Chương 31

Chap 31



Lại nói tới Trần Khang, kể từ ngày lên núi Vu thì chỉ một người một kiếm, một con chim ưng lúc nào cũng đậu sát trên vai, ngoài ra cũng chẳng thèm kéo băng đảng thị uy, không dung thu thuộc hạ mà cứ vậy lẳng lặng dùng mưu trí mà lấy hết các lều trại trọng yếu trên núi từ tay của lục lâm thảo khấu, kẻ nào không chịu quy hàng thì hắn liền sai gọi âm binh lên mà gϊếŧ luôn, sau đó thu nhận hết đám đệ tử thủ hạ, cứ vậy dần trở nên lớn mạnh, lại mang đi đánh các trại khác trên núi, dần dần các trại đều theo gió mà hàng, chỉ thấy người ấy là bọn chúng đều hàng sạch, nhưng người ấy lại có đức hiếu sinh, nếu hễ có người hàng thì không tàn sát, do đó uy thế ngày càng cao, thế rồi người đó lai dùng đạo phép huyền môn mà điều khiển muông thú, gọi được các thần lục đinh lục giáp làm ra mây mưa, lại khéo sai âm binh dần dà xua đuổi hết đám đạo sĩ trên núi đi, cứ kẻ nào không nghe thì dùng sức dùng mưu mà trừ đi, quá trình thì dài trường kì gian khổ chỉ trong đôi lời kể không thể lột tả hết, chỉ biết sau khi lên núi được tầm một năm thì đã xong công cuộc bình định, cả núi chỉ còn những người tuân theo, thanh thế ngày càng lớn mạnh, Trần Khang cho dựng trại, chia người thành các tiểu đội rồi huấn luyện cho chúng về binh đạo, đào tạo cẩn thận, lại cho quân chia ra đóng chặn những nơi hiểm yếu trên núi, cho đào hào xung quanh, làm cầu phao bắc qua, cho quân giữ những nơi chính yếu, từ mặt này nhìn được sang mặt kia, như thế con hổ ngồi, từ trước trông được sau, từ sau canh được trước, rồi Trần Khang lại cho mở những đồn phu dọc dưới chân núi, cho cày cấy gieo trồng bên trong, rồi tổ chức nuôi thú lấy thịt, tự cung tự cấp cho binh sĩ, mỗi khi xuống núi đổi gạo cho dân thì đổi bằng thịt thà tăng gia ấy, tuyệt đối không ăn cắp thứ gì, dân vừa thấy lạ vừa thấy nể, vừa lo sợ lòng lại cũng thầm an yên, từ ngày có binh sĩ của Trần Khang đóng tại núi Vu, trải dài một triền đất rộng xuyên qua tám huyện đều không có cảnh cướp bóc, các tri huyện thì vừa mừng vừa lo, mừng vì đỡ việc, lo vì thanh thế bọn chúng ngày càng lớn, lại không phải quân chính quy đương triều, sợ lớn mạnh như thế nếu có sinh lòng kia khác thì khó mà quản lý…nhưng lại thấy Trần Khang chẳng có động tĩnh gì mà lại chỉ cho quân sĩ tập trận thì các quan chính quyền địa phương đều lại lấy làm lạ…kể này luyện quân bài bản, chắc phải là người xuất thân trong quân ngũ chứ không phải giăc giã thông thường, do đó họ lại yên lặng chờ đợi động tĩnh của Trần Khang…

Luyện binh thêm hai năm ròng thì quân đội khi ấy đã chính quy, chẳng hiểu vì sao Trần Khang lại giao cho phó tướng chỉ huy, lệnh cho bọn chúng về đầu quân cho huyện phủ, trở thành quân đội của triều đình, không giữ lại một ai, chỉ một mình mình ở lại núi…chính quyền hành chính khi ấy thậm chí còn đang định cấp báo về triều đình phòng khi có chuyện nguy cấp không kịp trở tay, nay bỗng nhiên lại thấy chúng hàng cả thì các quan trị huyện, phủ chủ quản mừng lắm, liền vội dâng sớ về triều đình xin phong chức tước, húy lạo ba quân rất hậu hĩnh, bọn phó tướng nhớ tới chủ xưa, năm lần bảy lượt lên núi Vu thỉnh Trần Khang về cùng hưởng vinh hoa nhưng người ấy không về, thậm chí còn nói nếu như tướng cũ nào mà về núi với ý định thuyết dụ thì đóng cửa không tiếp, không nhận làm anh em cũ…do người trung hậu như thế nên uy tiếng nức danh, lê dân yêu mến, ngay đến hàng quan lại địa phương binh sĩ đều nể trọng chứ không sai gián điệp thầm lên núi trừ đi giống như những mục tiêu chính trị khác, do vậy mà Trần Khang được bình an trên núi, có sự bảo hộ của chính quyền và sự yêu mến của người dân, tính từ giờ khắc ấy thì người mới bắt đầu mục đích thật sự của mình…

