Chương 2

Bố mẹ Hạ ly hôn đến nay cũng gần 15 năm, hồi đó sau khi hoàn thành các thủ tục ly hôn mẹ Hạ theo người dì đi sang Nhật theo dạng xuất khẩu lao động rồi cũng định cư luôn bên đó. Lâu lâu mới có dịp về thăm Hạ một lần, lúc đầu cô giận mẹ ghê lắm vì không chịu đưa mình theo cùng. Nhưng thời gian dần trôi qua, càng lớn Hạ hiểu được rằng một người một số phận, không thể trách móc hay cố chấp thay đổi, cách tốt nhất là tiếp nhận và bình tĩnh bước qua nó. Suy cho cùng năm đó mẹ cô không đưa cô theo cùng thì nhất định bà ấy phải có lý do.

Sau nửa năm ly hôn thì bố Hạ dắt theo một người phụ nữ về nhà, bà ấy từ ngày đó đến nay Hạ gọi là dì Lý, dì Lý là nguyên nhân khiến bố mẹ cô chia tay. Theo lời mẹ cô kể thì dì Lý là mối tình đầu của bố nhưng gia đình hai bên không đồng ý nên họ chia tay nhau sau đó mỗi người có gia đình riêng.

Những tưởng cuộc sống sẽ êm đềm trôi qua, nào ngờ năm xưa khi dì Lý và bố cô chia tay thì bà đang mang thai thế nên sau khi lập gia đình mới thì xảy ra vấn đề con chung con riêng nên dì Lý lại đổ vỡ rồi có đến tìm bố cô để nhờ giúp đỡ. Vậy là bố cô và dì Lý lén lút qua lại với nhau cho đến gần bảy năm sau thì bà ấy dắt theo hai đứa trẻ con đến tận cửa nhà đòi công lý, đứa lớn là con trai tên Thắng anh cùng cha khác mẹ với Hạ, đứa nhỏ là con gái bằng tuổi Hạ tên Xuân là con riêng của dì Lý với người chồng đã ly hôn. Thế rồi chuyện gì đến cũng đến vốn không thể giải quyết ổn thỏa được thì đành phải trả tự do cho nhau.

Nếu bỏ qua vấn đề tình cảm rối ren của bố ở quá khứ, thì Hạ phải công nhận một điều là ông rất yêu thương cô và là một người bố hết sức tâm lý khi phải vun vén tình cảm cho các con trong một gia đình có mối quan hệ khá phức tạp như vậy.

Dù công việc của bố Hạ rất tốt, lương khá cao cộng thêm việc mẹ cô vẫn đều đặn gửi tiền chi tiêu về cho nhưng Hạ thích cảm giác độc lập nên sau khi lên Đại học, Hạ còn làm bán thời gian trong cửa hàng 24h gần trường nên hầu như không cần đến tiền của bố.

Dì Lý có một tạp hóa nhỏ để buôn bán cũng gọi là đủ sống, tính bà rất hay soi mói chuyện tiền nong trong gia đình, đôi lần bóng gió chuyện con chung con riêng. Thế nên Hạ cố gắng tự chủ nhất có thể về mọi mặt đặc biệt là các vấn đề liên quan tài chính, để cuộc sống trong gia đình có thể nhẹ nhàng hơn. Vậy mà suốt bao nhiêu năm chung sống bà ấy không hề yêu thương Hạ hơn được xíu nào, bố Hạ luôn tìm mọi cách đứng ra giúp Hạ và dì hiểu nhau, để rồi sau bao năm vẫn nhận lại một kết quả duy nhất. Nhiều lần Hạ từng bảo với bố đừng phí hoài công sức như thế nữa, bởi trên đời này có những thứ không thể nào hòa hợp với nhau được giống như lửa với nước thì hòa hợp làm sao cơ chứ, thôi cứ yên bình sống đúng bổn phận của mình là được rồi.

