Chương 42: Chương Cuối

Tiếng “á" của gã nhân viên điều dưỡng làm ông Minh cũng nhanh chóng hướng ánh mắt về phía đèn pin lia tới.

Một cái xe lăn và hai con người...

Gã nhân viên điều dưỡng vì ánh nhìn có phần đáng sợ của ông Minh nên đã lên tiếng.

-Là một cặp cha con thôi. Có lẽ họ đi dạo. Mà bác hay thiệt từ bên này tới hành lang bên kia mà cũng cảm nhận thấy. Hay thật!

Sự phòng bị của ông Minh từ từ được dỡ xuống, ông nghiến răng nói:

-Trời thì tối thui, mắc gì đi mà không cầm theo đèn pin.

-Thì bác cũng có cầm đâu.

Câu nói của gã nhân viên điều dưỡng đã làm tròng mắt của ai đó long lên. Ông Minh toan quay đầu lại để nhìn người kia cho rõ hơn thì một lưỡi dao sắc lẹm đã được gã nhân viên điều dưỡng đưa tới hốc nách của ông Minh.

Một thanh âm nhỏ như tiếng muỗi kêu thoát qua kẽ răng của gã nhân viên.

-Đi thẳng! Đừng có cứng người sợ sệt như vậy chứ.

Xưa kia không phải ông đã từng gϊếŧ rất nhiều người bằng phương pháp này mà. Giờ thì ông đền mạng đi.

-Rất tiếc cậu trai trẻ à!

Tiếng lạch cạch của súng lên nòng làm bàn tay đang cầm dao của ai đó trở nên cứng đờ. Anh chàng muốn xoay đầu lại để nhìn cho rõ mặt người vừa mới lên tiếng thì đằng sau đã tiếp.

-Khi nào tên Tạ Hoàng Nhạn kia thực sự chết thì cậu sẽ được nhìn thấy mặt bọn tôi thôi.

-Nhưng các người là ai?

-Đại úy tổ trinh sát của Việt Minh Hồ Trí Nhân. Ông Tư Minh, còn có một thân phận khác là Tạ Hoàng Nhạn đã chậm rãi trả lời thay cho ai kia. Mà ông Chín Nhân cũng không hề muốn che giấu, lập tức bật cười ha hả.

-Mày nói đúng rồi đó, thằng ngụy quân đáng chết. Mà không chỉ có mình tao trong cuộc chiến này, phải không con Út Duyên.

Một tiếng “hừ” lạnh đáp lại, bà Út Duyên cũng học theo ông Chín Nhân, chầm chậm lên nòng cho khẩu súng của mình.

-Bao nhiêu năm tao ngậm đắng nuốt cay với thân phận một đứa mù đứa câm thì giờ đã tới lúc hạ màn rồi.

Gã nhân viên điều dưỡng thấy tên Tạ Hoàng Nhạn run lên một cái. Hắn nặng nề hỏi:

-Con Út Duyên! Mày không mù cũng không câm sao? Vậy tại sao…

-Tại sao mày lại nhịn nhục bấy nhiêu năm phải không? Bà Út Duyên cười lên một tràng hung ác.

-Nếu tao không nhịn nhục thì mày cho tao sống sao? Gϊếŧ anh trai tao rồi thế vào cái chỗ đấy, tao biết bọn mày, ba đứa bọn mày đã lấy tao ra để uy hϊếp anh trai của tao nhận tội. Cái tội lỗi mà anh ấy không có gây ra. Thế nhưng mọi chuyện đâu có dừng lại ở đó khi mày đã sắp xuống lỗ rồi mà còn định gϊếŧ cháu tao. Đồ khốn nạn!

-Tao khốn nạn đó thì sao? Rồi tao là Tạ Hoàng Nhạn đó thì sao? Tạo muốn được sống tiếp, muốn con trai được đường đường chính chính thừa hưởng tài sản của tao, nên đứa cháu gái của mày phải chết thôi. Tao là ai? Là chuẩn tướng Tạ Hoàng Nhạn, kẻ được phong hàm tướng trẻ nhất Việt Nam Cộng Hòa đó. Tao sẽ không phải là tay Tỵ hay tay Thuỷ hay con Nhung đâu mà bị bọn mày gϊếŧ dễ dàng, nên hôm nay sẽ là ngày giỗ của bọn mày đấy Hồ Trí Nhân, Nguyễn Thị Mỹ Duyên và cả thằng oắt con miệng còn hơi sữa.

