Chương 30

Mặt trời cho vạn vật thứ nguồn sáng vô giá mà không có thứ gì có thể thay thế được. Soi sáng cho vạn vật, còn là nguồn năng lượng cho cây cỏ đâm chồi nảy lộc. Nhưng quan trọng hơn hết là nguồn sáng ấy tiêu trừ âm khí cực kì hữu hiệu.

Có điều dù bà Ba Tỵ đã nói chắc nịch như thế, nhưng bà Yến vẫn thấy có chút gai người khi đi ngang qua cái trang thờ nhà ông cụ Chín. Có chuyện hai mẹ con bà Yến tới đây là phải kể qua việc tối qua ông Tỵ đi cả đêm không có về nhà.

Mà kể cho rành rọt thì ông Ba Tỵ sau khi giao lại Huệ Lan cho Trịnh Vũ Dương, đã có ghé qua phòng của Hà Duy với bà Tỵ.

Rồi sau đó, khi cả Hà Duy và Nhã Chi đều bảo đã khỏe có thể tự chăm sóc bản thân thì cả ba người ông Ba Tỵ, bà Ba Tỵ và bà Yến đã trở về nhà. Bà Ba Tỵ lúc này mới để ý tới hai cẳng tay bị bó kín của chồng.

Dù gì cũng đã ở với nhau hơn bốn mươi năm nên bà biết ông bị vết thương đó sẽ đau đớn vô cùng. Và cả mất ngủ nữa, nên khi đó bà đã nói ông phải ghé chỗ khám bệnh, xem vết thương thế nào đã rồi mới về. Chả ngờ ông Tỵ gào ầm lên mắng bà lắm chuyện rồi bỏ đi thẳng.

Giận dỗi vì lòng tốt không được đáp lại, bà Ba Tỵ hối bà Yến chở mình về thẳng nhà mà không có dừng lại ngó xem ông Tỵ đi đâu. Để rồi khi màn đêm kéo đến, và sau đó là trên màn trời đó xuất hiện càng lúc càng nhiều những vì sao thì bà Ba Tỵ mới phát hoảng.

Bà hối bà Yến gọi điện cho khắp những người bạn, người quen của gia đình để hỏi thăm. Nhưng kết quả mà hai mẹ con bà Yến nhận được vẫn là những câu trả lời "không".

Không biết ông Ba Tỵ đang ở đâu, làm gì. Trong khi ông ấy đang là mục tiêu của vong hồn Tạ Hoàng Nhạn. Suy nghĩ mới khẽ chạm tới vấn đề đó thì người đàn bà ở tuổi thất thập đã vội rùng mình một cái như thể là đang lạnh lắm. Bên này bà Yến thấy mẹ của mình cứ đứng chôn chân một chỗ mà không chịu đi tìm thì đâm bực. Bà giục:

-Má coi ra sau bếp đi. Con đi dô mấy cái phòng ngủ thử. Mà sao má lại nghĩ tới chuyện dượng con tới đây dãy. Cháy đen còn cái gì đâu. Hay má nghĩ là dượng con đi tìm ông cụ Chín? À, con nghĩ ra rồi. Có khi nào ông Chín đó, ổng lên núi Hàm Rồng ổng núp như cái hồi ông Tạ Hoàng Nhạn hả má? Nếu con nhớ không lầm thì ông Tư Minh ổng có cái nhà ở trên đó đó, gần nghĩa địa Cam Thành đó má. Mà không biết còn là của ông không nữa hay là bán rồi má hơ.

-Cái con Yến này! Bây thôi đi!

Bà Tỵ gắt nhẹ con gái.

-Bây không nói có ai nói bây không biết nói đâu. Cái nhà trên đó không có bán gì hết. Vẫn là của ông Tư Minh. Nhưng nó bị bỏ hoang nên đổ nát đến độ khi công an lên đó kiểm tra xem bà Nhung ở đó không thì còn lắc đầu bỏ đi mà. Không mái nhà đã đành, cây cối còn mọc lan khắp nơi như ở đồng hoang vậy. Kinh khủng vô cùng! Mà...

Dừng lại để nhìn thẳng vào mặt con gái mình, bà tiếp:

-Mà sao bây không đi vào trỏng kiếm đi. Đứng đây làm chi đứng miết vậy.

Ờ, đứng đây làm chi đứng miết, phải vô trong nhà tìm kiếm thìmặc may mới tìm được người. Nhưng phải vô trong đó thật sao? Nhìn những vệt khói đen ám lên tường nhà bà Tỵ lại rùng mình.

Đúng ông cụ Chín đã ra tay gϊếŧ tụi nhỏ thật. Bởi ông ta đã đổ xăng ở các cánh cửa ra vào mà đốt thì thử hỏi tụi nhỏ sao có thể thoát ra cho được.