Trần Khang cho phao tin lên rằng đã xuất gia tu đạo, nguyện xin ơn huệ của chính quyền cho ở lại núi lo việc hương khói cho thần núi Vu sơn, rồi thỉnh xin chính quyền nếu có phường thảo tặc nào lên núi xin hãy cử binh trừ đi cho, do lòng người thuận theo nên được đáp ứng ngay, từ đó nghiễm nhiên núi Vu trở thành của riêng người ấy quản lý, từ khi ấy Trần Khang liền đóng cửa núi, không còn cho dân chúng lên đó thắp hương nữa… vậy là núi Vu tuyệt cách với bên ngoài…

Bấy giờ Khang lại mới bộc lộc ra khí chất tuyệt phách ẩn chứa sâu sắc bên trong, chính là một huyền nhân rèn luyện huyền thuật chứ không chỉ là một gia tướng rèn quân, đúng y như lời vu thần đã truyền cho các quỷ nghe, thuật người ấy sáng tỏ đất trời, bước chân lãng tử đã dừng lại nơi đây, ngắm người ngắm cảnh, biết là nơi địa linh nhân kiệt nên muốn dẹp yên đi mà ở lại định cư lâu dài còn lo cho việc huyền nơi đây. Trần Khang đã có toan tính trong lòng, biết rõ thời bấy giờ pháp sư vẫn chưa được trọng dụng lại, dễ gặp phải khó dễ đại nạn, hiềm khích từ quan quân triều đình, binh lại hoàng gia, nơi núi Vu lại là núi cấm đền thiêng lưu danh sử sách, bọn thảo khấu đạo tặc vẫn còn đang dòm ngó, nơi đây tài nguyên lại nhiều, vàng quặng trong lòng đất dùng còn chưa hết, chẳng dễ gì mà được bình an lâu dài, nên Trần Khang mới dàn xếp ra việc binh như thế, cho thanh thế lớn mạnh lên rồi dâng hết quyền bính hòng vỗ về xoa dịu, chứng tỏ sự quy thuận thiên triều hoàng gia, đồng thời biến thành nguồn lực bảo vệ cho núi về lâu về dài, yên ổn lo việc, có sự bảo vệ của chính quyền, lại có quân đội luyện từ trên núi ra, tuy là quân sung vào hoàng gia nhưng cũng là xuất thân từ núi, nếu có họa nạn binh thổ phỉ tràn tới, quân ấy sẽ vì cố nhân mà tới ngay, cũng sẽ tạm yên về lâu dài không bị ai quấy phá… Vậy mới thấy cái mưu cái trí của Trần Khang vượt xa người đương thời, không ai có thể đoán biết được suy nghĩ ấy vì nó vượt xa những kẻ đã từng đến núi suốt mấy trăm năm qua, làm việc chỉ làm một lần là dứt điểm mọi việc, về sau cũng chẳng phải lo lắng thêm gì, thật là người có nhãn quan sâu xa, có nhiều tài lạ, biết thuật luyện thao quân đội, rền luyện binh lính, lại biết thuật lạ luyện nuôi cả muông thú âm binh, chứng tỏ người ấy đường dương là gia tướng, đường âm là soái tướng, thật người có thượng căn vô lượng, lại có đức cao, trung thành với đất nước quốc gia, mưu tính thì hơn người không ai lường biết được, thật xứng đáng làm tổ huyền môn.

Người sau có bài thơ ca ngợi Trần Khang và vu đạt như sau:

Nước nam hào khí anh hùng

Bước chân lãng tử tụ cùng về đây

Thần vu oai đức sâu dày

Trần Khang dựng núi mai này chớ quên.

———————-