Quyển 2: Khống chế - Chương 3: Tôi và đề thi hóc búa (1)

Ôi trời ơi…

Một tiếng thở dài bật ra khỏi cổ họng tôi. Đó không phải vì tôi cảm thấy đề thi xuất hiện trên màn hình máy tính rất khó so với trình độ của mình mà vì nếu tôi trả lời các câu hỏi trên đây, thân phận là tác giả của thế giới này sẽ bại lộ.

Ăn triết, ngủ triết, chơi triết, khắp mọi nơi đều có triết học, tư duy triết học thật là đáng quý…

Im lặng một hồi lâu, cuối cùng, tôi vẫn cắn răng gõ chữ.

Câu thứ nhất: Hãy nêu suy nghĩ của em về “thiện” và “ác”.

Con người thuở sơ khai là một thể ý thức trống rỗng, không phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác. Chúng ta chỉ biết rằng, chúng ta đói thì khóc và mỗi khi khóc thì thường sẽ nhận được một hơi ấm quen thuộc, những lời thủ thỉ dịu dàng, những câu hát ru là thứ ngôn ngữ mà chúng ta không thể hiểu nhưng tâm trạng lại tốt lên và chiếc bụng trống rỗng được lấp đầy bằng những giọt nước có mùi gì đó. Đến khi lớn lên, chúng ta dần quen thuộc với những gương mặt ngày nào cũng được nhìn thấy, được dạy bước lên bằng chính đôi chân của mình, hiểu rõ hơn về các mối quan hệ trong gia đình từ những người lớn tuổi hơn và bắt đầu biết tiếp thu nền giáo dục của đất nước mình sinh ra. Lúc đó, chúng ta vẫn chưa hiểu được thiện và ác là gì mà chỉ biết nghe lời người lớn hơn mình hoặc là làm lơ họ. Vào thời khắc chúng ta làm sai một việc gì đó, chúng ta mới được người lớn chỉ bảo rõ ràng về những hành vi đúng và hành vi sai, những việc không được làm và nên làm.

Cho dù chúng ta không hiểu ý nghĩa của nó, nhưng họ bảo chúng ta làm gì thì chúng ta vẫn sẽ tin vào điều đó và làm theo.

Lớn thêm một chút nữa, khi chúng ta học về sinh học và chuỗi thức ăn, chúng ta sẽ được tiếp nhận những lời dạy dỗ nhằm để duy trì trật tự xã hội của loài người.

Con người muốn duy trì nòi giống, duy trì một xã hội lành mạnh và bảo vệ bản thân, họ sẽ phân ra hai trường hợp khác nhau để phân tích rõ các mặt lợi và hại giữa “thiện” và “ác”. Nhận thấy những hành động và suy nghĩ mang tính “thiện” đem lại lợi ích cho họ, họ mới bắt đầu dạy cho những thế hệ sau để chúng đi theo chỉ dẫn đó. Còn hành động và suy nghĩ mang tính “ác” không thể giúp duy trì xã hội loài người lành mạnh và lâu dài nên con người mới đặt điều "luật" cho nó.

Hành vi sai trái phạm vào “luật” là điều “ác” được gắn liền với chức danh: Tội phạm.

Tuy nhiên, từ “tội phạm” chỉ được áp dụng với con người có hành vi sai trái với đồng loại chứ không bao gồm tất thảy sinh vật khác.

Việc này được tôi nhìn nhận dựa trên cách cư xử của loài người với những loài động vật và thực vật, hay còn gọi là các loài khác tồn tại trên Trái đất ngoài con người. Vốn hành động gϊếŧ hại động vật hay thực vật không phải là việc mang tính “thiện” mà thực chất là tính “ác”. Nhưng vì để duy trì sự tồn tại của loài người, việc “ác” với các loài khác được con người coi là hiển nhiên và chỉ có con người công nhận điều đó.

Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều khát vọng muốn sống và được sống. Chúng thúc giục chúng ta đưa vào vật liệu để duy trì khả năng nhân lên và sao chép mã di truyền thay thế các tế bào chết trong cơ thể nhằm duy trì sự sống của lớp vỏ chứa đựng chúng. Việc con người ăn để tồn tại, tức là làm điều “ác” với các loài sinh vật khác là việc chưa từng có được sự chấp nhận của chúng, của các loài sinh vật.

Con người là ý nghĩa tổng thể của cả “thiện” và “ác”. Vậy nên, kể từ khi có mặt trên đời, “thiện” và “ác” đã luôn tồn tại để đảm bảo cho lợi ích sống thuộc đồng loại của loài người.

Thế giới vật chất là một nơi màu mỡ để các linh hồn đến để trải nghiệm, nhưng cũng sẽ là nơi chôn cất những linh hồn sa ngã.

