Tốt nghiệp đại học, tôi sang Thái Lan du học, ròng rã suốt bốn năm bên này vừa học vừa làm tôi không một lần quay trở lại Việt Nam. Và có lẽ nếu không gặp em, chắc là tôi cũng sẽ không có ý định trở về Việt Nam nữa.
Ai xa quê cũng đều mang trong mình một niềm ao ước được quay về với quê hương vì ở đó có gia đình, có người thân, có bạn bè. Nhưng bởi vì tôi không có, nơi đó giống như một đoạn ký ức buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc đến.
Không muốn về bởi vì không muốn đối mặt.
Sinh ra trong gia đình thượng lưu thì đã sao, có tất cả nhưng không có tình thân. Từ nhỏ đã phải một mình gồng gánh tránh nhiệm vừa làm mẹ, vừa làm bố để chăm sóc nuôi dưỡng các em thật tốt. Tôi không muốn hai đứa em phải thiếu thốn tình cảm, không muốn chúng chịu thiệt, muốn chúng cảm nhận được tình thân. Nên khi còn nhỏ đã ra dáng là một người anh cả biết chăm lo cho các em.
Năm tôi năm tuổi, một độ tuổi còn quá nhỏ để ghi nhớ hết tất thảy mọi chuyện xảy ra, nhưng có một sự việc khiến tôi nhớ mãi không thôi. Đó là lúc bố mẹ cãi nhau, đã lấy tôi ra để tranh cãi.
Tôi nhớ như in ngày hôm đó, mẹ nói với bố:
-Anh đã lấy sao còn nhớ nhung con Tuyết nữa hả? Tôi với anh có hai đứa con rồi tại sao anh không làm tròn trách nhiệm làm bố với chúng nó.
-Trước khi cô nói tôi thì cô xem lại bản thân mình đi. Cô có làm tròn trách nhiệm của một người mẹ không, lấy tư cách gì mà oán trách tôi.
-Nhưng chúng là con anh, anh phải thương yêu chúng nó, sao anh không vì chúng mà sống hòa thuận với tôi?
-Bởi vì tôi không yêu cô, nếu không phải cô gài bẫy tôi để có thằng Thiên, cô nghĩ tôi sẽ lấy cô sao? Trách nhiệm với cô thì ai trách nhiệm với người tôi yêu.
Khi đó còn quá nhỏ để nhận thức đúng sai, nhưng những lời bố mẹ nói khi đó lại cứ in sâu trong tiềm thức của tôi không cách nào xóa bỏ.
Rất nhiều lần bố mẹ cãi nhau, tôi chỉ biết chạy vào phòng đóng cửa lại, nằm xuống bên cạnh ôm đứa em trai ít hơn mình hai tuổi vào lòng, dùng đôi tay nhỏ xíu của mình mà bịt lại tai em. Tôi sợ, sợ em nghe được, em sẽ ám ảnh giống như tôi.
Năm tôi bảy tuổi, tôi bị bệnh thủy đậu, bố mẹ không ai quan tâm đến, may ra có đôi ba lần bố hỏi tôi khỏe hơn không, gọi bác sĩ đến nhà thăm khám cho tôi, còn mẹ thì chẳng ngó đến một lần, lúc nào cũng chỉ biết công việc, công việc mà thôi.
Khi đó là lúc tôi thấy cô đơn và lạc lõng nhất. Không, nói đúng hơn là cô độc, cô độc trong chính gia đình của mình. Một mình phải ở trong căn phòng không được ra ngoài vì sợ sẽ lây sang cho em trai, nên chỉ biết ngồi chơi xếp hình trong phòng, đến giờ ăn giúp việc sẽ mang tới, bác sĩ đến thăm khám rồi cũng nhanh chóng rời đi.
Mỗi lần đi học, nhìn bạn bè cùng trang lứa, đứa nào đứa đấy được bố mẹ đứng ngoài cổng đợi con tan học, còn tôi, ra đến cổng trường là tài xế mở cửa xe để tôi vào trong rồi trở về nhà. Nhìn các bạn vui vẻ bên bố mẹ khoe từng con số của bài kiểm tra còn tôi chỉ biết giấu lẹm trong cặp, có khoe với bố mẹ cũng chẳng ai quan tâm.
