Chương 41

Căn nhà mới của ông Thủy có kiến trúc gần như giống hệt với căn nhà cũ đã biến thành trạm bơm kia. Nên khi mới nhìn qua, Huệ Lan đã ôm hi vọng sẽ tìm thấy căn hầm ở vị trí giữa căn bếp.

Nhưng hi vọng của Huệ Lan không có thành sự thật.

Nền gạch ở phòng bếp không có một khe hở nào nên không có khả năng căn hầm bí mật được xây dựng dưới phòng bếp. Nhưng không ở phòng bếp thì có thể ở nơi nào khác.

Huệ Lan sau mấy bận đi tới đi lui khắp căn nhà đã bắt đầu cảm thấy bất lực. Chả trách Trịnh Vũ Dương đã yêu cầu Phan Kiến Văn nhờ tới sự giúp đỡ của chó nghiệp vụ.

Nhưng chỉ sợ dù có mặt chó nghiệp vụ thì cũng không thể tìm thấy căn hầm kia. Cảm giác hoang mang xâm chiếm tâm trí làm Huệ Lan bất tri bất giác mà nghi ngờ suy đoán của mình.

Căn nhà mới này có hầm bí mật không? Mà lẽ thường người đưa ra suy đoán nghi ngờ một thì kẻ nghe được suy đoán sẽ nghi ngờ mười và thậm chí là một trăm.

Và Phan Kiến Văn đang mang trong bụng hoài nghi số một trăm thật. Đôi chân như xoắn quẩy, tay thì hết đưa trái lại đưa phải, còn mắt…

Đôi mắt của anh chàng thì đáng thương nhất khi ngóng hoài mà chú chó nghiệp vụ gì kia vẫn chưa được đi tới.

-Đường tới đỉnh vinh quang chưa bao giờ là con đường dễ đi cả.

Trịnh Vũ Dương cố đè giọng nói của mình xuống mức thấp nhất.

-Mà tôi sợ đến chó nghiệp vụ cũng không đánh hơi được vị trí của căn hầm. Nó ở đâu được nhỉ? Nhưng Huệ Lan, vì sao cô lại suy đoán rằng trong nhà mới này của ông Thủy cũng có hầm bí mật. Không phải căn nhà kia có thì nhà nọ cũng phải có đâu.

Chàng bác sĩ pháp y tiếp.

-Suy nghĩ của một con người có thể thay đổi theo thời gian mà. Kiểu như hôm nay họ thấy nguy hiểm nhưng ngày mai hay ngày mốt họ không còn thấy nguy hiểm nữa. Mà không nguy hiểm nữa thì đâu cần xây hầm bí mật.

- Anh nói không sai. Nhưng đó là suy nghĩ cho rằng hầm bí mật là để trú ẩn. Trú ẩn trong đoạn thời gian đất nước hòa bình này thì không cần thiết rồi. Vì có chiến tranh đâu mà có bom rơi, đạn lạc. Nhưng nó không phải xây để trú ẩn mà để chứa…

Những vật quan trọng của ông Thủy thì sao? Căn hầm ở nhà cũ của ông Thủy có rất nhiều vết trầy xước ở nắp hầm, chứng tỏ chủ nhân thường xuyên trèo xuống đó. Và trên bờ tường của hầm lại để lại rất nhiều lỗ đinh. Tưởng chừng như chủ nhân của nó đã…

Suy nghĩ của Huệ Lan bị đứt đoạn vì tiếng chửi đổng của Phan Kiến Văn. Trịnh Vũ Dương là người trong ngành nên nghe thoáng qua cũng đoán được đại khái là chó nghiệp vụ chưa thể đến ngay được.

Và quả đúng là như thế thật. Phan Kiến Văn vừa đút điện thoại vào túi, vừa tiến tới chỗ Huệ Lan và Trịnh Vũ Dương lầm bầm.

