Chương 27

Giọng nói mềm mại của tiếp viên hàng không làm ai nấy dù đã bay trăm lần, và thuộc làu những điều nhắc nhở trong đó vẫn hướng mắt lên nhìn theo từng động tác của cô tiếp viên xinh đẹp. Và bà Lan Chi cũng vậy.

Không… không phải, ông Joe muốn tự vả cho mình một cái thật đau. Bởi những gì ông đã tưởng hoàn toàn không có đúng.

Ông… người bạn thân nhất của bà Lan Chi sao lại quên mất tình trạng thiếu trước hụt sau của người đàn bà tội nghiệp. Rồi thì việc bà Lan Chi xoay sở như thế nào để có tiền cho mẹ chữa bệnh, và nuôi con gái ăn học. Nên căn bản là từ khi lọt lòng cho đến giờ, đây là lần đầu tiên bà Lan Chi được ngồi máy bay.

Phần hướng dẫn an toàn bay đã kết thúc nhưng bà Lan Chi vẫn ngây người nhìn chăm chăm vào chỗ mà khi nãy tiếp viên đã đứng. Từ khi nào và tại vì sao bà lại khổ sở đến mức này?

Mang tiếng là ở Mỹ, nhưng là lần đầu tiên được đi máy bay. Nhìn những đứa trẻ người Việt thuần thục các thao tác an toàn bay, bà lại tự cười bản thân mình.

Nước Mỹ ư? Miền đất hứa ư? Phản bội tổ quốc nơi chôn nhau cắt rốn để chạy sang xứ người… Đành rằng bà không làm, nhưng ông bà ngoại của bà đã làm.

Quyết định bước chân lên chuyến bay di tản đó đã khiến cha mẹ bà phải chia xa. Hay đúng hơn là vì ông bà ngoại muốn đi di tản sang Mỹ nên đã làm cha bà phải trở về quê và sau đó là mất liên lạc.

Mẹ bà đã giấu kín bí mật đó. Nhưng là con, sao bà không đoán ra được. Sự chua xót lẫn phẫn hận mỗi khi mẹ bà nhắc đến tới đấng sinh thành. Đời cha ăn mặn đời con khát nước và thậm chí là đời cháu như bà cùng vẫn phải nhận hậu quả.

Bị người mình yêu ruồng bỏ, phải làm mẹ đơn thân. Cuộc sống quay cuồng với hai cụm từ “túng thiếu” và “cực kỳ túng thiếu” nên giờ mới biết ngồi máy bay là gì?

Ngồi ở ghế bên cạnh, ông Joe thấy người bạn đồng hành của mình sắp khóc tới nơi thì đâm hoảng thật sự. Ông huơ huơ taytrước mặt bà Lan Chi, rồi nói đùa một câu.

-Đừng nhìn tới thất thần như vậy nữa. Cô gái ấy đâu có đẹp như Lan ngày xưa đâu.

-Thật sao?

Câu nói của ông Joe đã triệt để chọc cho bà Lan Chi khóc oà.Từng giọt nước mắt tuôn rơi làm người đàn ông mạnh mẽ như ông Joe cùng phải lâm vào tình trạng hoảng loạn.

Ông bất lực đưa mắt nhìn quanh và khi thấy ai ở gần đó cũng đang nhìn mình, thì ông đã ngượng ngùng che mặt mà kéo kéo góc áo củabà Lan Chi.

-Đừng khóc nữa! Người khác đang nhìn kìa.

-Và họ tưởng Joe đang chọc Lan phải không?

Bà Lan Chi vừa nói vừa lau đi mấy giọt nước mắt trên mặt mình. Đã tự dặn bản thân không được quá xúc động, nhưng sốt cuộc chưa gì đã khóc như mưa thế này thì đến khi đối mặt với người kia thì bà biết phải làm sao.

-Đừng có giữ mãi cái suy nghĩ kia nữa.

Như hiểu được suy nghĩ của bạn mình, ông Joe lên tiếng trấn an.

-Con bé Nhã đã đủ lớn để có thể suy xét vấn đề. Và hơn hết thì tôi thấy anh Phong là thật lòng yêu thương Lan.



-Cậu nói như thể không biết từng ấy năm qua tôi đã phải sống khổ sống sở như thế nào vậy. Đâu thể nói tha thứ là có thể tha thứ một cách dễ dàng được.

Lời lẽ phản biện chắc nịch của bà Lan Chi làm ông Joe khôngcòn cách nào để nói lại, nên ông quyết định im lặng. Những hành khách khác ở máy hàng ghế ở gần ông Joe và bà Lan cũng rơi vào tình trang im lặng như ông Joe.

