Chương 28

Bá tước Luy nói tiếp:

- Cách đây ba mươi nhăm năm có một người đàn bà rất đẹp, gốc người Hung, từ xứ Bôhêm đến xứ Bavi. Bà ta nhanh chóng nổi tiếng trong khắp các thành phố mọc nhan nhản xung quanh hồ Bavi là người đàn bà xem bói, đoán bài tây, xem tướng số, đồng cốt giỏi nhất. Tiếng tăm của bà ta đã thu hút sự chú ý của vua Lui II (bạn của Oanhơ, người xây dựng thành phố Bayrớt) Lui II là loại người điên khùng được tôn làm vua, là một ông vua nổi tiếng về những trò tưởng tượng lố lăng ngông cuồng. Mối quan hệ giữa ông vua điên khùng với người đàn bà có thiên nhân kéo dài được một vài năm, sôi sục, mạnh mẽ, bỗng gián đoạn bởi tính khí thất thường của nhà vua và chấm dứt một cách bi thảm giữa các buổi tối bí mật khi Lui xứ Bavi nhẩy từ chiếc thuyền của ông ta xuống hồ Xtăngbéc. Chẳng biết đó có phải là một cơn điên bộc phát, như cách tường thuật chính thức hay đó là một vụ tự tử, một vụ án mạng như dư luận đã khẳng định. Tại sao lại tự tử? Vì sao lại ám hại? Những vấn đề không bao giờ được giải đáp. Nhưng có một việc rành rành: Người đàn bà xứ Bôhêm đi theo Lui II trong cuộc du thuyền, hôm sau đã bị tịch thu hết của cải tư trang và bị trục xuất dẫn đến biên giới.

Trong cuộc phiêu lưu đó bà ta mang về một con quái vật, lúc đó đã bốn tuổi đặt tên là Alêxi Voócki. Thằng nhóc quái vật ấy sống với mẹ ở một nơi không xa làng Gioachimthan xứ Bôhêm là bao. Nó được bà dạy dỗ truyền cho tất cả những thói quen về sự ám thị, về cách nhìn thấu suốt và sự lường gạt. Tính nết thằng bé dữ dội khác thường nhưng tinh thần rất yếu, làm mồi cho những ảo giác và những ác mộng. Nó tin vào sự phù phép vào những câu tiên đoán, những giấc mộng, những lực lượng huyền bí, nó lấy chuyện hoang đường làm lịch sử, lấy dối trá thay cho sự thật. Một trong số rất nhiều chuyện truyền thuyết của miền núi đập mạnh vào trí não nó, nhất là câu chuyện gợi lên khả năng phi thường của một tảng đá. Tảng đá trong bóng tối sâu thẳm của thời gian đã bị các vị ác thần lấy trộm và đến một ngày nào đó nó sẽ được tìm ra bởi một đứa con trai của nhà vua. Những người nông dân còn chỉ vào một chỗ lõm trên sườn đồi và bảo là chỗ tảng đá nằm trước kia.

“Chính mày là con vua,” mẹ nó nói với nó như thế. Và nếu mày tìm thấy tảng đá, mày sẽ tránh được lưỡi dao của bạn mày và chính mày sẽ làm vua.

Ngoài câu tiên đoán kì cục đó, còn một câu khác cũng không kém kì cục do người đàn bà xứ Bôhêm ấy nói ra rằng con dâu bà ta sẽ chết trên cây thập giá, con trai bà ta cũng sẽ chết vì một người bạn thân của nó, đó là những điều trực tiếp ảnh hưởng đến số phận của Voócki một khi giờ tiền định đã điểm. Tôi đi ngay vào cái giờ tiền định đó vì không nên nói nhiều về những gì chúng ta đã biết trong cuộc đối thoại hôm qua. Thật vậy, nhắc lại làm gì những chi tiết về cuộc gặp gỡ giữa ông Xtêpan với bà Vêrôních trong xà lim của ông? Cần gì phải nói lại với ông Patơrixơ, với Voócki, với Vạn Sự Tốt Lànhnhững sự kiện ai cũng đã biết rõ như cuộc hôn nhân của Voócki - hay nói cho đúng là hai cuộc hôn nhân của hắn trước hết với Enphơrít, sau với Vêrôních - như vụ ông Đecgơmông bắt cóc Phơrăngxoa, như việc Vêrôních biến mất một thời gian, việc Voócki đi tìm kiếm nàng, những hạnh kiểm của Voócki trong thời kì chiến tranh, việc hắn bị nhốt trong trại tập trung? Những điều vụn vặt đơn giản bên cạnh những sự kiện sắp xảy ra... Chúng ta làm sáng tỏ câu chuyện Tảng Đá Kì Diệu. Đó là biến cố mới, liên quan chặt chẽ đến mi, Voócki, xung quanh Tảng Đá Kì Diệu mà chúng ta sắp làm cho sáng tỏ.