Nhìn cả căn nhà bị màu đen ôm trọn, rồi bên trong là mấy đồ vật bị cháy nham nhở, lòng bà Tỵ phần muốn tiến lên vào bên trong tìm kiếm tung tích của chồng, phần lại chùn chân.

Bên này bà Yến thấy mẹ mình chưa có bước đi thì cũng đâm ra chần chừ. Hai người đàn bà một mẹ một con cứ đứng như trời trồng mà nhìn chằm chằm vào căn nhà đã suýt xảy ra tội ác.

Chợt bà Yến phá vỡ sự im lặng bằng một câu hỏi:



-Vậy chung kết có dô trong không dãy má? Mà sao má nghĩ dượng con, ổng ở trong này dãy?

- Ai ở trong này?!

Một câu hỏi khác, đến từ một người khác đã chặn đứng những gì mà bà Yến định nói. Người vừa mới nói kia là một anh thanh niên tuổi tầm hai mươi, hai lăm vận bộ đồ dân quân màu xanh lá đậm.

Anh chàng cau mày nhìn hai người bà Tỵ và bà Yến, rồi tiếp:

-Nhà này là nhà của ông Hồ Trí Nhân bị cháy tối hôm trước đó. Cháy rồi có ai ở đó nữa đâu. Mà mấy người là ai vậy? Tìm ông Nhân hả? Ổng là người gây ra vụ cháy đặng gϊếŧ mấy cô cậu sinh viên trường Y, sự không thành ông ấy bỏ trốn mất dạng rồi. Mà mấy người là ai vậy?

Nhắc lại câu hỏi kia lần nữa anh dân quân lia ánh mắt tò mò về phía bà Tỵ và bà Yến, rồi chợt anh chàng ồ lên một tiếng.

-Cháu nhớ rồi! Hai người là bà và mẹ của thằng Duy phải không ạ? À, hay là tối qua thằng Duy có rớt điện thoại đồ ở trong này. Vậy thì thôi đừng tìm nữa. Trong đó đồ đạc cháy đen hết cả rồi.

-Đồ đạc cháy đen hết cả rồi! Không lẽ chú có đi dô trong sao?

Bà Tỵ vội lên tiếng hỏi.

-Vậy cháu có thấy ông ngoại của thằng Duy ở trong đó không? Ổng… ổng đi đâu mà cả tối qua không có về nhà.

-Không về nhà thì ông đi đâu đó. Chứ sao lại tới cái chỗ cháy đen thui này mà tìm. Nói thiệt với bà và cô là công an họ cũng mới rời đi lúc hơn 11h đây thôi. Họ đi, nhưng giao hiện trường lại cho dân quân tụi cháu quản lý canh chừng từng bận đó tới giờ luôn đó. Cháu xin cam đoan với bà và cô là từ tối qua tới giờ không có ai héo lánh tới chỗ này đâu ạ.

Gã thanh niên nói tới đây thì bà Yến cũng không kiềm được tò mò mà hướng mắt nhìn về phía bà Tỵ. Quả tình là chính bà cũng thắc mắc chuyện đó… thắc mắc tại sao mẹ của bà lại cứ khăng khăng là ba dượng của bà đã ở ngôi nhà bị cháy này, và đợi mẹ của bà đi tìm.

Bên này bà Tỵ sau khi nghe anh chàng dân quân khẳng định chắc nịch là không có ông Tỵ ở đây thì ánh mắt của bà lập tức trở nên mờ mịt.

-Sao có thể như vậy chứ? Hay cháu... cháu cứ cho bà đi vào đó…

Lời chưa nói xong bà Tỵ đã gạt ngang anh bạn dân quân để xông vào trong. Một hồi kinh ngạc bủa vây. Làm cả bà Yến và anh bạn dân quân phải đứng hình mất mấy giây, rồi mới hồi thần lại.

Nhưng đợi đến khi cả hai người tính chạy vào trong để tìm người, thì từ sau những bức tường ám khói bà Tỵ đã thất thểu chân nam đá chân chiêu bước ra.

-Má à, có gì thì mình từ từ nói với người ta. Không có công an ở đây thì dân quân là đại diện cho chính quyền đó. Má cứ xồng xộc vào trong vậy là không được đâu. Má có dượng con trong đó không má?

-Nhìn mặt bà vậy thì đủ biết là không có ai rồi cô ơi.



Câu trai dân quân đỡ lời cho bà Tỵ.