-Thật sao?

Sau thanh âm nhàn nhạt kia của gã nhân viên điều dưỡng thì đồng loạt những bóng đèn đang bị tất ngấm ở hành lang bật sáng. Và nó cũng giúp Tạ Hoàng Nhạn thấy được xung quanh hắn là gần 20 viên cảnh sát cơ động cầm sẵn trên tay những khẩu súng đã lên nòng.

Vậy là sau bốn mươi bảy năm được sống tự do tự tại dưới thân phận của người khác, gã chuẩn tướng của chế độ cũ Tạ Hoàng Nhạn đã phải tra tay vào còng.

Nhưng niềm vui, niềm hân hoan của các chiến sĩ công an chỉ tồn tại được ít phút. Bởi đâu đó trong không gian tịch mịch của buổi đêm ba mươi đã vang lên tiếng khóc xé lòng của bà Út Duyên.

Người đàn bà tội nghiệp phải sống câm, sống mù suốt bốn mươi bảy năm ròng rã.

*

Nghĩa trang Cam Thành.

Huệ Lan chậm rãi đặt lên phần mộ của ai kia một bó cúc trắng xinh đẹp. Nguyễn Văn Minh, rốt cuộc sau bốn mươi bảy năm người nằm sau dưới ba tấc đất kia cũng đã lấy lại được tên họ vốn thuộc về bản thân mình. Chắc là ông ấy vui lắm!

Vì không những minh oan được cho mình, mà ông còn biết bản thân vẫn được người yêu thương nhớ. Rồi thì có cả con gái lẫn cháu gái. Nếu không có Tạ Hoàng Nhạn và hai người ông Tỵ với ông Thủy thì giờ họ đã là một gia đình hạnh phúc rồi.

Một chút tiếc nuối ùa tới!

Huệ Lan cúi người lau nhẹ lên di ảnh của người quá cố mà thầm thì:



-Trời đất có luân thường. Chỉ cần bản thân gieo được duyên tốt, ắt sẽ được gặp lại người cũ ở kiếp sau.

Lời nói kia vừa dứt thì một trận gió lạnh từ đâu thổi tới làm toàn bộ lông tóc trên người Huệ Lan phải dựng đứng.

Họ tới rồi! Họ vẫn chưa có rời đi!

Huệ Lan vừa nghĩ vừa giương đôi mắt đen như mực nhìn vào khoảnh đất trống trước mặt. Đây là lần thứ mấy rồi Huệ Lan nhìn thấy vong hồn của ông Văn Minh và dì Yên? Cô gái trẻ không nhớ được. Chỉ nhớ lần gần đó nhất chính là lần cô đi theo gia đình của Nhã Chi đi tìm mộ phần của người đã khuất.

Nhang đèn được bày ra. Các sư sãi cũng được mời tới đọc kinh siêu độ hòng nhờ ân trên chỉ điểm cho họ phần mộ của ông Minh. Nhưng qua tận hai ngày vẫn không thể biết được phần mộ của ông Văn Minh nằm ở nơi nào. Cả Nhã Chi lần trước kia được ông ngoại chỉ điểm thì giờ cũng không nhìn thấy gì.

Chỉ có Huệ Lan cô, sau một vài câu khấn vái đã nhìn thấy được người. Huệ Lan không biết tại sao bản thân được chọn. Vì cô không phải là người thân của ông Minh, cô sẽ không khóc nháo, kêu gào. Hay vì bởi tí trí cô vững vàng đến độ, dù họ hiện ra bất chợt cô vẫn không chút sợ hãi.

Hai vong hồn một lớn một nhỏ hướng Huệ Lan cúi sâu đầu một cái rồi khẽ mỉm cười. Hư ảnh xinh đẹp kia của họ sau nụ cười đó chợt bừng sáng, rồi dần tan đi như chưa hề tồn tại.

Chút mất mất trong tâm can làm bàn tay đang hướng về phía hai hư ảnh kia mãi không thể nào buông xuống được.

Vụ án kết thúc rồi!

Một nụ cười khả ái bất thình lình xuất hiện trên gương mặt xinh đẹp của ai kia.