Thoạt đầu biến cố diễn ra như sau: Voócki bị giam trong một trại tập trung ở gần Pôngtivi nằm giữa miền Bơrơtanhơ. Hắn không mang tên Voócki mà mang cái tên Lôtơbách. Mười lăm tháng sau sau lần vượt ngục thứ nhất, giữa lúc hội đồng chiến tranh sắp ghép hắn vào án tử hình về tội làm gián điệp thì hắn trốn trại giam sống lẩn lút trong rừng Phôngtennơbơlô. Hắn gặp một người trong số những đầy tớ cũ tên là Lôtơbách gốc người Đức cũng như hắn và cũng trốn trại như hắn. Voócki đã gϊếŧ người đó, lấy quần áo của mình mặc vào cho anh ta và hóa trang cho anh ta giống hắn. Tòa án quân sự bị đánh lừa đã chôn một Voócki giả ở Phôngtennơbơlô. Còn Voócki thật thì vô phúc cho hắn lại bị bắt một lần nữa dưới cái tên giả Lôtơbách và bị giam ở trại Pôngtivi.

Đấy là chuyện Voócki. Sang phần khác, Enphơrít vợ thứ nhất của hắn, một nữ đồng bọn táo tợn nhất, tích cực nhất trong việc thực hiện tất cả các tội ác của hắn. Chị ta cũng người Đức. Tôi có một vài chi tiết về đời tư của chị ta và về cuộc sống của vợ chồng họ nhưng không quan trọng mấy và tôi thấy không cần thiết phải nói đến. Enphơrit cùng với con trai là Raynôn sống chui lủi dưới các hầm ngầm ở Xarếch. Voócki bố trí chị ta ở đấy với nhiệm vụ do thám ông Đecgơmông và qua đó dò tìm tung tích của Vêrôních. Tôi không biết rõ những lí do, những động cơ thúc đẩy người đàn bà khốn kiếp ấy. Vì một sự tận tâm mù quáng, vì sợ Voócki, do bản năng, do lòng căm thù đối với kẻ tình địch chăng? Chỉ biết rằng chị ta đã nhúng tay vào những tội ác khủng khϊếp nhất. Chúng ta khoan nói đến vai trò của chị ta, hãy tìm hiểu xem vì sao chị ta lại có thể can đảm sống đến ba năm liền dưới mặt đất chỉ ban đêm mới thò lên để lấy cắp đồ ăn. Đứa con trai của chị ta cũng vậy. Và cứ thế chị ta kiên nhẫn đợi đến cái ngày chị ta có thể cứu thoát và phụng sự vị chúa tể, người thầy vĩ dại của chị ta.

Tôi cũng không biết hết các hoạt động của chị và những cách thức họ liên lạc với nhau. Nhưng điều tôi biết chắc là cuộc vượt ngục của Voócki đã được vợ thứ nhất của hắn chuẩn bị rất chu đáo từ trước. Từng chi tiết nhỏ đều được chị ta tính toán, bố trí một cách rất ăn khớp. Tất cả sự thận trọng khéo léo của chị ta đều được đem ra vận dụng. Ngày mười bốn tháng chín năm ngoái, Voócki vượt ngục cùng với hai tên cặp kè hắn thâu nạp trong nhà tù: ngài Ôttô và ngài Cônrát.

“Cuộc tìm về căn cứ rất dễ dàng, ở mỗi chỗ đường nhánh đều được đánh dấu bằng mũi tên kèm theo số thứ tự và trên đó là chữ V.d’H (những chữ cái này chắc hẳn do Voócki chọn). Thỉnh thoảng trong một túp lều bỏ hoang, dưới một tảng đá hay trong đống cỏ khô lại có sẵn thức ăn dự trữ. Bọn chúng cứ việc theo đó mà đi qua Guêmơnê, Lơ Phauê, Rốtpoócđen và cuối cùng ra tới bãi biển Bếcmây.

