Chương 3: Sinh Nhật (3)

Ông Nam mệt mỏi dắt con HONDA cũ đi qua cổng nhà, những giọt mồ hôi nhễ nhãi chảy ròng xuống khuôn mặt chữ điền của ông. Ông nặng nề bước vào bậc thềm trước nhà, bực bội ngồi bệt xuống tháo chiếc giày cũ kĩ ra khỏi chân rồi gác lên tủ. Ông quá chán ghét cái hành động cứ lặp đi lặp lại hàng ngày này rồi. Chả hiểu sao mấy ngày hôm nay ông trở nên cáu kỉnh một cách quái lạ, ông đi làm tận mấy hôm liên tục không về và nhiều lúc vô duyên vô cớ mắng chửi 2 anh em Lưu và Tú.

Ông tiến vào và chuẩn bị mở cánh cửa chính một cách mệt nhọc. Nhưng chưa kịp mở thì bất ngờ, có một lực vừa đã thay ông mở cửa

- Sinh nhật vui vẻ nha bố iu

- háp bị bớt đây

......

Ông Nam ngây người chôn chân tại chỗ. Miệng vẫn ú ớ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.

Chưa kịp để bố mở lời, Tú đã nhanh miệng hỏi :

- hôm nay là sinh nhật bố mà , bố không nhớ chăng ? - cô từ từ quay sang mẹ - Hay mẹ con ta nhớ sai ngày mẹ ?

Bà Anh nói :

- Sai thế nào được , mẹ mày ăn nằm với ổng hơn chục năm trời rồi sao mà quên được chỉ có ông không biết sinh nhật mẹ thoi

Ông Nam sững người biết hôm nay là sinh nhật mình, cũng phải thôi, cả đời ông có biết sinh nhật là gì đâu mà phải nhớ.

Bà Anh đỏng đảnh lại gần tiếp chiếc cặp trên tay ông Nam, nói :

- thoii ông lên tắm rửa rồi xuống ăn đi , mấy đứa nhóc chuẩn bị lâu lắm rồi đó

- Được được

Ông Nam vừa lên tầng vừa cười mỉm. Có lẽ, trở về nhà, những cái phiền muộn bên ngoài thế giới xô bồ ấy cũng tan biến dần. Cũng lâu rồi ông mới cười vậy, chắc là từ cái ngày cái cơn ác mộng ấy, vẫn hàng ngày theo dõi và bám đuôi khiến ông bực tức và khó chịu.

Nhưng có lẽ, hôm nay ông sẽ tạm quên đi nó và cười thoi .

Tắm xong ông trở vô nhà bếp thì thấy ba mẹ con đã ngáp lên ngáp xuống rồi, ông bật cười nói lớn:

- hôm nay sinh nhật tôi mà mấy người nhìn xỉu xìu vậy nhở ?

Bà Tú giật mình cười theo, ra hiệu Lưu bên cạnh nhéo Tú dậy. Tú ngáo ngơ ngỏm dậy, khẽ dịu mắt.

- có đâu , chúng con vẫn nói chuyện đó mà, mà bố ngồi xuống đây nhanh lên nào.

Lưu nhoẻn miệng cười rồi nhanh chóng kéo em gái dậy tới chỗ bố.

Hai anh em đội lên đầu ông Nam chiếc mũ sinh nhật xinh xắn Tú chọn ngoài tiệm. Tú nhanh nhảu thúc giục bố:

- Bố bố, bố thổi nến rồi ước đi ạ.

Đáp lại lời con gái là cái cười ngại ngùng của ông Nam:

- gần 50 tuổi đến nơi rồi mà còn làm vậy

Ông đánh yêu vào tay con gái.



Bà anh lườm rồi nói :

- thích chết đi được mà còn sĩ

- thoii tôi xin bà , tôi ước tôi ước , được chưa

Thế là cả nhà lại cùng cười một trận đã cái nư, ông Nam nhắn mắt lại và nói cái điều ước thật to lên: “ Tôi ước bản than sẽ kiếm được nhiều tiền để đưa vợ con đi chơi khắp nơi, mong cho cái Tú cái Lưu đỗ vào trường tụi nó mong muốn”. Vừa dứt lời, ông thổi phụt hang nến cắm trên bánh. Tiếng vỗ tay cũng theo đó mà vang lên. Tú nhanh nhẹn cất bánh vào tủ lạnh, Lưu thuận tay sắp bát đũa ra. Cả nhà ông Nam chìm trong không khí gia đình ấm áp. Bên ngoài, tiếng gà bắt đầu gáy lên đợt báo dấu hiệu điểm tối. Bà Anh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ, chép miệng nói:

-Mới thế đã 9h kém rồi. Cũng chả trách bố nó tan làm muộn quá.

