Chương 35

Trong lúc mọi sự chú ý Huệ Lan đổ dồn về phía giường giải phẫu, nơi ông Tỵ đang nằm thì cô gái trẻ hình như có nghe loáng thoáng Trịnh Vũ Dương nói gì đó. Gì mà lúc nữa đừng có mà khóc rống lên nhé!

Rõ là anh ta không tin vào khả năng của Huệ Lan. Nhưng giờ anh ta có tin hay không, Huệ Lan cũng không có để tâm. Bởi giây phút này cô gái trẻ đã bị những vết sẹo ngang dọc trên có thể ông Tỵ thu hút.

Phải hơn chục vết sẹo xuất hiện rải rác từ ngực kéo đến cẳng chân, và đó là mặt trước, còn mặt sau thì Huệ Lan không biết là có không. Chục vết sẹo lớn có nhỏ có làm Huệ Lan thật muốn lay con người đang nằm an tĩnh trên giường kia dậy để hỏi về chúng.

Trịnh Vũ Dương từ bận dội nước để rửa trôi những bùn bẩn trên cơ thể ông Tỵ đã để ý tới mấy dấu vết đó.

Và dù không muốn thừa nhận, nhưng rõ là bọn chúng đã khơi dậy sự tò mò trong đại não của Trịnh Vũ Dương. Ánh nhìn đậm chất nghề nghiệp của chàng bác sĩ pháp y không nhanh không chậm lướt qua từng vết sẹo.

Hai vết ở ngực một dọc một ngang độ dài 15 cm. Là loại sẹo lồi mà chỉ nhìn lướt qua cũng biết là do dao gây ra. Những vết ở hạ sườn phải và hai chân đều có hình dạng tương tự.

Cũng chăm chú nhìn những vết sẹo như Trịnh Vũ Dương, Huệ Lan rốt cuộc không kiềm được nữa mà buột miệng nói:

-Biết ông Tỵ sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn đất nước ta chiến tranh hỗn loạn này nọ, nhưng bị thương nhiều đến bận này thì thật sự là nhiều quá đi.

Huệ Lan tiếp:

-Này là vết sẹo do dao gây thương tổn nhỉ? Dài, nông ở hai đầu và sâu ở đoạn giữa. Còn đây hình như không phải…

Chỉ tay vết sẹo ở hạ sườn trái, đôi mày của Huệ Lan chợt cau lại.

-Vết sẹo này…

Rất giống hình dạng của một con mắt. Huệ Lan định nói như vậy nhưng dưới ánh nhìn có phần chê bai của Trịnh Vũ Dương, cô gái trẻ đã quyết định ngậm chặt miệng.

Bên này, chàng pháp y cao cao

tại thượng thấy ai đó đang nói thì dừng lại đột ngột. Đã vậy còn đưa ánh mắt hung hăng về phía mình thì lòng thầm phì cười. Biết là bản thân học hành chưa tới đâu rồi sao. Vậy thì bỏ chút thời gian bổ túc cũng được. Trịnh Vũ Dương cười nhạt một tiếng, rồi mới chậm rãi mở miệng.

-Là vết thương do đạn bắn và được chữa trị rất cẩn thận…

Một vài suy nghĩ lướt qua đại não làm Trịnh Vũ Dương dừng lại và đưa mắt nhìn lại những vết sẹo khác trên cơ thể. Ở phía còn lại, Huệ Lan cũng nhận ra được điều gì đó. Cô buột miệng:

-Những vết thương khác cũng đã từng được chữa trị cẩn thận. Nhưng làm sao có thể chứ? Đoạn thời gian ấy…

Đất nước đang loạn lạc chiến chinh. Nhưng nghĩ là nghĩ như vậy chứ Huệ Lan không có nói ra. Đúng hơn là cô không có cơ hội để nói vì bên kia Trịnh Vũ Dương đã động tay động chân với cỗ thi thể. Đang định hỏi đối phương đang định làm gì đó thì động tác lật úp kia của Trịnh Vũ Dương đã đột ngột dừng lại.