-Bận! Bận! Làm cái quái gì mà bận chứ? Mà chó thì cũng đâu phải chỉ có một con. Không có đứa này thì cho mượn đứa khác. Mắc gì phải keo kiệt vậy.

-Cũng không thể nói thế được. Chúng ta đâu có huấn luyện chó, làm sao biết tường tận kia chứ.

Giọng nói phát ra có uy lực. Lời lẽ cũng thật sự thấu tình đạt lý, nên dù Phan Kiến Văn có tức đến độ lửa cháy trên tóc cũng không dám nói thêm tiếng nào nữa. Và sau mấy bận hít ra thở vào để điều chỉnh tâm trạng thì Phan Kiến Văn cũng phân phó cấp dưới tản ra khắp nhà để tìm kiếm.

Một mệnh lệnh không thật sự khôn ngoan. Nhưng nó lại giúp anh chàng gϊếŧ thời gian rất tốt.

-Cậu ta nôn nóng! Nhưng không chỉ có mình cậu ta, tôi cũng nôn nóng.

Giọng của Trịnh Vũ Dương rất điềm tĩnh. Nhưng nội dung câu nói lại hoàn toàn trái ngược.



-Đã gần 1 ngày đêm từ lúc xảy ra sự việc rồi. Chỉ sợ ông Thuỷ vì muốn trốn tránh công an mà lại tự đẩy mình vào chỗ chết thôi.

-Vậy sao?!

Suy nghĩ này Huệ Lan cũng đã có xem xét qua. Phỏng vì mối quan hệ bất chính của bản thân và bà Nhung mà ông Thủy bất hòa với ông Tỵ. Mâu thuẫn không thể giải quyết nên ông Thuỷ đã vừa cho ông Tỵ uống thuốc ngủ rồi sau đó là dìm đối phương xuống mương thuỷ lợi.

Xong đâu đấy ông ta chạy về nhà trốn trong hầm bí mật đợi sự việc lắng xuống thì rời đi mà tụ hội với bà Nhung.

Giả thiết này thực sự rất có khả năng. Nó là suy nghĩ đầu tiên đã lóe lên trong đầu Huệ Lan khi liên kết tất cả các sự việc lại với nhau. Nhưng liệu sự thật đứng đằng sau mọi biến cố là nó?

Huệ Lan mím mím bờ môi căng mọng của mình. Đã hơn một ngày cô gái trẻ không được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Hết đi rồi đứng, hết đứng rồi lại ngồi, tuy không khiêng không vác gì nặng, nhưng nhớ lại giùm đi, Huệ Lan mới bị ngạt khói suýt chết mà.

Đã tự dặn lòng là không được để bản thân yếu đuối trước mặt người khác, và đặc biệt là trước mặt tên mặt lạnh Trịnh Vũ Dương. Nhưng lúc này có lẽ đã tới cực hạn của sự chịu đựng. Hai chữ “cực hạn” chạy qua đại não làm Huệ Lan lập tức có ý thức muốn ngồi.

Cô gái trẻ quét ánh mắt ra khắp căn nhà hòng tìm cho mình mộtcái ghế để đặt mông xuống trong giây lát. Đúng thế, chỉ giây lát thôi. Vì trước nay thể chất của Huệ Lan không tính là quá tệ, nên giờ phút này, dù có đang rất là mệt thì cô nàng cũng chỉ cần nghĩ ngơi giây lát thôi là có thể hồi thần.

Nghĩ như vậy nên Huệ Lan càng vội tìm cho mình một chỗ ngồi. Nhưng căn nhà rộng gần 70 m vuông đang dày đặc những đồng chí công an mặc cảnh phục. Họ như bò lê ở sàn nhà để hòng tìm ra chút dấu tích của nắp hầm. Có điều nói thường dễ hơn là làm.

Nên dù đã lăn lê bò trườn tận ba mươi phút, nhưng cả thảy mười người công an vẫn không tìm thấy được gì cả.