- Em làm xong đề này rồi ạ.

Nhấn vào dấu chấm trên bàn phím, tôi thở hắt ra một hơi rồi nhìn đề bài tiếp theo đang chờ đợi mình.

Phong cách ăn uống…

Vâng, ngôi trường này sẽ kiểm tra cả phong cách chọn món và ăn uống của các học viên ứng cử vào Hội học sinh nữa ạ…

Tuy nhiên, chỉ có mình tôi biết đây là bài kiểm tra mang tính đánh giá thái độ của con người đối với thực phẩm, còn như những người khác thì sẽ không hề biết về nó mà chỉ phẩy tay cho là tầm phào, nhảm nhí.

- Hãy cứ coi như học viện đang đãi em một bữa cơm đi, cứ chọn những món mà em thích.

Bạch Khang nhẹ nhàng xoa đầu tôi rồi đi lấy bảng gọi món rồi mang đến chỗ tôi. Nhận lấy bảng điện tử mà Chủ tịch Khang đưa, tôi im lặng nhìn những hình ảnh mô tả những món ăn từ bình dị đến sang trọng trước mắt, tâm trí thì tưởng tượng cảnh mình ăn uống trước ánh mắt săm soi của vị Chủ tịch tiền nhiệm. Căng thẳng trong tôi bất chợt trào dâng.

- Vâng…

Việc cảm thấy lo lắng trong những tình huống như vậy là điều đương nhiên thôi. Mình đã từng được ai ngắm nhìn lúc dùng bữa như thế này đâu cơ chứ?

Nuốt nước miếng, tôi chần chừ chọn một món súp để làm ấm bụng và kí©h thí©ɧ khẩu vị, một đĩa gỏi cuốn tôm nhẹ nhàng, tốt cho hệ tiêu hóa và một đĩa cá hồi phủ phô mai giàu DHA tốt cho não bộ rồi ngẩng đầu lên. Ai ngờ lại bắt gặp cặp mắt đầy hoài nghi của người ngồi ở đối diện, có vẻ đang nghĩ đến điều gì, Bạch Khang bình tĩnh hỏi:

- Em chỉ chọn có ba món?

- Vâng…

Cơ thể này ăn được bao nhiêu lắm mà chọn nhiều cho lãng phí ra?

Nhận được câu trả lời của tôi, Bạch Khang như có điều suy nghĩ mà nhìn tôi từ đầu xuống chân rồi từ chân lên đầu, nghi ngờ hỏi lại:

- Em lạ thật đấy, mấy đứa nhóc tầm tuổi em chỉ thích chọn đồ ăn vặt là chủ yếu…

Dường như thấy điều mình nói ra mang hơi hướng đánh đồng vậy thì không được tốt cho lắm nên anh ta mím môi một lát rồi bất chợt cười nói:

- Khá đấy…

Khó hiểu nhìn nụ cười đầy ẩn ý của Bạch Khang nhưng vẫn chẳng hiểu anh ta đang nghĩ gì, tôi lặng lẽ ăn xuất cơm tự chọn đã được một trong những Thư ký của văn phòng Hội học sinh mang đến.

- Chúc em ngon miệng!

Chàng trai nọ dịu dàng vỗ vai tôi và cười nói.

- Em cảm ơn anh!

Tôi đáp lại và nhìn anh ta rời khỏi văn phòng Chủ tịch Hội học sinh. Cứng nhắc quay đầu lại, tôi nhìn chàng trai ngồi ở đối diện cũng đang mỉm cười và gượng gạo cầm đũa lên.

Hít một hơi thật sâu bằng mũi, tôi giữ không khí ở khoang mũi trong vài giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này một vài lần đã khiến tâm trạng tôi được thư giãn đôi chút.

- Cảm ơn vì đã chiêu đãi em ạ!

Kiểm soát biểu cảm của mình xong xuôi, tôi lên tiếng mời cơm. Nhận được cái gật đầu hài lòng của Bạch Khang, tôi bắt đầu dùng bữa trong không khí khá là kỳ lạ này.

Thay vì lo lắng về những gì có thể xảy ra trong tương lai hoặc đắm chìm trong quá khứ, mình nên cố gắng tập trung vào những gì đang xảy ra ngay bây giờ.

Trong cốt truyện của tôi, bối cảnh của Học viện Hưng Vương là một ngôi trường khá có danh tiếng vì được rất nhiều nhà tài trợ máu mặt đầu tư. Đây cũng là một phần lý do vì sao học viện này lại muốn quan sát cách ăn uống của học viên.

Đúng là phong cách ăn uống của một người có thể tiết lộ rất nhiều điều về địa vị cũng như tính cách của họ. Hơn nữa, phong thái thưởng thức thực phẩm còn là cách để chỉ ra một con người đã tu dưỡng mình đến mức độ nào.