Nhưng không phải là vì không có gì nói, mà bởi chuyến bay để trở về quê nhà này rất dài. Và họ là đang ngủ để tiết kiệm năng lượng cho chặng đường bay mất gần hai mươi ba tiếng đồng hồ.

Đúng vậy. Bắt đầu bay ở San Diego, chặng đầu tiên họ phải đáp xuống San Francisco để tiếp nhiên liệu. Rồi sau đó là quá cảnh ở Tokyo, cũng là để tiếp nhiên liệu. Rồi mới bay về điểm cuối là thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh… Sài Gòn… Liệu nó có thật sự sầm uất, thực sự tráng lệ sánh ngang thành phố mà chúng ta sống như lời con bé Nhã Chi nói? Hay là ẩm thấp xưa cũ rồi thì đổ nát như lời của tổ chức Việt Nam lâm thời đã tuyên truyền?

Thấy bạn của mình đã thôi không còn khóc lóc nữa, nhưng ánh mắt lại đượm buồn một cách khó diễn tả, ông Joe tự dưng lại thấycăng thẳng vô cớ. Người đàn ông mang hai dòng máu Việt-Mỹ đã lo lắng kéo tay bà Lan Chi lại và hỏi.

-Không sao đó chớ. Tự dưng lại im bặt. Rồi mặt mũi thì cứ đờra. Vẫn đáng nghĩ về người đó hả?

-Không có rỗi hơi đến độ đó đâu.

Bà Lan Chi khẽ nở một nụ cười buồn.

-Chỉ là đang nghĩ không biết Sài Gòn bây giờ như thế nào. Đẹp đẽ, tráng lệ hay tiêu điều đổ nát?! Mà tôi là một đứa trẻ được sinh ra ở nước Mỹ nên không biết Sài Gòn năm xưa thế nào cả.

-Sài Gòn ư?

Ông Joe nhắc đến hai chữ “Sài Gòn” mà đôi mắt cũng không kiềm được dâng lên một nỗi buồn man mác.

-Có phải ý Lan Chi là Joe có nhớ được chút gì về Sài Gòn không?

Khẽ gật đầu, bà Lan Chi kiên nhẫn chờ đợi. Bởi bà biết lúc này nếu hối hấp ông Joe, hẳn thứ bà nhận lại được sẽ là những giọt nước mắt. Và quả không phụ sự kiên nhẫn của bà Lan Chi, tâm trạng của Ông Joe đã ổn hơn trước rất nhiều.

Chỉ là giọng nói của ông thì vẫn buồn thương đến lạ lùng. Ông nhìn vô định vào khoảng không trước mặt, cười nhẹ một cái rồi mới cất lời.

-Nhớ chứ! Tôi nhớ hết tất cả những gì liên quan tới Sài Gòn, bởi chỗ đó là nơi duy nhất tôi hạnh phúc... nơi duy nhất tôi có mẹ. Nói đứa trẻ bốn, năm tuổi thì sẽ quên sạch sẽ mọi kí ức của thời gian đó, nhưng tôi lại nhớ rõ từng con đường, từng ngọn cây ởSài Gòn khi ấy.

Ông Joe tiếp:

-Vũ trường, sàn nhảy, những chiếc xế hạng sang và các cô gái Việt trang điểm kỹ càng làm nghề tiếp rượu vẫn cứ còn mãi trong tâm trí của tôi. Những chiếc xế hạng sang là do những ông Hội đồng, hay Tham tán người Việt sắm sửa cho con trai họ để lấy le với thiên hạ. Mấy công tử ấy ỷ vào cái trụ chống trời là cha mình mà ăn chơi trác táng, ngập ngụa trong gái gú, rượu mạnh và cả ma tuý nữa.

-Vậy sao?

Gật nhẹ đầu để thay cho câu trả lời, ông Joe khẽ giương cao khóe môi để trưng ra một nụ cười chế giễu. Ông nói:

-Sau này đã trưởng thành, tôi nhớ lại mấy cảnh đó mới hiểu tại sao Việt Nam Cộng Hòa khi ấy lại thất thủ trước Việt Minh, tại sao họ không thể trở thành một Đại Hàn Dân quốc thứ hai mà lại chiến bại trước một miền Bắc Việt Nam nghèo nàn. Bởi Việt Nam Cộng Hòa khi ấy chỉ chăm chăm vào việc ăn chơi hưởng lạc, họ đâu có đường lối phát triển đất nước hay nâng tầm cuộc sống của người dân. Mà chỉ suốt ngày đυ.c khoét, vơ vét của cải làm của riêng rồi thì rượu nào ngon, gái nào đẹp.