Thấy các đồng chí công an dần rời khu vực bếp nấu để đi đến những chỗ khác, Huệ Lan mới lặng lẽ kéo cái ghế gỗ ở bàn bếp mà ngồi xuống. Sinh lực chậm rãi phục hồi qua từng nhịp thở. Nhưng khi thần trí bắt đầu trở lại linh hoạt thì sự hoang mang trong lòng cô gái trẻ lại lần nữa sục sôi.

Suy đoán của Huệ Lan cô là sai rồi sao? Còn nếu không sai thì tại sao cả một nùi người như kia mà không có tìm thấy được gì. Lo lắng ùa tới, tim cũng đập rộn. Vươn tay ra sau theo thói quen để lấy chai nước trong ba lô mà Huệ Lan hay đeo trên vai, thì chợt phát hiện hôm nay bản thân không mang theo bất kỳ thứ gì bên mình.

Đúng vậy. Giờ có một mình Huệ Lan mà thôi. Đơn độc! Cố nuốt xuống ngụm nước bọt hòng xua đi cái cảm giác nóng rát trong cổ họng, Huệ Lan giật thót khi trước mặt cô từ khi nào lại xuất hiện một chai nước mát.

-Uống đi! Tôi suýt quên là cô không được khỏe.

Không những không được khỏe, mà còn là bệnh nhân đã từng dạo quanh Quỷ môn quan một bận. Trịnh Vũ Dương sắc mặt âm trầm đằng hắng một tiếng khi thấy chai nước mình đưa tới khôngcó người nhận lấy.

-Không có độc đâu!

-Tôi biết.

Khóe môi Huệ Lan hơi nhếch lên. Thật là cô rất muốn cười, một nụ cười xã giao thôi. Nhưng rốt cuộc lại không cười nổi. Nước mát chảy vào cổ họng. Chỗ đau rát được xoa dịu nên tâm tình của Huệ Lan cũng vì vậy mà cảm thấy khá hơn. Cô đưa mắt nhìn quanh căn nhà một lần nữa.

Là vật liệu xây dựng của những năm 90. Cửa sắt có hoa văn, phù điêu rẻ tiền, những cạnh cửa được bo tròn cầu kì, rồi đến gạch lát nền thì cũng chỉ là loại gạch hoa xoàng xĩnh có kích cỡ 35 x 35.

Tầm mắt phóng ra từng ngóc ngách của nền gạch, da đầu Huệ Lan chợt rung lên một cái rồi sau đó là tê dại. Nhà xây vào những năm 90, dù là nhà có tiền đi nữa thì cũng không dại gì mà lót sàn bằng gạch hoa.

Huống chi dù đã có bếp ga, nhưng ông Thủy vẫn dành một góc của phòng bếp để nấu bếp củi. Một kiểu tiết kiệm thường thấy của những hộ gia đình ở nông thôn. Nhưng nếu mà đã đun bếp củi thì… Tầm mắt Huệ Lan lại lần nữa lia khắp căn nhà...

-Thì ra là như vậy!

Giọng của Huệ Lan không lớn, nhưng vì Trịnh Vũ Dương đang đứng ngay cạnh cô nàng nên vừa vặn có thể nghe thấy. Anh cau mày hỏi lại:

-Như vậy là thế nào? Đừng nói cô đã tìm ra vị trí của căn hầm rồi nhé?!



Dừng lại và hướng ánh mắt thăm dò về phía cô gái trẻ, Vũ Dương sửng sốt khi ai đó gật đầu thừa nhân. Da đầu vì các hành động kia mà dọa cho phát hỏa, chàng bác sĩ pháp y khẩn trương tới độ không biết là bản thân đã nắm lấy hai vai của ai kia mà lôi lôi kéo kéo.

-Căn hầm đó ở đâu? Ở đâu? Cô nói đi. Nhanh một giây còn có thể cứu người.

