Chương 9: Triều đường phong ba 2

.

Sau khi thế lực họ Lê cũng đã đồng ý về việc tham gia trận chiến này thì phe cựu đảng lập tức yếu thế. Đến cuối cùng bọn họ cũng đành phải theo ba phe thế lực khác. Vậy là cuộc chiến Đại Việt và nước Hợp Hoan được diễn ra. Lúc này các quan viên bắt đầu bàn bạc về kế hoạch xuất quân, cũng như tướng chỉ huy trận chiến này. Sau một loạt bàn bạc thì bọn họ cũng đã quyết định rằng lần này Đại Việt sẽ xuất quân 40 vạn. Tướng quân chỉ huy là Trần Quốc Toản.

Sau buổi chiều hội, rất nhanh tin tức Đại Việt muốn xuất quân đánh nước Hợp Hoan được loan chuyền. Các binh lính Đại Việt nhanh chóng được tập kết và chuẩn bị ra trận. Hệ thống lương thực, vũ khí, thuốc men cũng được các quan viên của Đại Việt nhanh chóng chuẩn bị và sắp xếp phục vụ đại quân chinh chiến. Lý do mà Đại Việt muốn phát động cuộc chiến này, chính là do hoàng đế Lê Trung Quân cảm thấy nước Hợp Hoan cái tên này tràn đầy sự xấu xa . Cho nên hắn muốn đánh hạ nước Hợp Hoan để phá bỏ cái tên xấu xí này.

Thông cáo này vừa được đưa ra thì người dân Đại Việt đều vui mừng, không ngừng nói rằng tiểu hoàng đế có khí chất. Uy vọng của hoàng đế nhanh chóng được nâng lên một cách rõ rệt. Tại sao một lý do ấu trĩ và giọng điệu trẻ con như vậy lại được dân chúng Đại Việt tôn vinh. Thật ra dân chúng Đại Việt vốn thượng võ. Vậy cho nên thông báo lý do Đại Việt phát động cuộc chiến này, nhìn từ bề ngoài hết sức trẻ con. Nhưng thực ra nó lại thể hiện rất rõ ràng sự ngang tàn của Đại Việt lúc này. Hay nói cách khác chính là ta nhìn thấy ngươi ngứa mắt thì ta xuất quân đánh thôi. Việc này đã làm cho quân lính được đề cao sỹ khí, dân chúng thì không ngừng vui vẻ, thể hiện quốc gia mình thật hùng mạnh có thể đánh ai thì đánh.

Sau hơn một tháng chuẩn bị thì đại quân cũng bắt đầu lên đường xuất chinh. Quân Đại Việt dưới sự dẫn dắt của đại tướng quân Trần Quốc Toản, chia làm ba hướng tấn công vào lãnh thổ nước Hợp Hoan. Tả quân do tướng quân Trần Anh Vũ dẫn đầu, chỉ huy mười vạn quân từ thành Nam Định biên giới phía nam của Đại Việt. Tấn công đánh vào trong lãnh thổ của nước Hợp Hoan. Hữu quân gồm 5 vạn thủy binh và 5 vạn bộ binh do tướng quân Lê Anh Dũng chỉ huy. Họ vượt biển đánh vào trong nội địa của nước Hợp Hoan theo đường biển. Trần Quốc Toản dẫn theo 20 vạn quân từ thành Thái Bình đánh sâu vào trong lãnh thổ của nước Hợp Hoan. Ba hướng tiến công vô cùng sắc sảo, đánh sâu vào trong nội địa của quân Hợp Hoan.

Bởi vì được chuẩn bị lâu dài, cũng như sức mạnh chiến đấu và vũ khí áo giáp của quân Đại Việt được trang bị vô cùng tốt. Trong khi đó quân đội Hợp Hoan lại vô cùng yếu kém. Vũ khí thiếu thốn, tướng chỉ huy không có kinh nghiệm chiến trường. Vậy cho nên bọn chúng chống trả yếu ớt, rồi nhanh chóng bỏ chạy. Chỉ trong vòng một tháng, 40 vạn quân Đại Việt theo ba đường đã đánh tới kinh đô của nước Hợp Hoan. Hoàng Đế nước Hợp Hoan Vũ Trường Minh, đã phải dắt theo hoàng tộc rời khỏi chiến trường. Hắn bỏ lại kinh thành cho đại tướng quân nước Hợp Hoan là Trần Huỳnh Tảo, chỉ huy 20 vạn quân ở đây đối kháng với 40 vạn quân Đại Việt xâm lấn.

Trần Huỳnh Tảo sau khi nhận mệnh lệnh chỉ huy đại quân giao chiến với quân Đại Việt, thì lúc này hắn đã vạch ra một kế hoạch. Đó chính là sử dụng phương pháp vườn không nhà trống. Hắn cho lấy hết tất cả lương thực của dân chúng, đồng thời di tản bọn họ rời xa khu vực mà quân Đại Việt có thể đánh chiếm. Việc này làm cho tình hình lương thực của quân Đại Việt gặp vấn đề vô cùng khó khăn. Không những thế Trần Huỳnh Tảo thường xuyên phái quân tập kết các đội vận chuyển lương thực của quân Đại Việt. Việc này làm cho 40 vạn quân của Đại Việt vừa bị kẻ thù chặn đứng tại kinh đô nước Hợp Hoan, lại luôn trong tình trạng có nguy cơ thiếu lương thực.

Trần Quốc Toản đã nhìn rõ nguy cơ lần này, nhiều lần hắn ta đã phái các tốp quân lớn đột kích vào các thành thị của quân nước Hợp Hoan. Đáng tiếc Trần Huỳnh Tảo đã tính hết những việc này. Kẻ này vậy mà trước khi thành trì bị công hãm đã ra lệnh cho quân lính đốt hết tất cả lương thực. Việc này làm cho quân Đại Việt đánh chiếm những thành trì này chả được ích lợi gì. Trận chiến này kéo dài gần 3 tháng. Đến tháng thứ sáu thì Trần Quốc Toản lúc này bắt buộc phải gửi thư báo cáo triều đình Đại Việt, yêu cầu tăng viện thêm lương thảo lên chiến trường.