-Khoan đã! Khoan đã…

Bà Lan Chi trưng vẻ mặt không thể tin được để đối diện với ông Joe. Bà nói:

-Tôi không nghĩ là cậu có biệt tài đó đấy. Lật mặt nhanh hơn cả bánh tráng. Bởi nếu tôi nhớ không lầm thì mới ít giờ trước, khi ở sân bay cậu còn chê bai Việt Nam nghèo nàn, tụt hậu mà, nên cậu mới phải xách theo những bản đồ xưa cũ của cha cậu,rồi cả album gì nữa…

-Vậy nếu lúc đó tôi nói với Lan Chi rằng tôi nghĩ rằng linh hồn của cha tôi vẫn đang hiện diện và bấu víu vào những kỉ vật chiến tranh này, thì Lan Chi có tin không và có định cho tôi mang theo chúng.

Dừng lại để nhìn vào khuôn mặt đầy sự kinh ngạc của bà Lan Chi, ông Joe tiếp.

-Tôi muốn cha tôi nhìn thấy Sài Gòn bây giờ, muốn ông biết người Mỹ đã thực sự thua ở chiến trường Việt Nam. Và nếu có duyên tôi còn muốn đưa ông đi gặp lại những người đồng đội Việt Nam của ông khi đó.

-Là ai?

Bà Lan Chi tò mò hỏi. Ông Joe lúc này cũng không muốn che giấu nữa. Ông chỉ vào những tấm ảnh đen trắng đã ngả màutrong cuốn album.

-Họ…

Bốn khuôn mặt điển trai lập tức đập nhanh vào con ngươi của bà Lan Chi. Và thật dễ dàng để bà nhận ra ai là cha của ông Joe, bởi ngoài khuôn mặt đậm chất Mỹ đó thì ba người còn lại là người Việt. Và điểm chung còn lại của ba người đó chính là cao to. Họ vận đồng phục rằn ri, đặc trưng cho kiểu lính Mỹ ngày xưa.

-Bốn người bọn họ đều là học viên của trường sĩ quan lục chiến. Tên của họ lần lượt là Tạ Hoàng Nhạn, Đỗ Văn Thủy, và Ngô Văn Tỵ.

Trong khi Tạ Hoàng Nhạn là dân Phú Yên thì hai người còn lại là dân Khánh Hòa. Và chỉ có mình Tạ Hoang Nhạn tốt nghiệp xong thì cùng cha tôi chiến đấu cho nước Mỹ, còn hai ông Tỵ và Thuỷ thì đã biến mất. Có người nói với cha tôi rằng bọn họ đã trở về Khánh Hòa để làm nhiệm vụ nằm vùng.

*

Trịnh Vũ Dương xoay người để kéo cánh cửa lại vào ổ. Dù biết người trong phòng không có ngủ, nhưng anh thật không muốn gây tiếng động làm ảnh hưởng đến tâm tình của ai kia. Thật!Tâm tình của ai kia… Cô gái Huệ Lan đó thật sự khiến người ta phải tò mò.

Ai đời khi nãy còn đứng ra nói đỡ cho ông Ba Tỵ đó, nhưng lúc sau đã trở mặt không thèm trả lời khi ông ấy nói ra về. Hay cô ta không nghe thấy? Không thể nào. Bởi trước khi ông Ba Tỵ chào ra về, Vũ Dương anh có hỏi qua thương thế của ông ấy. Và khi người đàn ông ấy trả lời là thương nhẹ thôi, không cần để bác sĩ kiểm tra lại, thì Huệ Lan đã ngẩng phắt đầu lên để nhìn khổ chủ.

Hành động như thế thì rõ là cô nàng có nghe thấy đoạn đối thoại của anh và ông Ba. Rồi thì liền sau ấy ông Ba đã chào ra về, thì không thể không nghe thấy. Vậy thì chung kết là cô nàng ấy bị sao? Vò đầu bứt tai, Trịnh Vũ Dương bước từng bước chậm rãi trên đoạn hành lang của bệnh viện mà không hay biết đằng sau anh đang có người.

Ông Chu Thanh Phong cố rảo bước thật nhanh để bắt cho kịp thằng cháu họ. Nhưng thể chất giữa trai thanh niên so với ông già gần năm mươi, mà còn bị liệt gần mười năm thì đương nhiên là có sự khác biệt.

Và ông cũng là bác sĩ nên lẽ tất nhiên hiểu không nên kêu réo làm ồn bệnh nhân nghĩ ngơi, vì thế mà việc duy nhất ông có thể làm bây giờ là cố gắng đưa chân cho nhanh hơn.

(Hết chương 27: )