-Mà con đã nói rồi. Hết công an canh, rồi tới lượt tụi con canh đến con ruồi chưa chắc đã chui lọt huống chi là con người. Mà con nghĩ cô với bà kì thật đó nha. Tìm người mất tích thì sao không ra mấy cái ao, cái giếng, mấy cái mương thủy lợi mà tìm. Kiểu già đó, không nhậu xỉn thì đôi khi là trúng gió đồ…

-Phỉ phui cái miệng thằng nhỏ này. Có phải bây đang trù dượng của cô chết không? Còn trai tráng thanh niên sao lại phun ra mấy lời xui rủi vậy. Không tốt đâu… Con nói đúng không má?

Quay đầu nhìn sang bà Tỵ hòng tìm kiếm một sự đồng tình,nhưng ngược lại với suy nghĩ của bà Yến, bà Tỵ không hiểu lúc này bị làm sao mà cứ hướng đôi mắt kinh ngạc mà nhìn chòng chọc vào mặt của cậu trai dân quân.

Bỏ điện thoại xuống bàn, Hà Duy trầm ngâm hướng đôi mắt đầy lo nghĩ ra khoảng không bên ngoài cửa sổ. Hốc mắt của anh chàng cũng đã đỏ hoe từ lúc nào. Biểu tình lo lắng lẫn đâu lòng của Hà Duy lập tức đập ngay vào tầm mắt của hai người còn lại trong phòng.

Huệ Lan và Nhã Chi, hai cô gái trẻ hết đưa mắt nhìn nhau thì lại đưa mắt nhìn Hà Duy.

Và tới khi Huệ Lan thấy những giọt nước trong suốt chảy xuống hai bên má của Hà Duy thì cô gái không còn giữ im lặng được nữa. Huệ Lan nhỏ giọng an ủi.

-Thôi nào! Chuyện đâu còn có đó. Đã chắc gì ông ngoại của Duy gặp chuyện không hay đâu mà đã nháo nhào lên như thế.

-Không, chuyện gì Duy không chắc, nhưng chuyện này thì Duy chắc chắn. Chắc chắn đến một ngàn phần trăm luôn. Vì những chuyện đang và đã xảy ra ở cái xóm nhỏ này là do vong hồn của Tạ Hoàng Nhạn sai khiến, xúi bẩy. Ông ấy đã bắt đầu tác oai tác quái sau khi lá bùa trấn vong kia bị mất tác dụng.

-Cái này…

Huệ Lan bị những lời vừa rồi của Hà Duy làm cho lúng túng, khiến mấy câu chữ cô nàng định nói ra để trấn an bạn mình trởnên lủng củng và không thể nào thốt ra được.

Bên nay Nhã Chi thấy Huệ Lan ngần ngừ không mở lời, thì cô nàng lại tưởng bạn mình phản đối như những suy luận của người bạn còn lại, nên đã vội vã lên tiếng:

-Đúng rồi đó Huệ Lan à. Không phải, phải nói là bản thân mình không chắc những chuyện vừa rồi có phải là do vong hồn Tạ Hoàng Nhạn làm không. Nhưng mình tin có thế giới tâm linh, có hồn ma. Huệ Lạn có nhớ không? Trong vụ cháy của nhà ông Tư Minh, bọn mình đã được những hồn ma cứu giúp. Và lần này…

Nhã Chi xúc động đến mức giọng nói đã nghẹn lại. Hốc mắt cô gái trẻ đỏ hoe.

-Lần này Chi cũng được vong hồn ấy cứu giúp. Trong lúc Chi tưởng bản thân sẽ mãi bị nhốt trong không gian mờ ảo đầy những gương mặt đáng sợ, thì khuôn mặt hiền từ của vong hồn ấy lại xuất hiện. Dù không nói gì nhưng ông đã đưa tay về phía Chi, rồi nhẹ nhàng dìu Chi qua những cánh cửa hẹp…

-Chi cũng vậy sao?!

Câu hỏi của Hà Duy làm câu nói của Nhã Chi phải dừng lại. Và sau đó cả cô gái và Huệ Lan đều hướng mắt nhìn về phía Hà Duy. Cũng… cũng vậy sao… Có nghĩa Hà Duy cũng… Và anh chàng đẹp trai ấy đã không để cho hai người bạn của mình chờ quá lâu. Hà Duy cất giọng trầm khàn.

-Duy cũng rơi vào khoảng không gian mờ ảo ấy. Chỉ khác là người cứu Hà Duy ra khỏi đó là dì Yên của Duy. Mà hình như Huệ Lan cũng vậy phải không? Vì nếu không thì bạn hãy nghĩ đi. Bọn mình không những được ông ngoại của Duy phát hiện kịp thời, mà còn không bị ngạt khói hay bị bỏng. Dù chỉ là một chút.

(Hết chương 30: )