Chương 77

Tán gẫu vài câu liền thấy quản lý thư viện, đó là ông già ngoài năm mươi, tay cho vào ống tay áo, giờ hơn trước tuổi, quá nửa đầu tóc đã bạc, tên là Lý Thư Đồng. Trước khi tới Tả Nam Hạ đã thông qua trường học đánh tiếng từ trước, Đơn Dũng và Tả Hi Dĩnh đi tới tự giới thiệu, ông già dường như còn chưa tin, nhìn hai người với vẻ đánh giá rồi lại nhìn ra cửa : “Chỉ hai người thôi à?"

"Hả, mượn cuốn sách đọc thì cần mấy người?" Đơn Dũng trả lời chẳng khách khí, sự hoài nghi này thật vớ vẩn:

Tả Hi Dĩnh cũng không hiểu vì sao mình bị hoài nghi, nhỏ nhẹ nói: “Quản lý Lý, cha tôi là Tả Nam Hạ, là bạn của giáo sư Tống của quý trường. Buổi sáng nay cũng báo cho hiệu trưởng quý trường là Vương Khác Công rồi, cha tôi cũng biết cuốn sách lưu trữ ở đây rất quý giá, ông không mong được mượn đọc, ủy thác tôi tới chụp vài bức ảnh."

“A, thì ra là bạn của giáo sư Tống, thế thì hiểu rồi, đi theo tôi."

Quản lý Lý vừa nghe thế thì bình thường lại, tựa hồ sùng bái giáo sư Tống lắm, thấy hai người trẻ tuổi không hiểu, ông ta vừa đi vừa nói, hiệu trưởng có dặn dò chuyện này, cứ tưởng là có nhân vật lớn ghê gớm gì đó tới, không ngờ là hai người trẻ tuổi.

" Cuốn Tứ thập khúc cung điều mà hai người tới mượn, nếu nghiêm túc mà nói thì giá trị không kém hơn cả cái thư viện này. Đây là bản sao chép tay đầu tiên vào năm Vạn Lịch thứ hai, tức là năm 1576, là bảo vật trấn phái của Học viện Lộ Châu. Chớ kinh ngạc chàng trai, tôi chỉ nói chỉ là giá trị văn hóa thôi. Nếu nói ở góc đột khác, cũng có thể nói nó không đáng một xu, nếu đem nó bày ra trước mặt mọi người, người có thể nhận biết hết mặt chữ không có mấy.”

Ông già đeo kính gọng đen kiểu cũ, hai tay luôn giấu trong ông tay áo, tựa hồ như cái thư viện lâu năm này, toàn thân toát ra một cái mùi mục nát, làm Đơn Dũng nghe bĩu môi liên hồi.

Những lời cũ rích này có ghi chép trong sử trường học, nghe nói là trước giải phóng, toàn bộ học sinh giáo viên trường mang sách vở giấu khắp nơi, giữ cho đại bộ phận sách của thư viện tránh được chiến hỏa. Thời kỳ đặc thù Hồng Vệ Binh phá bốn cái cũ lại phân tán một phần trong dân gian. Sau đó vài giáo sư có chí của trường đau lòng về mất mát, dốc toàn bộ tiền bạc đi thu gom lại số sách này, trong đó dẫn đầu chính là giáo sư Tống Thành Dương nay đã nghỉ hưu, ông già đó ở trong trường cũng là sự tồn tại cấp truyền thuyết. Trước khi nghỉ hưu, ông đem toàn bộ sách mà mình khuynh gia bại sản mới thu gom được hiến cho trường học, trong đó có không ít sách quý, bao gồm cuốn Tứ thập khúc cung điều được coi như văn vật lịch sử.

Đã quá quen thuộc với những chuyện này nên Đơn Dũng không có cảm giác gì cả, trong mắt đại đa số mọi người, IQ của giáo sư Tống chẳng cao hơn Lôi Đại Bằng là bao. Còn Tả Hi Dĩnh lại cảm khái không thôi, mặt đầy sùng bái. Đợi khi lên tầng hai, Tả Hi Dĩnh hâm một nói với Đơn Dũng : “Đơn Dũng, cậu rất may mắn vì được học trong một trường đại học tốt."

"Thế à, em có thấy gì đâu?" Đơn Dũng ngớ ra:

"Chẳng lẽ không có một chút cảm giác nào sao?"

"Nếu nói ra thì cũng có, khi nộp học phí cảm giác rất đau lòng."

Tả Hi Dĩnh phì cười, có điều rất nhanh nụ cười đông cứng, vì quản lý Lý đi trước quay đầu lại, đôi mắt nhìn Đơn Dũng như nhìn kẻ thù giai cấp, biết y là sinh viên trong trường, chỉ y nửa ngày trời mới nói được : “Cậu, cậu ... Sao cậu có thể nói như thế? Trường chúng ta là ngôi trường có truyền thống vinh quang. Từ Giải Phóng cho tới giờ vì toàn tỉnh bồi dưỡng hàng vạn người, đặc biệt là mấy vị giáo sư già như Tống Thành Dương, đều nổi tiếng toàn quốc. Chỉ bằng vào việc ông ấy dù dốc hết gia sản cũng phải bảo hộ số sách này, cậu thấy trên đời có mấy người có thể làm được? Có những giáo viên và giáo sư như thế là vinh quang của trường ta."

"Vấn đề của xã hội mà lại để cá nhân gánh váng, đó là hổ thẹn chứ không phải vinh quang. Tôi không phủ nhận giáo sư Tống là người cao thượng, đó là tu dưỡng cá nhân của ông ấy, liên quan gì tới trường học? Có phải trường học bỏ tiền ra mua lại số sách đó đâu? Ngược lại, trường trơ mắt để giáo sư Tống khuynh gia bại sản thì có gì để tự hào? " Đơn Dũng rất khó chịu với chuyện y thấy gai mắt, gặp là phản kích ngay, còn bổ xung một câu dữ hơn : “Ông tới những thôn ở ngoại ô thành phố mà hỏi, bằng vào mức thu học phí trong trường, có nhà ai không phải dốc hết tiền cho con đi học? Hỏi xem họ thấy vinh quang không?"