Đôi mày kiếm chau lại. Đáy mắt dâng lên một tia nhìn nguy hiểm. Và tất cả là do vết sẹo hình bầu dục to bằng trái cóc non nằm ngang ở đầu vai trái kia. Một vết sẹo có hình dạng kì quặc và ở một vị trí cũng kì lạ làm Huệ Lan có chút kinh ngạc hướng Trịnh Vũ Dương mà nhìn tới.



-Tiêm phòng lao?!?

Nụ cười mà như mếu không tình nguyện mà xuất hiện trên khóe môi của chàng bác sĩ pháp y. Anh chàng cũng thôi khôngcòn ngó nghiêng xem xét những vết sẹo nữa, bởi có ý thì cũng đã chụp hình lại hết rồi. Nên chuyện lớn nhất bây giờ là phải bắt tay vào công tác mổ tử thi.

Bên này Huệ Lan thấy Trịnh Vũ Dương cầm trên tay con dao giải phẫu thì khóe mắt không nhịn được mà giật mạnh liền mấy cái.

-Bắt đầu?!

-Đúng vậy. Trời cũng không còn sớm nữa. Mà cô cũng biết là kết quả khám nghiệm rất cần thiết cho quá trình điều tra. Tôi không muốn bị gã Văn cằn nhằn.

-Biết là vậy.

Huệ Lan đáp lời Trịnh Vũ Dương rồi không tự chủ được mà nhìn vào đôi mắt đang nhắm nghiền của ai kia. Tâm tính hỗn loạn rốt cuộc Huệ Lan không nhịn được mà hướng Trịnh Vũ Dương nhàn nhạt, nói.

-Bác sĩ Dương, hình như anh không có niềm tin vào thế giới tâm linh?

Ở nhà ngoại của Hà Duy.

-Ngoại! Chuyện này không có khả năng đâu ngoại à. Dì hai con… dì hai con đã mất lâu như vậy rồi. Sao… sao có thể báo mộng gì đó cho ngoại được.

Ngừng câu nói của mình lại để đưa mắt ra hiệu cho Nhã Chi giữim lặng. Chàng trai trẻ chợt khựng lại trước đôi mắt đang hoe đỏ của cô bạn học. Nhã Chi nghĩ gì ư?

Có suy nghĩ bằng đầu gối thì Hà Duy cũng luận ra được. Là cô bạn học này đang oán hận vong linh ông ngoại ruột của bản thân.

Oán hận ông đã gây ra những cái chết trong xóm và cả xấu hổ vì bản thân có quan hệ máu mủ ruột rà với con người đáng ghét đó. Nhưng có thật là những cái chết và vụ hỏa hoạn kia là do vong linh của Tạ Hoàng Nhạn gây ra?

Vong linh của một người đã chết là có tồn tại… họ có những quyền năng mà người thường như Hà Duy không có tưởng tượng được.

Và đương nhiên là những chuyện kia họ có thể làm được. Nhưng không hiểu sao trước sau Hà Duy vẫn không muốn tin tác giả của những tội ác kia là ông ngoại của Nhã Chi. Nên…nên anh chàng mới nói mấy lời kia với bà Tỵ. Bên này bà Tỵ thấy thằng cháu cũng không tin lời mình thì càng khóc dữ dội hơn.

-Ngoại biết con học được chữ Tây chữ Tàu nên không lời ngoại nói. Nhưng mấy lời ngoại nói là sự thật. Tối qua dì hai con đã dắt ngoại tới nhà cũ của ông Chín. Nó không nói gì mà cứ chỉ chỉ vào trong nhà nên ngoại nghĩ ông ngoại con ở trong nhà ông Chín.

Bà Tỵ nấc lên:

-Nên bà mới dành cả buổi sáng để tìm ở nhà ông Chín để tìm. Tại bà… tại bà chậm trễ tìm kiếm nên ông ngoại con mới chết. Trời ơi, Yên ơi, con đã chỉ rồi thì tại sao còn chỉ sai chỗ. Dượng sống có sai với con đâu hả Yên ơi?!

-Má thôi đi.

Tiếng gắt kia là của bà Yến. Người đàn bà ở tuổi tứ tuần đó từ bận nhìn thấy thi thể của ông Tỵ đã run bần bật lên từng chập. Bao kí ức tưởng đã chôn kín trong tâm can chợt ùa về khiến nước mắt của bà Yến cứ chực trào.



