Chương 3

Bà ngoại của Hà Duy có gốc ở Đà Lạt. Sau khi rời quê xuống huyện thì mọi người quanh vùng gọi bà là bà Ba Tỵ. Có cái danh xưng ấy là do bà ngoại của Hà Duy đã gá nghĩa với Ba Tỵ. Một trai thanh niên độc thân là dân gốc của huyện C. Nhưng lại đem lòng si mê một người đàn bà có hai đứa con riêng.

Và đứa con riêng ấy lần lượt là dì hai Yên, Hải Yên và mẹ của Hà Duy, Ngọc Yến. Hai đứa trẻ khi mới đến huyện C chỉ mới sáu và hai tuổi. Có điều chúng khôn lắm. Biết ai thương mình nên cũng rất quấn quýt ông Ba Tỵ. Vì thế mà một nhà bốn người sống rất hòa thuận.

Xuống dưới xuôi chưa được chục năm thì hòa bình tới. Cứ ngỡ cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với cái gia đình nhỏ ấy, ai ngờ…

-Vịnh C kín gió là chỗ neo đậu lí tưởng của những tàu quân sự cỡ lớn. Nên vô hình chung khi quân Mỹ thua trận, huyện C, mà chính xác hơn là ngã ba MC là nơi tập trung của những gã lính ngụy với mong muốn chen chân lên 1 con tàu quân sự nào đó để tháo chạy khỏi đất nước mà chúng đã tạo nghiệp. Nhưng không phải ai cũng có may mắn được lên tàu. Và trong số những kẻ bị rớt lại đó có Tạ Hoàng Nhạn.

-Tạ Hoàng Nhạn?!

Huệ Lan nhắc lại cái tên lạ hoắc mà Hà Duy vừa mới thốt ra.

-Không giỏi lịch sử, nhưng Lan đoan chắc đây không phải là một nhân vật nổi bật trong quân đội Mỹ ngụy.

-Ừ thì không phải là nhân vật nổi bật, nhưng đâu cần là nhân vật nổi bật thì mới ra tay gϊếŧ người. Tạ Hoàng Nhạn đã gϊếŧ chết dì hai Yên của mình và cả bà Tám Tiến nữa. Và tuy là đã bị xử bắn nhưng sau đó hồn mà của hắn còn vất vưởng qua khu trạm biến áp.

Hà Duy dừng lại để hướng ánh nhìn về phía Huệ Lan.

-Dù sao cũng không có phải trực nhà xác nữa, nên Duy tính về quê vài ngày. Không biết đại thần thám Hứa Hà Huệ Lan của chúng ta có hứng thú về quê cùng Duy không? Vì dù chưa từng hại người như hồn ma của Tạ Hoàng Nhạn, nhưng việc xuất hiện thường xuyên của cái bóng trắng kia đã làm không ít người hoảng sợ.

Một cái nhếch mép chán ghét đã lập tức xuất hiện trên khóe môi của Huệ Lan. Cô gái trẻ chẳng ngần ngại mà đưa tay chỉ thẳng vào mặt Hà Duy.

-Thần ccmn thám. Khích bác người khác cũng không cần phải lộ liễu như vậy đâu. Tìm được sự thật về hồn ma thì bản thân Duy sẽ được lợi. Mà không thì Duy sẽ được một phen cười vào mũi Lan chứ gì. Kiểu nào thì Duy vẫn là trùm cuối nhỉ.

-Gì mà trùm cuối chứ. Bởi thực tâm là Duy chỉ muốn cho mình một câu trả lời xác đáng về mọi chuyện thôi. Thế giới này có thực là có ma hay không? Và nếu có thì hồn ma kia có phải là dì hai Yên không? Duy muốn mẹ của Duy sẽ được giải thích cặn kẽ để thoát ra khởi mớ bòng bong mang tên dằn vặt. Đi chứ? Xe Phương Trang xuất phát mười giờ đêm nay đó. Duy đã đặt hai vé rồi.

-What the fuck?

Huệ Lan không kiềm được mà đứng phắt dậy mà dứ dứ nấm đấm vào gương mặt điển trai của cậu bạn cùng lớp.

-Vậy thì khác nào là Duy bắt cóc Lan rồi. Được rồi! Đi thì đi. Nhưng nói trước là mọi chi phí Duy phải trả đấy. Có đồng ý không?



-Tôi trả cho Lan được không?

Một thoáng sững sờ hiện lên trên khuôn mặt trắng như trứng gà bóc của Huệ Lan. Mà không chỉ Huệ Lan, Hà Duy ở phía đối diện cô nàng cũng mắt tròn mắt dẹt nhìn người vừa nói kia. Anh chàng lắp bắp:

-Huệ Lan à, Lan có nghe thấy gì không? Trả… trả cái gì?