Suốt cả quá trình trưởng thành, vui vẻ thì ít mà chạnh lòng thì nhiều.
Năm mười sáu tuổi, bố mẹ tôi chính thức ly hôn sau mười sáu năm gượng ép sống bên nhau. Nếu như chỉ ly hôn vì không hạnh phúc tôi có lẽ sẽ thông cảm cho bố mẹ. Nhưng không, ngoài chuyện không hạnh phúc, bố tôi còn có con riêng bên ngoài, cậu ta ít hơn tôi có ba tuổi thôi.
Lúc đó tôi tự hỏi, bố đã không yêu mẹ, đã có con riêng bên ngoài, vậy cớ vì sao phải cùng mẹ tôi sinh những ba người con. Một mình tôi bất hạnh chưa đủ, muốn hai đứa em tôi cũng phải bất hạnh theo như vậy sao.
Nhưng sau này tôi mới biết, để có thêm hai người em của tôi, mẹ đã phải nhiều lần dụ dỗ, lừa gạt, bỏ thuốc cho bố để có con. Có lẽ mẹ nghĩ, càng có nhiều đứa con thì sẽ ràng buộc được bố tôi ở lại. Tiếc là, mọi chuyện không được như ý muốn của bà ấy, cuối cùng vẫn là ba anh em tôi chịu thiệt thòi.
Lúc bố bỏ ba anh em chúng tôi mà đi, tôi từng hỏi bố:
-Bố có thương anh em chúng con không?
-Có… các con đều là con của bố, bố đương nhiên cũng thương các con.
Bố nói bố thương anh em chúng tôi nhưng bố lại bỏ rơi chúng tôi. Buồn cười nhỉ, không biết tiếng “thương” của bố được định nghĩa như thế nào?
Tôi nói:
-Nếu bố thương chúng con, tại sao có thêm em bên ngoài, sao không ở lại với chúng con.
-Bố cần một gia đình đúng nghĩa, hai mẹ con cô ấy cần bố. Bố đã để họ chịu thiệt thòi nhiều năm rồi.
-Vậy chúng con không cần một gia đình đúng nghĩa sao? Chúng con cũng giống như những đứa trẻ khác, cũng muốn có bố có mẹ, gia đình hạnh phúc bên nhau, cũng thấy thiệt thòi khi không có bố mà.
-Bố xin lỗi.
-Không, bố không có lỗi, lỗi là ở con. Nếu con không xuất hiện trên đời này, mẹ sẽ không có ai để ép bố chịu trách nhiệm, bố cũng sẽ được bên cạnh người bố yêu từ mười sáu năm trước. Hiếu và Quỳnh cũng sẽ được sinh ra trong một gia đình trọn vẹn khác… Tất cả, đều là tại con.
Đúng vậy, từ bé đến lớn, từ khi nghe cuộc cãi vã của bố mẹ từ khi năm tuổi, tôi đã tự hình thành trong não bộ của mình cái suy nghĩ đó. Tại mình, tại sự xuất hiện không đúng lúc của mình mà gây ra rất nhiều nỗi bất hạnh cho nhiều người.
Khi sang Thái Lan, ngoại trừ hai đứa em ra tôi không liên lạc với bất kỳ ai khác trong gia đình. Lâu lâu thấy mẹ gọi, bố gọi đến nhưng tôi đều không nghe máy.
Bốn năm bên Thái, là bốn năm tôi sống như một cỗ máy, đi học – đi làm – về nhà, cứ như vậy mà lặp đi lặp lại ngày này qua tháng khác, vô vị tẻ nhạt không chút màu sắc.
Cho đến khi gặp Diên, em giống như ánh mặt trời soi sáng những năm tháng mờ mịt của cuộc đời tôi. Một cô gái xinh đẹp cá tính, em giống như một nguồn năng lượng đặc biệt vậy.