Và những lời trách cứ vừa rồi của bà Tỵ đã vô tình chạm đến cái vảy ngược trong tim mà bà Yến không bao giờ muốn nhắc tới. Bà Yến hướng mẹ của mình bà Tỵ mà khóc nghẹn.

-Người ta không nói không phải người ta không biết. Chị con đã chết lâu vậy rồi mà má còn lôi chị ra trách móc. Trách móc vì người đàn ông đó. Má còn tình người không vậy.

-Yến! Con…

-Người thì ai yêu dô cũng mụ mị. Nhưng mụ mị tận năm mươi năm thì má là người đầu tiên con thấy đó. Má nên tỉnh lại đi. Ông ta chết rồi. Đã hồn lìa khỏi xác như chị hai của con rồi.

-Mẹ thôi đi!

Ngỡ ngàng trước thái độ của mẹ mình với bà ngoại, nhưng Hà Duy vẫn đủ bình tĩnh để nhìn thấy từng bận thở dốc của bà Tỵ.

-Ngoại sắp ngất rồi đây. Mẹ dừng đi. Đừng nói nữa.

Vừa gắt với bà Yến, Hà Duy vừa chạy tới ôm ngang lưng bà Tỵ. Mềm oặt, cả người vô lực.Chàng trai trẻ ngước đối mặt đỏ hoe về bà Yến.

-Mẹ! Bà ngoại…

Bà ngoại sắp không ổn rồi. Hà Duy định nói như vậy. Và sự thật đập vào mắt anh chàng cũng như bà Yến cũng đúng là như vậy. Nhưng bà Yến lại như dửng dưng. Bà không tiến lại giúp Hà Duy một tay đã đành. Bà còn cúi đầu từ chối nhìn về phía người đàn bà mà bà kêu bằng mẹ.

-Mẹ!

Hà Duy cứng họng. Một màn xích mích diễn ra trước mặt làm chàng trai trẻ nhất thời hoảng hốt. Hà Duy định lần nữa lên tiếng để cầu sự giúp đỡ, nhưng may sao trong lúc đó sức nặng do cơ thể của bà Tỵ đè lên trên tay đã nhẹ đi phân nửa.

Nhã Chi sau khi thoát được ra khỏi những suy nghĩ hỗn độn của mình thì đã ý thức được tình hình. Và sau đó thì…

Mùa hè ở thành phố C luôn mang một khí tức ngột ngạt đến khó thở. Mà cái khí tức ấy lại đến từ cái bức xạ mặt trời gì đó. Là dân chuyên sinh nên Nhã Chi không có rõ mấy chuyện đó. Chỉ là sức nóng của mặt trời quá mức đáng sợ.

Đáng sợ đến bận, cô nàng chỉ mới giúp Hà Duy đỡ bà Tỵ vào phòng có một chút thôi mà mồ hôi đã thấm ướt cả lưng áo.

Cô gái trẻ tựa người vào khung cửa nhìn chằm chằm vào cậu bạn học đang chăm sóc bà của mình. Từng cử chỉ thấm đẫm tình yêu thương lẫn khó xử, hẳn Hà Duy đang rối tinh rối mù tâm trí bởi hàng loạt những hành động khó hiểu của mẹ mình. Và nếu bà Yến còn ở đây thì chắc chắn cậu sẽ ngần ngại mà chất vấn bà.

Có điều sau khi mắt thấy bà Tỵ ngất đi thì bà Yến cũng bỏ đi. Bỏ đi sau khi ném cho mẹ ruột của mình một ánh nhìn căm hờn. Căm hờn… nhưng tại sao lại căm hờn? Nhã Chi tin chắc không phải mình bản thân cô mà Hà Duy cũng đang nẫu ruột cố tìm cho ra một đáp án.

Người trên giường đã ngủ say. Hà Duy không muốn Nhã Chi phải đứng chờ thêm nên đã đứng dậy. Nhưng cô bạn học của anh từ lúc nào đã rời khỏi khung cửa của căn phòng.

(Hết chương 35: )