Ông Nam không nói gì, ông gắp thịt cho vợ nhưng không quên quay sang Lưu:

-Lưu này

- Dạ bố ?

- Con với tú vẫn theo đuổi ngành Y à , bố thấy vất vả lắm con

Lưu cười lên :

- Có gì là không vất vả đâu bố, quan trọng là ước mơ của bọn con quá lớn rồi

Tú nhanh miệng nhép lời vào :

-Đam mê của anh là giải phẫu chứ gì? Xì, mấy con ếch trên phòng anh bắt đầu có mùi rồi đó nha

- Nhiều chuyện quá con nhỏ này - Lưu với tay cốc cô 1 cái

Tú ôm đầu nhịn đau mà lườm Lưu

- Bố, anh đánh con

- Hai cái đứa này không biết nhịn nhau à ?

Ông Nam thở dài.

- Ấy mà tú dạo này thăm cô nhi viện không con ?

- Có bố ạ , hôm qua con mới sang thăm vυ" Thìn và các em , có vẻ vυ" vẫn đang mệt bởi trận ốm hôm trước

Ông Nam nhăn mặt và có vẻ quan tâm hơn :

- Thế thì con thường xuyên sang thăm và giúp đỡ vυ" nha

- Dạ

Tú đưa bát lên miệng và cơm. Bà Anh nhìn lên đồng hồ quả lắc phía bên góc bếp, chép miệng:

-Muộn thế này rồi bố nó ạ, có lẽ bánh để mai ăn nhở.

Ông Nam gật gù đồng ý. Ông cũng giúp vợ và các con sắp xếp bát đũa và dọn lại bếp.



Đồng hồ đã điểm 10 giờ tối.

Ông Nam cầm điếu thuốc cày ra thềm ngồi. Ông rít sau một hơi rồi nhìn vào bếp, nhìn theo bóng lưng bà Anh đang lụi hủi lau nhà. Ông quay ra sân, ngước mặt lên trời thở làn khói ra không trung.

Tiếng đài radio bắt đầu vang lên.

Những bản tin đêm muộn cứ thế nối nhau. Giọng phát thanh viên vang lên từng đợt, người này rồi đến người kia. Từ bản tin thế giới nóng hổi, những vấn đề cần lưu ý trong nước tới dự báo thời tiết rồi kể chuyện đêm muộn.

Nhưng tâm trí ông lại không để tâm vào chiếc radio thập niên 2000 đang chạy.

Ông nhìn rất lâu lên tán cây trước nhà. Chả biết từ khi nào, có lẽ từ rất lâu rồi, ông dần trở thành người chồng ích kỷ, người cha vô tâm. Ông quay ra sau nhìn tấm lưng nhễ nhại của bà Anh trong bếp. Từ cái ngày ông ngỏ cưới bà làm vợ tới giờ, bà hy sinh cho ông đủ đường. Nhưng ông đâu có thương bà. Lưu mới đỏ hõn trên tay, bà Anh vất vả trong bệnh viện, ông lại đang chìm trong đỏ đen. Ông bị bà ngoại thằng Lưu tát bốp cái, ngoại nằng nặc đòi đưa con gái về. Ông hứa lên đủ đường nhưng chỉ biết báo để bà Anh chạy khắp nơi quỳ gối xin lỗi van lạy người ta.

Tới cái ngày ngoại mất, nhìn vợ thẫn thờ ôm Lưu mới 4 tuổi trên tay, ông mới vỡ lẽ tu chí làm ăn. Giờ ông là nhân viên quèn trong công ty, vừa già vừa bảo thủ, việc nhà cũng một tay bà Anh cả. Lương ông Nam ba cọc ba đồng, vốn đâu đủ để nuôi cho Lưu Tú ăn học, cũng may bà Anh bươm chải ngoài chợ đưa về. Ngoại thương con gái làm dâu nhà nghèo nên để lại cho con gái nhiều của hồi môn. Của cải bố mẹ để cho, bà Anh giấu để lo cho gia đình. Ông Nam cũng biết nhưng không hỏi tới, bởi ông đã khiến vợ ông chịu khổ quá nhiều rồi.