-Tổng hình phạt của ông Chín Nhân là mười lăm năm, của bà Út Duyên là chung thân. Nhưng sau khi xét thêm những tình tiết giảm nhẹ thì ông Chín còn mười hai năm, còn bà Duyên là năm mươi năm.

Không khí trong căn phòng khách vì mấy lời của Phan Kiến Văn mà chùng xuống. Anh chàng tiếp.

-Tạ Hoàng Nhạn tổng hình phạt là chung thân. Nhưng sau khi xét thêm mấy lời của ông ấy ở bệnh viện thì bản án đã tăng lên là tử hình.

Im lặng vẫn hoàn im lặng.

Bất chợt bà Yến thở dài.

-Tạ Hoàng Nhạn chết không có sai. Nhưng ông ta chết thì thằng Chính phải làm sao đây. Thân xác ba mươi nhưng đầu óc chỉ là đứa trẻ támtuổi. Rồi mai này ai sẽ lo lắng, chăm sóc cho nó đây.

Mẹ chết, cha bị tử hình. Nhà cửa cũng chẳng còn.

-Thì anh với em đón cậu ấy về đây sống. Anh là bác sĩ tâm lý mà. Sẽ cố gắng tìm cách chữa trị cho cậu ta.

Lời vừa rồi là của ông Joe. Người đàn ông mang nửa dòng máu Việt Nam đó sau khi bước xuống xe đã vội vàng cùng bọn Hà Duy đi tìm người. Và sau một đêm không màng nghỉ ngơi rốt cuộc ông Joe cũng tìm được bà Yến.

Khoảnh khắc lúc hai bàn tay ôm được người vào lòng, không hiểu sao tim ông Joe đã đập loạn.Bà Yến giống người mẹ đã mất kia của ông một cách kì lạ.

Và ông Joe lúc này cũng đã thầm quyết định không rời khỏi Việt Nam nữa.

-Ông chú người Mỹ à, ông nói gì vậy? Ai cho ông ở đây chứ?

Thái độ cáu kỉnh của Hà Duy làm ai nấy trong phòng khách phải ngơ người. Nhưng sau đó thì chỉ có mình bà Yến đỏ mặt, còn những người còn lại thì bật cười thích thú.

Huệ Lan lúc này cũng lên tiếng.

-Không phải Duy lúc nào cũng lo lắng cho cô không ai chăm sóc sao. Giờ là cơ hội tốt nhất cho cậu thể hiện bản thân đó.

Tiếng “xùy” rõ to của Hà Duy lại lần nữa làm mọi người bật cười. Trong gian phòng khách rộng rãi đó, ngoài ba người Nhã Chi, Hà Duy, Huệ Lan, còn có ông Joe, bà Lan Chi ông Phong, Hà Văn Lâm, Trịnh Vũ Dương, Phan Kiến Văn và hai chủ nhà bà Yến và bà Tỵ.

Trong khi bà Yến đang chìm đắm trong hơi men của tình yêu thì bà Tỵ lại đang bị tình yêu làm cho đau khổ.

Đôi mắt thất thần! Bà Tỵ đã chìm trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, không còn nhận ra ai nữa.

-Đừng tội nghiệp cho bà ấy! Đôi khi đó là phương thức trốn tránh hiện thực tuyệt vời nhất.

Là Hà Văn Lâm nói. Anh chàng đã để tóc dài, bơm ngực. Nhưng chưa có phẫu thuật dây thanh quản, thành thử giọng nói vẫn khàn khàn khiến mỗi lần anh chàng mở miệng là y như rằng lông tóc trên người Huệ Lan dựng đứng.

Ấy vậy mà Phan Kiến Văn vẫn nhìn anh chàng không có chớp mắt. Đúng là khi yêu vào rồi thì có là quỷ dạ xoa cũng sẽ trở thành thiên thần.

Bên phía còn lại ông Phong vì bị bà Lan Chi đẩy tay ra nên có phần ngại ngùng. Vị bác sĩ ấy quyết định chuyển chủ đề. Ông hướng Huệ Lan hỏi:

-Mà Huệ Lan này, có phải ngay từ đầu cháu đã nghi ngờ bà Duyên chưa chết?

-Không ạ.

Huệ Lan cười khẽ.