Còn nhớ ngày đầu khi gặp em, tôi vốn là đứa kiệm lời, lại không thích bắt chuyện với người lạ, em hỏi tôi vài câu tôi không trả lời, liền một mình tự biên tự diễn liến thoắng không thôi. Còn nghĩ tôi bị câm, mù chữ.
Tôi nhịn không được mới nói lại em, vậy mà em không những không im lặng, con mắng tôi là đồ khinh người, tự luyến. Tôi nghĩ em là con gái nên không muốn đôi co với em, nhưng không biết ông trời sắp đặt thế nào mà nhà em ở lại đối diện nhà tôi.
Về sau cả hai càng thường xuyên đυ.ng mặt nhau, mà mỗi lần gặp nhau, em luôn là người chủ động trước, không gây sự thì cũng cãi nhau tay đôi với tôi.
Tôi chưa từng gặp cô gái nào như em, cãi nhau với tôi chán chê, đến lúc nhờ vả thì thái độ lại nền nã hơn, còn bảo tôi nấu cơm cho em ăn nữa chứ. Tôi đương nhiên là không đồng ý.
Thấy tôi không cho em cùng, em liền trở mặt ngay, lấy hộp mì ném vào đầu tôi. Nếu là người khác tôi sẽ làm lơ không thèm để ý, nhưng không hiểu vì sao với em, tôi lại có một cảm giác đặc biệt đến khó tả. Em gây sự với tôi, tôi cũng muốn chọc lại cho em tức. Nghĩ vậy liền cầm hộp mì ném lại về bên em, sau đó lập tức đi vào nhà đóng cửa lại.
Em đúng là đanh đá thật đấy, rõ ràng là người sai trước, đến khi tôi ném lại thì đứng trước cửa nhà tôi gào thét không thôi, lúc đấy tôi mà ra ngoài không biết chừng bị em đánh cho một trận rồi cũng lên.
Cũng vào tối hôm đó, lúc chuẩn bị đi ngủ, bên ngoài có tiếng chuông nhấn cửa, mở ra thấy em nằm một góc, mặt mày nhăn nhó lại làm lòng tôi trào dâng lên một cảm giác lo lắng cùng bất an. Trên đường đưa em đến bệnh viện, đợi em khỏe lại rồi đưa em về, suốt cả đoạn đường đi, lòng tôi bồn chồn không yên. Chưa bao giờ tôi có cảm giác lo lắng cho người khác như thế này trừ hai đứa em của tôi ra.
Đêm đến, sợ em bị đói sẽ lại đau dạ dày, tôi liền vào bếp nấu cho em một bát cháo đem sang nhà. Lúc em mời tôi vào nhà chơi, tôi cũng có ý định muốn vào ngồi nói chuyện một chút, nhưng rồi nghĩ trai gái ở chúng một nhà lúc nữa đêm như vậy sẽ không hay cho em nên đã từ chối ra về, cũng không quên nhắc em ngủ sớm.
Về sau, tôi nhận lời cho em ăn cùng mình, quan hệ giữa chúng tôi đỡ khắc khẩu hơn trước, mỗi ngày đi làm trở về nhà, có em ăn cùng mình tôi cũng đã bắt đầu thấy quen dần với sự xuất hiện của em trong cuộc sống của mình.
Cho đến một ngày em tỏ tình với tôi, em sẽ không biết được lúc đó tôi vui như thế nào đâu, nhưng đồng thời lúc đó trong lòng cũng xuất hiện cảm giác không an toàn. Chúng tôi quen nhau không lâu, tiếp xúc không quá nhiều nhưng cũng chẳng phải ít, nhưng để mà nói hiểu hết về nhau thì chắc là không thể, vậy mà em đã thích tôi rồi. Tôi sợ đó chỉ là cảm giác nhất thời, có thể hôm nay em thích tôi nhưng ngày mai ngày mốt hay lâu dài hơn nữa rồi sẽ lại hết thích mà thôi.
Vậy nên khi em tỏ tình, tôi không từ chối cũng chẳng nhận lời, chỉ nói mấy câu vớ vẩn, còn nói “có thằng điên mới thích cô”, để rồi sau này tự biến mình thành thằng điên thằng khùng một cách triệt để.