-Là trả mọi chi phí đi lại ăn ở của Huệ Lan khi Lan theo Duy về nhà. Với một điều kiện...

Nhã Chi, cô gái phục vụ quán cà phê khi dừng lại trong giây lát để đưa ánh mắt lo lắng nhìn Huệ Lan, rồi nhìn sang cả Hà Duy.

-Xin… xin hai bạn cho mình cùng về quê với. Về thành phố C…

*

Bà Lan Chi bỗng ngẩng phắt đầu lên nhìn vào cánh cửa phòng đang đóng kín. Nếu bà nghe không nhầm thì bên trong cánh cửa phòng kia vừa vang lên một tiếng ho. Một tiếng ho nghèn nghẹt như là bị chủ nhân của nó ngăn cản.

Là mẹ của bà, bà Mai Chi không muốn bà vì tiếng ho kia mà lo lắng đây. Nhưng mẹ bà đâu biết là càng che giấu thì bà lại càng cảm thấy bất an hơn.

Buông ra một tiếng thở dài, bà Lan Chi chậm rãi xoay lưng về phía bàn viết. Lúc này bà không thể tập trung vào công việc được, hay đúng hơn là bà đang cần một thứ gì đó xuất hiện để xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực đã chực chờ nuốt chửng bản thân mình.

Và có lẽ hàng phượng tím bên đường kia đã thành công làm được chuyện đó. Chẳng có gì đặc sắc bởi ở Việt Nam cũng có phượng tím. Chỉ khác là màu tím ở chốn này nhạt nhòa hơn, nhạt nhòa như chính tình cảm mà bà dành cho người cha sinh học của mình.

Tiếng “kẹt” nhỏ phát ra một cái bản lề khô dầu đã như một hồi chuông gọi linh hồn bà Lan Chi từ cõi xa xăm trở về.

-Mẹ!

Bà Lan Chi gọi khẽ.

-Sao mẹ lại ra đây?!



Bà cụ thân sinh của bà Lan Chi cười khẽ. Rồi bà xua tay từ chối sự giúp đỡ của con gái mà ngồi xuống:

-Nằm hoài cũng mệt người con à. Mà đã có tin tức gì của con Nhã Chi chưa. Nó về Việt Nam cũng đã hai tháng rồi còn gì.

-Tìm một con người chứ có phải tòa nhà hay mảnh đất đâu mẹ. Còn chưa kể người ta vì trốn tránh trách nhiệm mà thay tên đổi họ nữa. Với con Nhã Chi sống ở San Diego này từ bé, giờ về Việt Nam nó biết đâu là đâu mà tìm với kiếm. Mẹ thật là biết làm khó con bé.

Một hồi im lặng bao trùm lấy hai người đàn bà tội nghiệp. Bà Lan Chi hình như sau phút nghĩ lại đã nhận ra mình lỡ lời.

-Mẹ!

-Mẹ xin lỗi khi đã làm khó con gái của con.

Bà Mai Chi cướp lời con gái của mình.

-Nhưng Lan Chi à, con phải hiểu cho mẹ. Giờ Nhã Chi… Nhã Chi là hi vọng cuối cùng của mẹ. Mẹ muốn biết lí do tại sao ông ấy năm đó lại một đi không trở lại. Lí do tại sao ông ấy năm đó lại thất hứa.

Giơ tay lên trước ngăn con gái của mình nói, bà Mai Chi ôm ngực ho lên một tràng rồi mới lào khào tiếp:

-Ông Gia Minh, ông ấy tốt bụng đến độ một con kiến cũng không nỡ gϊếŧ thì sao có thể lại chối bỏ đi giọt máu của mình.

-Thì đành rằng ông ấy không có chối bỏ con. Nhưng chiến tranh loạn lạc, biết đâu ông ấy vì trúng phải viên đạn lạc nào đó mà đã qua đời rồi thì sao.

Không gian lại chìm vào trong im lặng một lần nữa. Và bà Lan Chi lại lần nữa biết bản thân mình lỡ lời mà lên tiếng xin lỗi:

-Mẹ! Con… con xin lỗi!

-Mẹ không thể trách con được. Vì bản thân mẹ cũng thấy mình quá cố chấp. Nhưng sống phải thấy người, chết phải thấy xác. Nếu năm đó không vì ông ngoại con, ba của mẹ ngăn cản rồi sau ấy là. Là đánh thuốc mê để mang lên máy bay đi Mỹ thì chắc chắn mẹ sẽ đến quê của cha con mà tìm kiếm.

Hai hàng nước mắt chảy dài xuống đôi gò má tái xanh của bà Mai Chi làm ai nấy nếu nhìn thấy đều sẽ xót xa.

(Hết chương 3: )