-Cháu phát sinh nghi ngờ đó là khi đi xuống bếp thấy bóng dáng phụ nữ cùng ông Chín pha thuốc ngủ. Không nhìn rõ mặt, nhưng thông qua các câu chuyện kể thì cháu nghĩ đó không phải bà Nhung. Với nữa là bà Nhung đã bị thương rất nặng, mà người này tay chân lại rất linh hoạt, nên cháu đã nghĩ đến chuyện xét nghiệm ADN của người chết cháy với anh Chính. Tuy nhiên cháu phòng ông Chín nhưng lại không phòng nhóm ông Tỵ.

Họ đã đốt nhà ông Chín hòng gϊếŧ Nhã Chi. Ông Chín cũng không ngờ là bọn ông Tỵ lại ra tay tàn nhẫn như vậy nên nhất thời chỉ có thể dùng chiêu gọi cho bà Tỵ để bà Tỵ phát giác ra vụ việc. Nhờ đó mà dù cả ba đứa Hà Duy, Nhã Chi và Huệ Lan có đi dạo một vòng Âm phủ nhưng rốt cuộc thì vẫn còn sống khỏe.

-Vụ việc lần này chứa những bí mật của gần năm mươi năm trước, nên nếu không nghe chuyện kể khi xưa sẽ khó phát giác ra điểm bất hợp. Ví dụ như Duy thấy bóng dáng thấp thoáng của một cô gái đi vào nghĩa trang sau trạm biến áp, và khẳng định đó là dì của bạn, nhưng…

-Nhưng có chết Duy cũng không ngờ đó là bà Út Duyên. Ai mà tưởng được là bà ấy giá câm, giả mù chứ. Còn vụ ông Thủy và ông Tỵ giả ma quỷ nhập thì rõ rồi. Tạ Hoàng Nhạn đã chết đâu mà nhập hồn. Nhưng mà cái đốm lửa bay ra từ người ông Tỵ là sao?

-Là phốt pho trắng, lấy phốt pho trắng làm lõi, quanh là sợi thuốc, nhồi tất cả vào nòng súng rồi bắn ra. Phốt pho trắng cọ xát và tiếp xúc với không khí sẽ bốc cháy. Có phải vì đã nghi ngờ ông Tỵ ngay từ ban đầu nên cô mới vội vàng đi tìm ông ta khi nghe ông ta mất tích. Rồi sau đó là suy đoán ra chuyện ông ta là lính ngụy nằm vùng.

Trịnh Vũ Dương dứt câu hỏi rồi hướng ánh mắt chờ mong nhìn Huệ Lan. Trong vụ án lần này Trịnh Vũ Dương anh thừa nhận cô gái trước mặt này giỏi thật sự. Về phía Huệ Lan, cô đoán nhận câu hỏi của Trịnh Vũ Dương một cách rất dè dặt.

Nghi ngờ từ ban đầu ư? Có những thứ làm Huệ Lan ý thức được ông Tỵ có bí mật lại là…

-Sao cơ? Lúc đó cô có nghe ông Tỵ nói tới chuyện mấy người bạn cô bị hạ thuốc ngủ hả? Chuyện lớn như vậy sao cô không có nói với tôi?

Phan Kiến Văn nghe Huệ Lan kể tới đoạn ông Tỵ nói chuyện thuốc ngủ thì như phát rồ.

-Cô có biết nếu cô nói với chúng tôi thì ông Tỵ với ông Thuỷ có thể đã không có chết dễ dàng như vậy rồi.

-Xin lỗi! Tôi chỉ nghĩ là ông Tỵ từng bị qua những triệu chứng như chúng tôi. Hoặc là ông ấy có biết qua mấy loại thuốc ngủ.

-Nhưng mà đó có phải manh mối để cô suy đoán ra mọi việc không, bao gồm cả việc ông Tỵ tử vong dưới mương thuỷ lợi và ông Thuỷ tử vong ở căn hầm.

Không, đương nhiên là Huệ Lan không có xuất chúng đến độ đó. Huệ Lan lắc đầu.

-Việc đoán ông Tỵ tử vong ở dưới mương thuỷ lợi là gặp may thôi.

Giác quan thứ sáu, linh cảm hay chính xác nhất là nhận được sự gợi ý của dì Yên. Hồn ma của đứa bé mười tuổi đó đã đứng dưới mương nước mà vẫy tay với Huệ Lan.