“Enphơrít và Raynôn ban đêm ra đón những kẻ vượt ngục bằng xuồng máy lấy trộm. Bọn chúng đưa nhau về các hầm ngầm dưới cánh đồng hoang màu đen. Chỗ ở cũng đã được chuẩn bị chu đáo từ trước, như chúng ta đã thấy hoàn toàn bảo đảm và đầy đủ tiện nghi. Trải qua một mùa đông rồi ngày lại ngày cái kế hoạch rất mơ hồ của Voócki càng trở nên rõ rệt hơn.

Điều kì lạ, trước chiến tranh trong dịp lưu lại ở Xarếch lần đầu, Voócki không hề nghe nói đến bí mật của hòn đảo. Chính Enphơrít đã cho hắn biết câu chuyện truyền thuyết về Tảng Đá Kì Diệu qua những lá thư chị ta gửi đến Pôngtivi. Các bạn có thể đoán được một phát hiện như thế sẽ tác động ra sao đối với một con người như Voócki. Tảng đá ấy phải chăng là Tảng Đá Kì Diệu của xứ sở hắn đã bị lấy đi. Vậy thì tảng đá phải được tìm ra bởi một con vua như hắn và khi đó nó sẽ cho hắn cả quyền lực và ngôi báu! Tất cả những điều hắn được biết thêm sau đó càng làm hắn vững tin. Nhưng cái điều bao trùm sự việc hắn có mặt trong các hầm ngầm ở Xarếch là những lời tiên tri của ông thầy dòng Tôma mà hắn mới tìm ra tháng trước. Những lời tiên tri đó, một vài mẩu văn vần kéo lê từ chỗ này đến chỗ khác, hắn đã thu lượm được bằng cách buổi tôi đứng rình mò dưới cửa sổ của các ngôi nhà tranh hay trên mái các vựa thóc, nghe lỏm câu chuyện của những người dân làng. Nhớ lại từ thời xa xưa ở Xarếch người ta luôn luôn sợ sệt những biến cố khủng khϊếp phát sinh từ việc xuất hiện và biến đi của một tảng đá mà chẳng ai nhìn thấy nó bao giờ. Người ta nơm nớp lo sợ những chuyện đắm thuyền, chuyện người chết đuối, chuyện đàn bà bị đóng đinh vào cây thập giá. Cũng có thể Voócki đã đọc những câu thơ khắc trên Bàn Đá Các Tiên... nói về ba mươi nạn nhân và ba mươi chiếc quan tài, bốn người đàn bà bị cực hình. Tảng Đá Kì Diệu cho sự sống và cái chết. Biết bao nhiêu sự việc trùng khớp làm hắn rối trí nhất là đối với người yếu thần kinh như hắn.

Những lời tiên tri do Magơnốc tìm thấy trong quyển Thánh Kinh lại tô thêm những nét hào nhoáng cho những câu thơ tiền định. Đó là điểm mấu chốt của toàn bộ sự việc! Chúng ta còn nhớ Magơnốc đã lấy đi cái trang sách Thánh Kinh nổi tiếng và ông Đecgơmông đã dựa theo hình vẽ trong trang sách đó vẽ đi vẽ lại nhiều lần, theo bản năng, cố làm cho nét mặt người vợ chính thức của ông giống Vêrôních con gái ông. Voócki sở dĩ biết được bản vẽ quý và một trong những bản vẽ phụ là do có một đêm hắn bắt gặp Magơnốc xem những bản vẽ đó bên chiếc đèn dầu của ông ta. Thế là trong bóng tối hắn đã dùng bút chì hú họa ghi lại mười lăm câu thơ của tài liệu vô giá ấy và cho rằng mình đã biết tất cả, đã nắm tất cả các điều bí ẩn. Một vầng sáng làm lóa mắt hắn. Tất cả các tài liệu hắn nhặt nhạnh được tập hợp lại và trở thành một sự thật vững chắc không thể nào bác bỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa! Những điều tiên đoán quan hệ đến hắn biết bao! Chính hắn có nhiệm vụ phải thực hiện!

Tôi nhắc lại: Tất cả là ở chỗ đó mà ra. Một ngọn đèn pha đã bật sáng soi đường cho Voócki.