Trong suốt 14 năm qua mối quan hệ giữa Hạ và dì Lý luôn là như vậy, nhưng Xuân lại đến như một món quà đối với Hạ, Xuân luôn là người tốt nhất, luôn đứng ra khi Hạ bị mắng, có đồ ăn cũng để dành phần Hạ, có chuyện vui chuyện buồn đều kể Hạ nghe, hai chị em lại chỉ cách nhau vài tháng tuổi nên Hạ xem Xuân vừa là người thân vừa là người bạn tri kỉ trong cuộc đời mình. Cả hai chưa từng giấu giếm nhau bất cứ chuyện gì kể cả những điều thầm kín nhất, và dĩ nhiên điều đó trở nên ngoại lệ cho đến khi tên Khiêm xuất hiện.

Còn Thắng người anh cùng cha khác mẹ thì thôi rồi khỏi phải nói tốt nghiệp bao nhiêu năm mà vẫn chưa có công việc ổn định, Thắng học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, mà cả mấy năm nay toàn thấy anh ta đi chơi cùng đám công tử ăn không ngồi rồi, vài tuần thì xách ba lô lên bảo đi phượt lấy kinh nghiệm, vài tháng thì xin tiền học khóa học này đến khóa học khác. Về nhà thì chưa kịp ăn cùng bữa cơm lại lao đi cùng đám bạn, từ hồi tốt nghiệp đến nay chưa thấy Thắng làm được việc gì tử tế hết. Có lần còn đánh bài thua, bọn giang hồ tìm đến nhà đòi nợ đến cả trăm triệu. Khi đó cả nhà lại gom góp tiền trả cho anh ta, cũng may nhà Hạ cũng không đến nỗi khốn khó, nếu không cô không dám tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu không trả hết nợ cho đám giang hồ kia.

Bấy nhiêu cũng chẳng thấm vào đâu so với cuộc đời đầy chiến tích oai hùng của Thắng. Sau này đôi lúc ngẫm nghĩ Hạ thấy đời người cũng thật lạ, Xuân nói trắng ra cũng chẳng phải ruột rà gì với Hạ vậy mà đối xử với cô hết lòng. Còn Thắng không tài nào hiểu nổi cậu ta đang suy nghĩ điều gì, còn nhớ chiến tích vĩ vèo nhất mà suốt đời này Hạ chẳng thể nào quên nổi là vào thời điểm Hạ đang học lớp 10. Vào một buổi chiều giờ tan học tự nhiên Thắng đến cổng trường đón Hạ. Đối với Hạ hành động đón em đi học về đó một kỳ tích trong mối quan hệ của cả hai vì từ ngày bước chân về sống chung một nhà, có khi nào Thắng đối xử đàng hoàng với Hạ đâu. Không hề nghi ngờ nên Hạ leo lên xe hí hửng muốn khoe với cả thế giới rằng anh trai tôi tới đón tôi đi học về này. Nhưng có trời cũng không thể tưởng tượng được là cậu ta lại chở Hạ đến khách sạn để tiếp một lão già hơn sáu mươi tuổi. Thì ra trước đó Thắng đánh bài thiếu nợ của lão ta, lão bảo muốn được thiếu nữ trẻ tuổi tiếp, không thì đánh chết. Vậy mà Thắng có thể nghĩ được cái chuyện lừa Hạ đứa em gái của chính hắn tới đây dâng cho cái tên ghớm ghiếc kia.

Lúc đó Hạ khóc hết nước mắt, vùng vẫy không cho lão đυ.ng vào người. Lão còn vung tay cho Hạ ăn một cái tát đến say xẩm mặt mày, như sực nhớ ra điều gì Hạ hét lớn:

- Chú tha cho con, con còn đi học, con chưa 18 tuổi đâu đó.