Rồi ông lại nhớ cái ngày bà Anh còn trẻ.

Bà Anh xuất thân là cháu gái sáu đời của tổng đốc Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Gia đình vốn tầng lớp thượng lưu nên của cải trong nhà con cháu đời sau vẫn no đủ.Tới đời thứ ba, cụ bà Anh xin hàng vào quân giải phóng, cống hiến nhiều của cải cho tổ quốc. Thời ông nội bà Anh, số đất đai điền chủ của gia đình được quy về cho chính quyền để chia cho dân, nhưng vì vốn là dân buôn nên vẫn duy trì được gia thế của gia đình. Bà Anh từ nhỏ đã được sống trong nhung lụa, người đưa kẻ hầu. Gia đình có hai anh em, nhưng tiếc, trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, người anh trai cả lớn hơn 15 tuổi của bà đã mãi nằm xuống nơi đất Quảng Trị. Năm 15 tuổi, Bà Anh được gửi sang Pháp du học. Tới năm 28 tuổi khi trờ về nước, chưa kịp kết hôn với thiếu gia họ Trần theo sắp xếp của gia đình, bà Anh phải long ông Nam-tên nhà nghèo đầu đường xó chợ, công việc đây đó không ổn định. Năm ấy biết bà có mang, mẹ bà bực lắm. Cha bà uất quá lên cơn đau tim về theo người con trai cả. Tóc mẹ bà năm ấy bạc đi mấy phần. Công việc làm ăn của gia đình từ sau cái chết của người cha mà cũng lụi dần. Thương con gái và đứa cháu trai trên tay, mẹ bà bán căn biệt thự 6 đời của gia đình đi để trả nợ cho thằng con rể vô lại, số còn lại đưa theo với của hồi môn và số tiền từ những buổi đấu giá đồ để lại cho bà Anh để nuôi sống gia đình.

Có lẽ năm ấy, nếu bà Anh không có chửa với ông Nam, gia đình bà vẫn giữ được nếp giàu có tới bây giờ, bà vẫn đang sống trong nhung lụa với người chồng giàu có.

Nhưng chưa bao giờ bà Anh than trách ông Nam điều gì.

….

Ông Nam ngủ thϊếp bên thềm lúc nào chả hay. Bà Anh ra lay ông dậy, nhẹ tắt đài radio đang mở rồi đưa ông về phòng.

*

Hôm nay là Thứ 7.

Ông Nam quyết định tối đấy đưa vợ con ra Hồ Tây dạo. Tối dần dần buông. Màn đêm che phủ mặt đất nóng rát của hè ơi bức, cả gia dình Lưu đang bước đi trên đường phố nhộn nhịp với nhiều thú vui tiêu khiển , nhưng xen lẫn đó vẫn có mùi hôi thối của đám động vật dưới cống và ngay chính thứ thức ăn mà những đứa trẻ đang bỏ vào miệng mà nhai ngấu lên.

Bỗng điện thoại trong túi ông Nam reo lên cuộc gọi, đọc thấy số thì ông Nam xanh mặt và rời đii chỗ khác bắt máy :

- hôm nay a đi chơi vui quá nhỉ ?

Đầu bên kia là giọng của phụ nữ - cái giọng điệu ngọt nhưng không kém phần cay điếng.

- cô bị điên à ?

- em đâu có điên , em rất bình thường a biết không hâhha..... Tút .....Tút

Chưa kịp trả lời đầu bên kia đã tắt máy đi làm cho ông Nam nhẹ người hơn

Khi quay trở lại với cả nhà thì bà Anh nhanh nói :

-nãi có ai gọi cho tôi rồi nói ‘ chào chị , chị có phải vợ a Nam không ? ‘ rồi tắt máy . Khó hiểu thật

Ông Nam bây giờ mặt không cắt ra máu rồi đáp :

- chặn số đi , bọn tiếp thị vớ vẩn!!