Hắn đã có kim chỉ nam trong tay. Những lời tiên đoán đối với hắn là một cái gì không thể không thừa nhận. Đó là luật lệ, đó là kinh thánh, tuy nhiên còn gì ngớ ngẩn bậy bạ hơn những câu thơ xếp hàng các biến cố và không có lí do nào khác là chỉ cốt cho có vần! Không một câu nào gây được cảm hứng! Không có đến một biểu hiện nhỏ của thiên tài! Những dấu ấn của sự điên rồ đáng ghét ấy chỉ làm nổi bật cô thầy bói của Đenphơ hoặc tạo nên những trách nhiệm hoang tưởng của một Giêrêmi hay một Êđêxien! Rỗng tuếch! Chỉ có âm tiết và vần, thế thôi. Hoàn toàn rỗng tuếch! Nhưng đủ để soi sáng cho tên Voócki mềm yếu và đốt cháy hắn trong tâm trạng phấn chấn của một tín đồ mới.

Ông Xtêpan, ông Patơrixơ xin mời các ông nghe lời tiên đoán của ông thầy dòng Tôma! Suốt mười trang giấy trong quyển sổ tay của hắn, tên Đức siêu đẳng đã chép những câu thơ vào đấy và sau đó hắn khắc cốt ghi xương. Đây là một trong những trang giấy đó. Ông Xtêpan, ông Patơrixơ, xin các ông hãy thử nghe xem, Ôttô trung thành, cả mi cũng nghe. Và cả mi nữa Voócki, hãy nghe lần cuối cùng những vần thơ bất đắc dĩ của ông thầy dòng Tôma. Đây, tôi đọc!

Trong đảo Xarếch vào năm mười bốn cộng ba

Nhiều người chết đuối tang ma rối bời

Tên nỏ, thuốc độc, rêи ɾỉ, khủng khϊếp bồi hồi

Buồng chết và bốn đàn bà rồi đời trên bốn thân cây

Ba mươi chiếc quan tài đủ ba mươi nhân mạng là đây?

Trước mặt mẹ chúng, Aben sẽ gϊếŧ Canh.

Người cha xuất xứ từ thành Alamani,

Hoàng tử ác chỉ biết tuân theo số mệnh,

Ngoài đó ra còn biết cái chi chi.

Đêm tháng sáu hoàng tử ác gϊếŧ vợ đi

Gϊếŧ ngàn lần cho chết dần từng li.

Lửa cùng với tiếng nổ dấy lên từ mặt đất,

Nơi giấu ngầm kho báu từ ngàn xưa.

Người đàn ông được số phận ban cho

Sẽ tìm thấy tảng đá thần bị mất

Mà xưa kia “rợ bác ba” phương Bắc

Đã lấy đi tảng đá tự bao giờ.

Tảng đá cho sự sống và cái chết.

Bá tước Luy Pêrêna đã đọc những câu thơ bằng cái giọng mở đầu cường điệu của ông đã làm nổi bật sự ngu xuẩn của lời thơ và tính chất nhạt nhẽo

của vần điệu. Ông đọc nốt bằng giọng to nhưng không âm sắc, kéo dài lê thê trong sự lặng lẽ lo âu. Toàn bộ biến cố như đang hiện ra trong phong thái, biểu lộ rất rõ sự ghê tởm của ông.

Ông nói tiếp:

Các ông đã thấy rõ chuỗi sự việc xảy ra phải không? Ông Xtêpan, là một nạn nhân và cũng là người quen biết hoặc biết về các nạn nhân khác. Ông nữa, ông Patơrixơ vào thế kỉ thứ mười lăm, một tu sĩ nghèo, có trí tưởng tượng rối loạn, có bộ óc bị ám ảnh vì những ảo tưởng quỷ quái, đã phát ra những cơn ác mộng của ông ta bằng một lời tiên tri mà chúng ta gọi là “gàn dở,” nó không đặt ra một dữ kiện đúng đắn nào mà mỗi chi tiết của nó đều bị dẫn dắt bởi sự cần thiết của vần hay của chỗ ngắt câu. Và chắc chắn trong tinh thần của nhà thơ, về phương diện thực tế, không còn giá trị nữa nếu nhà thơ đã phải rút tỉa từng chữ một cách hú họa trong tận đáy túi của anh ta. Câu chuyện Tảng Đá Kì Diệu, nhưng truyền thông và truyền thuyết, hoàn toàn không mang đến cho anh yếu tố tiền định. Cái yếu tố tiền định đó là tự ông ta sáng tác ra theo kiểu người hùng, không nghĩ đến tác hại, chỉ đơn giản là nghĩ ra một vài câu để ghi lại bên lề của bức tranh ma quái. Và anh ta lấy đó làm hài lòng vì đã bỏ công khó nhọc dùng mũi nhọn của một thứ dụng cụ khắc vào một trong những phiến đá của Bàn Đá Các Tiên một vài câu nửa văn xuôi nửa văn vần của anh ta!

