ yếu làm nơi vui chơi của quân thần, có lúc dùng để làm nơi quan sát cung cấp tin tức cho triều đình, như lúc tiên đế Mục Tông còn tại vị, ông không thích đại nội vì vậy liền chuyển đến Tây Uyển cung Vạn Thọ, ở một lần liền ở hơn hai mươi năm.

Mùa hè oi bức, phong cảnh ở Tây Uyển rất dễ chịu, Hồ Thái Dịch sóng nước lấp lánh, bên bờ hồ, dưới gốc liễu có một con thuyền nhỏ, trên thuyền có một chiếc cần câu nhô ra khỏi thuyền. Hai người ngồi trên thuyền đánh cờ, trên bờ còn có người hầu cạnh.

Trên bàn cờ, quân đen tấn công quyết liệt, gϊếŧ chết gần như toàn bộ quân trắng, người cầm quân cờ trắng có vẻ vô cùng bình thản, giống như đang suy nghĩ phải hạ cờ ở đâu.

“Ngươi mà còn không nghiêm túc, trẫm sẽ ăn hết quân cờ của ngươi.” Diên Hòa Đế nói.

“Không chơi nữa, không thú vị.”

Hoài Ngọc ném quân cơ màu trắng trong tay sang bát cờ bên cạnh, chán nản nằm xuống thuyền, gối đầu xuống cánh tay rồi chợp mắt.

Diên Hòa Đế nhìn thấy bộ dạng lười nhác của hắn liền thở dai: “Từ nhỏ ngươi đã không thể ngồi yên, nếu ta bắt ngươi ngồi đọc sách ngươi sẽ có cảm thấy như có kim đâm dưới mông. Trưởng thành rồi vẫn còn cái tật xấu này, xem ra sau này khi trẫm già hy vọng ngươi có thể an tĩnh ở bên ta một lát e là cũng không được rồi.”

Hoài Ngọc nghe xong những lời này, mở mắt ra cười nói: “Vạn tuế gia đang độ tuổi xuân phơi phới, tội gì phải nói những lời này chứ?”

“Ngươi đang ngại trẫm dong dài đấy à.” Diên Hòa Đế cầm lấy cần câu, không thèm liếc mắt nhìn hắn lấy một cái, nói: “Lăn đi chỗ khác, đừng gây rắc rối.”

“Tuân chỉ.”

Hoài Ngọc đứng dậy từ trên thuyền, dùng sức nhảy lên bờ, thuyền nhỏ không chịu được, lắc lư dữ dội, nước bắn tung tóe lên không ít, làm ướt mặt rồng của Diên Hòa Đế.

Diên Hòa Đế lau vết nước trên mặt, giận tím mặt: “Tiểu tử thúi, ngươi đây là muốn bị ăn đòn……”

Ông quay đầu nhìn lên đã không còn nhìn thấy bóng dáng của Hoài Ngọc nữa rồi.

Diên Hòa Đế: “……”

Diên Hòa Đế tức giận cười, vừa lắc đầu vừa cười: “Tiểu tử này, bị trẫm chiều đến hư rồi.”

Cao Thuận đứng dưới tàng cây không khỏi mỉm cười: “Tiểu vương gia còn nhỏ, khó tránh khỏi có chút trẻ con.”

“Còn nhỏ? Mười chín tuổi có thể lấy vợ được rồi, lúc trẫm bằng tuổi nó đã cùng với phụ vương nó ra sa xa trường đánh nhau với Thát Tử rồi.”’

Nhớ tới ngày xưa cùng huynh trưởng kề vai chiến đấu hào hùng, Diên Hòa Đế có chút hoài niệm lâm vào khoảng ký ức xưa.

Cao Thuận nhắc nhở: “Hoàng Thượng y phục của ngài ướt hết cả rồi, mặc như vậy rất dễ bị cảm lạnh, hay là nên trở về thay y phục trước thì hơn?”

Diên Hòa Đế đột nhiên hoàn hồn, cúi đầu nhìn vạt áo ướt nhẹp, nói: “Không cần, đưa áo ngoài của ngươi cho trẫm là được.”

“Cái này……” Cao Thuận do dự.

“Mau cởi ra.” Diên Hòa Đế nói.

Cao Thuận đành phải cởϊ áσ choàng xuống, bởi vì hôm nay Thánh Thượng không muốn bị người ta chú ý cho nên cải trang đi du hành nên ông (CT) cũng không mặc y phục mãng y, chỉ mặc một bộ y phục màu xanh làm bằng vải thô.

Diên Hòa Đế cởi y phục ẩm ướt, thay một cái áo vải, ông luyện võ quanh năm nên có một thân cơ bắp, cho dù có mặt áo vải khí chất cũng không hề giảm đi chút nào.

Cao Thuận không dám mặc y phục của thiên tử, ông chỉ đem y phục ẩm ướt khoác lên tay.

Diên Hòa Đế bảo ông không cần hầu hạ ở đây, đi về thay quần áo trước.

Sau khi Cao Thuận cáo lui, Diên Hòa Đế liền tiếp tục thả cần câu.