-Còn việc nghi ngờ nhà ông Thuỷ có tầng hầm thì dựa vào những vết sẹo trên người ông Tỵ và đặc biệt là vết sẹo hình bầu dục ở vai trái của ông ấy. Vì cả ba ông đều có vết sẹo giống nhau, thân thể thì tráng kiện, cộng với việc ông Thủy xây dựng tầng hầm ở nhà cũ nên tôi đã mạo muội đoán họ có tham gia gì đó trong quân đội.

Với lời giải thích đầy logic của Huệ Lan, Phan Kiến Văn không nhịn được mà gật đầu tán thưởng. Chàng Đại uý nói:

-Nếu biết cô Lan đây giỏi như thế thì hôm đi lục soát căn nhà trên núi Hàm Rồng của bà Duyên tôi đã dắt cô đi cùng.

Biết đâu cô sẽ tìm ra được tầng hầm mà bà Duyên ẩn nấp. Từ đó mà vụ án sẽ được giải quyết nhanh chóng, không có nhiều người chết như thế.

Nhã Chi từ nãy giờ vẫn ngồi im nghe, chợt à lên một tiếng.

-Huệ Lan à, xưa học cùng trường vẫn nghe mọi người kêu Lan là thần thám này nọ. Nhưng Chỉ không có tin đâu. Giờ thì tin rồi. Vậy còn một điểm Chi thắc mắc nữa, hi vọng thần thám Huệ Lan có thể giải đáp cho Chi được không? Đó là…

Là làm cách nào mà Huệ Lan tìm thấy được vị trí của căn hầm bí mật kia khi mà cả Trịnh Vũ Dương và Phan Kiến Văn cùng hàng chục viên cảnh sát bó tay. Biết rằng nếu đợi thêm một chút, chó nghiệp vụ tới thì cũng sẽ tìm ra thôi.

Nhưng nếu như thế sẽ chậm trễ cho quá trình phục kích gã TạHoàng Nhạn thật. Và hậu quả của việc đó chắc chắn sẽ là cái chết của bà Duyên, ông Chín. Có điều Huệ Lan sau khi tìm được thi thể của ông Thuỷ và những tấm ảnh của cả ba ông mặc quân phục Việt Nam cộng hòa đã hiểu được toàn bộ vụ án.

Và dưới sự tham mưu của Huệ Lan cảnh sát đã tìm bắt và khống chế được ông Chín cùng bà Duyên trước khi họ đi nộp mạng cho ác quỷ. Nhưng phần hay nhất của vụ án này có lẽ là sự tham gia của nhân vật chàng nhân viên điều dưỡng.

Nhớ lại ánh mắt ngưỡng mộ của chàng Trung uý công an mới ra trường dành cho mình, Huệ Lan bất giác nở một nụ cười. Cô hướng Nhã Chi trả lời:

-Là đường kẽ sơn của các viên gạch với nhau. Nó trắng một cách bất thường dù nơi đó là bếp củi, và đường kẽ ron đó lại còn to bất thường ở chỗ đặt hỏa lò. Và điểm đặc biệt hơn cả chính là hỏa lò ấy không có được sử dụng, dù ông Thủy cẩn thận bôi đen nó, nhưng nó chưa có được dùng qua.

Một tràng pháo tay giòn giã đến từ chỗ ngồi của ông Phong, rồi sau đó là những vị trí ngồi còn lại. Ông Phong sau khi vỗ tay liên tục thì đứng dậy vươn tay về phía Huệ Lan.

Một cái bắt tay được thực hiện với tất cả sự hâm mộ của đối phương, Huệ Lan cảm thấy vậy.

Ông Phong nói:

-Huệ Lan, gọi cháu là thần thám không sai đâu. Tương lai cháu nên chuyển sang ngành công an đi. Không thể để phí một nhân tài như cháu được.

Chuyển sang ngành công an…

Một nụ cười khả ái lại xuất hiện trên đôi môi xinh đẹp của ai kia.

Trong tương lai Huệ Lan không chắc bản thân có chuyển ngành hay không. Nhưng chuyện tiếp tục đi tìm sự thật cho các vụ án, cô sẽ làm.

Huệ Lan cô muốn an ủi những linh hồn không được sống trọn vẹn kia.

(Hết)