Cũng may lão già đó hôm đó ăn trúng thứ gì mà còn biết sợ cả pháp luật nên không làm chuyện đồϊ ҍạϊ mà chỉ nổi quạu rồi ném Hạ ra hàng lang, phần lưng và vai bị đập mạnh vào tường khiến toàn thân Hạ đau đến mức không nhấc lên nổi, lão không quên gầm gừ vào mặt Hạ:

- Cút!

Hạ vừa chạy vừa khóc, đôi dép búp bê mới mua thì chiếc còn chiếc mất, bộ đồng phục thì nhếch nhác. Hạ chạy đi trong ánh mắt ngỡ ngàng của nhân viên khách sạn. Vì khách sạn ở khá xa nên khi tìm được đường về nhà thì cũng đã khuya. Cũng may lúc đó có một chị sinh viên tốt bụng thấy Hạ tội nghiệp nên chở về giúp, nếu không Hạ lội bộ chắc phải xuyên đêm. Còn nhớ khi bước vào nhà với bộ dạng tội nghiệp thế, Hạ mong ước được bố mẹ ôm vào lòng hỏi han chuyện gì đã xảy ra, có làm sao không… nhưng đáp lại là cái đẩy của dì Lý làm Hạ bật ngã ra sân đến tứa máu tay. Bà điên tiết hét to vào mặt Hạ:

- Đồ cái đứa hư hỏng mới bao nhiêu tuổi đầu mà vào khách sạn với đàn ông. Mày thiếu tiền à?

- Dì nói cái gì vậy...

Dì Lý sấn sổ bước tới chỉ tay vào mặt Hạ:

- Nói cái gì là nói gì? Mày đi vào khách sạn, chú Tư xe ôm tận mắt thấy về nói cho tao với bố mày đó. Xấu hổ chưa?

- Anh Thắng... anh... ra đây...

Hạ nghẹn ngào không thành tiếng kêu tên Thắng trong sự oan uổng, tủi thân tột cùng, Hạ mong một lời giải thích từ anh của mình. Dẫu Hạ biết Thắng chưa bao giờ xem mình là em gái, cũng chưa từng thương yêu, nhưng đối xử với Hạ thế này thì không thể nào chấp nhận được.

- Mày kêu nó làm gì?

- Anh.. anh nói gì đi, là do anh chở em vào đó mà.

- Hạ ơi, em nói gì vậy anh ở trường suốt mà, cả ngày hôm nay anh mới thấy mặt em đó.

- Là anh nói chở em đi chơi, lão già.....

Thắng lao tới bóp mạnh vào phần xương đòn Hạ, lưng xoay lại về phía mẹ, đôi mắt mở to hung dữ gầm gừ trong miệng:

- Im, mày mà nói tao quậy nát nhà!

Hạ sợ muốn nín thở, khuôn mặt trắng bệch nhìn biểu hiện đáng sợ của anh mình, nói cũng không nói ra được chữ nào, bởi lẽ Thắng đã đe dọa đúng điểm yếu của Hạ đó chính là nỗi sợ gia đình xào xáo, người bố cô yêu thương lại gặp rắc rối. Nước mắt cứ thế trào ra không kiểm soát.

- Nó mê sảng rồi mẹ à, toàn nói điên nói khùng dắt nó vào tắm rửa đi. Thắng nói.

- Con mất dạy này, mày không ra gì rồi còn lôi thằng con trai tao vào làm gì, bịa chuyện cũng vừa vừa phải phải. Đi vào nhà đi!

Lúc đó Xuân mới dám chạy tới nắm tay đỡ Hạ đứng dậy:

- Đứng lên Hạ, đau lắm không, vào đây chị lấy áo quần thay.

Sau đó Hạ kể hết cho Xuân nghe, thế nhưng cả hai đứa đều nhát gan thế là chỉ biết im lặng cho qua chuyện. Xuân thương Hạ nhưng không biết làm gì nên sau đó có đôi lần trả thù vặt giúp Hạ cho bỏ ghét nào là bắt gián bỏ lên giường, giấu đồ của Thắng cho hắn tá hỏa la oai oái… cho đỡ tức.