Một người nho nhã và lễ độ sẽ có thói quen ăn uống tinh tế. Họ sẽ chọn những món ăn dễ tiêu hóa, mức độ nhẹ và khi ăn cũng sẽ không tốn quá nhiều thao tác phức tạp. Vì đã trải qua rèn giũa và trải nghiệm, họ có thể biết cách sử dụng đồ dùng một cách chính xác và biết vận dụng kiến thức để điều chỉnh cách thức ứng xử trong mọi khung cảnh ăn uống sao cho phù hợp. Người như vậy trông thì đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại có tiêu chuẩn rất cao trong lối sống. Tuy nhiên, trong mắt của những kẻ tiểu nhân, người điềm tĩnh và chín chắn như họ lại là cầu kỳ, đạo đức giả.

Người có cách ăn hào sảng thì thường là dấu hiệu của một người nhân cách tốt bụng và hào phóng. Nếu họ đề nghị chia sẻ đồ ăn hoặc đồ uống của họ với người khác tại bàn ăn, đó có thể được coi là một cử chỉ hào phóng phản ánh sự sẵn sàng sẻ chia và sự quan tâm của họ đối với người khác. Tương tự, nếu họ luôn đảm bảo rằng, mọi người đều được chăm sóc chu đáo trước khi họ bắt đầu dùng bữa, đó có thể là dấu hiệu của sự vị tha và quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, cách cư xử trong ăn uống đó còn phải tùy vào địa điểm vì hành động của họ khá thô nên có đôi khi sẽ bị coi là thô lỗ.

Thói quen ăn uống của những người có biểu hiện hành vi tham lam hoặc thú tính khi nói đến thực phẩm có thể khác nhau rất nhiều. Nhưng điều quan trọng là hành vi đó chưa chắc đã phản ánh đúng tính cách hoặc giá trị của một con người.

Mặc dù một số người có thể không có xu hướng chia sẻ thức ăn của mình với người khác, nhưng điều này không có nghĩa là họ ích kỷ hoặc thiếu quan tâm. Họ có thể chỉ đơn giản là có niềm tin vào văn hóa hoặc quan niệm cá nhân về việc chia sẻ thực phẩm, hoặc có thể họ đã lớn lên trong môi trường khan hiếm thực phẩm và do đó phát triển thái độ bảo vệ đối với thực phẩm. Điều quan trọng cần lưu ý là một số cá nhân có thể phải vật lộn với chứng rối loạn tiêu hóa hoặc thừa dinh dưỡng do ăn quá nhiều hay ăn uống vô độ. Những cá nhân này có thể sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ chuyên nghiệp từ các bác sĩ để giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến thói quen ăn uống của họ.

Nhìn chung, phong cách ăn uống của một người có thể tiết lộ nhiều điều về địa vị, tính cách và nền tảng xã hội của họ. Một người không bình thường thường sẽ có phong cách ăn uống khác biệt rất lớn với những người khác.

Còn với tôi, con đường nước chảy mây trôi của một nhân vật nho nhã quả là một việc làm cần khá nhiều nghiên cứu sâu xa, còn ăn uống kiểu hào sảng thì lại đòi hỏi từ sự tự tin rất lớn. Vậy nên, lựa chọn giản dị và trân trọng từng thứ mình ăn luôn được đề cao trong phong cách ăn uống của tôi.

Vét sạch! Không cả thèm chóng chán, không lãng phí, không coi thường những sinh vật đã dâng hiến thân xác mình cho sự sống của con người, không khinh thường xuất thân của món ăn, tôn trọng công sức của người lao động và sử dụng chúng bằng cả tấm lòng.

Trân trọng mọi thứ là điều mà một con người hiểu rõ về thế giới vật chất và tư duy nên một con người có văn hóa luôn sẽ tự hỏi mình phải làm gì để đáp lại khi hiểu và biết mình đang được cả thế giới yêu thương.

Kết thúc bữa cơm với vẻ mặt thỏa mãn, tôi chậm rãi gác đũa lên kệ, uống cốc nước mà Bạch Khang đã đặt sẵn ở trên bàn. Cảm nhận dòng chảy thanh lọc mùi vị trôi xuống cổ họng, tôi đặt cốc lên bàn, đưa hai tay nhận lấy chiếc khăn nhỏ được Chủ tịch Hội học sinh cho mượn để lau miệng rồi gật đầu đáp lễ:

- Cảm ơn anh đã cho em mượn khăn tay, em sẽ giặt và trả lại vào ngày mai. Thức ăn ngon lắm ạ!

- Em thích là tốt rồi.

Bạch Khang cười và gật đầu với tôi.

Nghỉ ngơi trong chốc lát để tiêu cơm, tôi bắt đầu đến với đề bài thứ ba của mình.