Hai chữ "cứu người" thoát ra bay đến tai Huệ Lan mà tựa như bom nổ. Cô gái trẻ hướng Trịnh Vũ Dương lạnh mặt lắc đầu. Đoạn cô nói thật khẽ.

-Chỉ e mọi thứ không có như anh suy đoán.

*

Bệnh viện Đa Khoa Thành phố C.

Ông Tư Minh sau khi nghe mấy lời của nhân viên điều dưỡng thì vội vã xoay người bước nhanh ra ngoài phòng. Trước khi đi ông không quên nói với nhân viên điều dưỡng:

-Phiền cậu trông chừng thằng con tôi một chút. Tôi… tôi sẽ cố gắng quay về ngay.

Tâm lý của một người cha, ông Tư Minh đã bắt đầu cảm thấy lo lắng khi mấy người y tá, hộ lý nói con ông, thằng Chính bệnh tình trở nặng nên phải chuyển sang một phòng riêng để điều trị. Và khi quá trình chuyển phòng chỉ mới vừa hoàn thành thì ngườinhân viên điều dưỡng kia lại báo cho ông Tư Minh là bác sĩ điều trị muốn gặp ông.

Mà lý do cũng chỉ là bệnh tình con trai ông trở nặng. Không cần nói cũng biết, ông Tư bây giờ vội đến mức nào. Người đàn ông đó băng mình, xuyên qua màn đêm đen kịt của dãy hành lang phòng khám bệnh.

Hôm nay chỗ này bị cái quái gì mà tắt điện tối đen. Ông Minh thầm nhủ trong lòng như thế rồi toan bước tiếp. Nhưng suy nghĩ lại không theo kịp hành động. Giữa màn đêm tối như hũ nút, ông Minh như bị điểm phải tử huyệt khi cảm nhận được bản thân đang bị ai đó dõi theo.

Ông gào lên:

-Ai đó?! Đại tá tổ trinh sát nằm vùng Hồ Trí Nhân, chú Chín, có phải ông không? Tôi biết bấy năm qua chú vẫn cứ theo dõi tôi. Chú muốn vạch trần tôi phải không? Muốn vạch trần tôi đến mức phải đốt nhà gϊếŧ người luôn kia đấy. Chú Chín, chú ra đây đi!

Ông Tư Minh vừa nói vừa móc trong túi ra con dao bấm. Người đàn ông đó đưa con dao lên trước mặt bày ra bộ dạng thủ thế đúng chuẩn. Và khi thứ đáp lại mấy lời kia của ông Minh là màn đêm tịch mịch cùng với tiếng dế kêu thì bàn tay cầm dao kia hình như càng chặt hơn.

-Ai đó?!

Tìn vào cảm giác của bản thân, ông Minh tiếp tục gào lên. Và lần này thì đã có người hồi đáp lại câu hỏi của ông Minh. Là cậu nhân viên điều dưỡng khi nãy. Cậu ta từ xa đã lớn tiếng trả lời ông Minh.

-Là cháu, nhân viên điều dưỡng của bệnh viện đây ạ.

Kèm theo tiếng nói là ánh sáng của đèn pin rọi lên mặt của chàng trai trẻ như một lời khẳng định, anh chàng là người thật việc thật không có dối lừa ai. Và hành động đó đã thực sự giúp anh chàng.

Ông Tư Minh nhanh nhẹn thu dao bấm lại, rồi hướng chàng nhân viên điều dưỡng mà hỏi.

-Cậu ở đây thì ai trông con trai tôi?

-Có một đống… là đồng nghiệp của cháu. Cậu ấy cùng ca trực, có nhắc cháu là đoạn hành lang này không có điện, bảo cháu chạy ra hỗ trợ bác một tay. Mà khi nãy bác nhìn thấy gì sao?

Chàng nhân viên điều dưỡng lia đèn pin ra xung quanh rồi chợt “á” lên một tiếng.

(Hết chương 41: )