Ngoài ra, hốn thế kỉ sau, cái trang sách tiền định ấy mới rơi vào tay một tên Đức siêu đẳng, một kẻ bị tội ác ám ảnh hợm hĩnh và điên rồ. Hắn đã thấy gì? Cái tên Đức siêu đẳng ấy? Một sự tưởng tượng vui vui của trẻ con. Một lời dí dỏm vô nghĩa! Chỉ thế thôi không có gì khác! Vậy mà hắn lại thấy ở đấy một tài liệu hấp dẫn nhất, một trong những loại tài liệu có thể giáo huấn những kẻ siêu đẳng nhất trong số đồng bào của hắn. Với cái giống người khác biệt ấy thì tài liệu này có nguồn gốc thật là tuyệt vời đó là kinh Cựu ước và kinh Tân ước, đó là kinh thánh, nó giải thích và bình luận luật lệ của Xarếch! Đó cũng là sách phúc âm của Tảng Đá Kì Diệu. Và sách phúc âm đó đã chỉ định hắn, Voócki, tên Đức siêu đẳng, như Chúa giáng thế được Thượng đế chỉ định những mệnh lệnh của người.

Với Voócki, không có sự nhầm lẫn nào ở đây. Chắc chắn những việc này sẽ làm hắn thích thú một khi hắn giành được của cải và quyền lực. Nhưng vấn đề ấy cũng chỉ thuộc hàng kế hoạch thứ hai. Cái chính là đã vâng theo lòng nhiệt tâm thần bí của một dòng giống luôn luôn đinh ninh rằng dòng giống mình là do thiên định, luôn luôn có ảo tưởng là mình phải tuân theo những nhiệm vụ, nhiệm vụ tái tạo cũng như nhiệm vụ cướp phá thiêu hủy và gϊếŧ chóc. Và nhiệm vụ của hắn, của Voócki đã được ghi bằng chữ hẳn hoi trong các câu thơ tiền định của ông thầy dòng Tôma. Thầy dòng Tôma đã nói rõ những điều ông ta cần phải làm và chỉ định một cách rõ ràng Voócki là người của số mệnh. Hắn có phải con vua không? Nghĩa là hoàng tử Alamani? Hắn có đến cái xứ sở chính nơi tảng đá bị bọn “rợ phương Bắc” lấy đi không? Hắn có một người vợ, người vợ này cũng do lời tiên đoán của những người có thiên nhãn nói rằng phải chịu cực hình trên cây thánh giá? Hắn có hai con trai, một đứa dịu dàng độ lượng như Aben, một đứa hung ác dữ tợn bất trị như Canh?

“Những chứng minh của hắn đã quá đầy đủ. Từ nay trong túi hắn đã có mệnh lệnh động viên, có giấy đi đường của hắn. Các vị thần đã đánh dấu sẵn điểm chính xác hắn phải đi tới. Hắn đi. Trên đường hắn đi qua hẳn phải có một vài người sống sót. Càng tốt! Điều đó cũng nằm trong chương trình. Đó là đánh dấu cái thời điểm mà tất cả những người đang sống của hắn đều bị tiêu diệt và bị tiêu diệt bằng sự chỉ định của ông thầy dòng Tôma, rằng công việc nặng nề sẽ hoàn thành, rằng Tảng Đá Kì Diệu sẽ được giành lại và rằng Voócki, công việc của số mệnh, sẽ được suy tôn làm vua. Vậy thì chúng ta hãy xắn tay áo lên cầm lấy con dao hàng thịt sắc nhất của chúng ta và bắt tay vào việc! Voócki sắp mang vào cuộc sống thực những ảo tưởng của thầy dòng Tôma!