Sáng hôm sau, bà ngoại Linh tức tốc đi sang chùa Tầu, và bà đã ở đó rất lâu. Đến gần trưa bà mới về nhà, việc bà làm khi về là cố bắt đứa con gái út tắm rửa qua, sau đó cho nó mặc bộ đồ trằng, và đặc biệt là bà không cho nó ăn cái gì mặc cho cô út mè nheo. Tầm tám giờ tối, bà ngoại và các anh chị trong nhà đưa cô út lên thẳng chùa Tầu, cái chùa thờ Quàn Thế Âm Bồ Tát. Cả nhà đưa cô út vô đại điện chính của chùa, tại đây, các tăng ni đã ngồi xếp vòng quanh thành hình tròn. Ở giữa là một cái hình bát giác được bao bọc bởi một sợi dây đỏ. Cả nhà để cô út ngồi trong vòng , mặc cho cô út nhất quyết không chịu, cuối cùng bà ngoại phải dụ dỗ cô út là ngồi đây đợi để bà đi mang thức ăn lên cho cô út ăn. Sau khi cô út đã chịu ngồi im trong hình bát giác, tất cả mọi người trong nhà đi ra và đóng cửa lại, họ ngồi ngoại lặng thinh và chờ đợi. Các anh chị thì ra sức hỏi bà ngoại coi có chuyện gì vậy, bà ngoại Linh nhất quyết không nói và bảo mọi người cứ đợi rồi sẽ rõ.
Ngay khi cánh cửa vừa đóng lại, vị sư cô trụ trì chùa ra hiệu cho những tăng ni khác bắt đầu tung kinh và gõ mõ liên hồi. Côi út lúc đầu nhìn quanh thì không biết chuyện gì xảy ra. Thế rồi cô út đứng lên, cô thản nhiên bước ra khỏi hình bát giác, nhưng lạ thay khi cô định bước ra thì như có một lực đẩy, đẩy cô lại vào trong hình bát giác. Cô út ngã xõng xoài trong hình bát giác, thế rồi cô út lại đứng lên, cô thử tung mình ra ngoài hình bát giác, những tất cả đều vô ích. Cô út bắt đầu khóc, cô út khóc ầm ỹ và luôn tiếng gọi bà ngoại Linh. Các anh chị đứng ở ngoài nghe thấy có tiếng cô út khóc và gọi mẹ xen lẫn tiếng gõ mọ tụng kinh thì ai cũng muốn đạp cửa xông vào. Tuy nhiên, các anh chị đều đã phải đứng ở ngoài khi mà bà ngoại Linh nhất quyết không cho ai vào cả. Gào khóc được một lúc, chợt cô út toàn thân co giật, hai tay cô túm lấy cổ như kiểu có một cái gì đó thòng vô cổ và xiết lại vậy, thề rồi cô trở nên giữ tợn hơn, cô út lao về phía những tăng ni đang ngồi ngoài tụng kinh như thể muốn xé xác họ ra vậy, nhưng dù cố thế nào đi nữa, cô út cũng không thể thoát ra khỏi cái hình bát quái đó. Vật vã như vậy được một lúc, thì chợt cô út đổi giọng, cô vật vã như thể đang phải chịu đau đớn tột cùng:
- Con xin các thầy ... các thầy đừng tụng nữa .... Đừng gõ nữa ... con chết mất thôi....
Lúc này vị tăng ni trụ trì mới ra hiệu ngừng gõ, vị tăng ni này cho gọi người nhà Linh vào. Vào đến nơi, tất thẩy mọi người ai cũng kinh ngạc khi thấy cô út đang ngồi chống tay xuống đất, với điệu bộ như cạn kiệt sức lực, khắp người mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Chỉ riêng có bà ngoại Linh, bà ta không lấy làm gì ngạc nhiên, bà chỉ nhìn đứa con gái út, cái đứa con mang đầy hi vọng và niềm tự hảo của bà, trên khóe mắt bà bỗng tuôn rơi hai dòng lệ tuyệt vọng. Lúc này đây, khi mà người nhà Linh có có mặt đông đủ, vị trụ trì chấp tay lại và nói:
- Nam mô, a di đà phật. Nhà người là ai?
Lúc này đây cô út mới cố sức ngồi dậy, chấp hai tay trước ngực, giọng nói mệt mỏi đáp lời:
- Bẩm thầy, con là con gái bà Tám lanh trong phố.
Nghe đến câu này, người nhà Linh ai cũng há mồm kinh ngạc. Tại sao cô út lại nhận là con gái bà Tám Lanh, con bà Tám Lanh đã chết cách đây mấy năm rồi mà. Vị trụ trì nói tiếp:
- Nhà ngươi đã là người của cõi khác, cớ gì còn lưu luyến nơi trần thế, hãm hại người con gái vô tội này.
Cô út nghe xong thì bắt đầu nức nở khóc và thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Hóa ra con gái bà Tám Lanh ngày xưa có yêu một chàng trai trẻ đi làm thuê cho lính Mỹ ngày trước. Nhưng khi gia đình bà Tám Lanh biết con mình yêu kẻ làm tay sai cho giặc, gia đình bà nhất quyết ngăn cản và cấm cửa người con gái không cho qua lại với người thanh niên trai trẻ đó nữa. Như người ta đã nói: "Tình yêu khiến cho con người ta mù lòa", hai người yêu nhau quá say đắm, thấy được tương lai của mình rồi cũng sẽ không đi đến đâu, họ đã cùng nhau tự thắt cổ mình tại dưới bóng cây khế, nơi mà họ thường hẹn hò lúc còn sống. Cứ ngỡ rằng một khi đã bước sang cái thế giới bên kia, đôi tình nhân có thể được ở bên nhau mãi mãi. Ý trời thật là trớ trêu thay, khi chết đi rồi, chỉ sau một thời gian, người thanh niên trẻ kia được đi đầu thai, chỉ còn lại mỗi cô con gái bà Tám Lanh là ở lại một mình đơn độc dưới bóng cây khế. Chính cái sự đơn độc đó đã làm cho con gái bà Tám Lành càng lún sâu hơn vào mối hận trần thế, điều còn làm người con gái đó phẫn uất hơn nữa là nhìn thấy cô út và Quân ngày ngày bên nhau, tâm tình, và yêu thương nhau. Cái lòng ghanh ghét của con gái bà Tám Lanh đã vượt qua giới hạn. Và ngay khi mà Quân với cô út chia tay, ngày ngày cô út ra gốc cây khế ngồi khóc, con gái bà Tám Lanh quyết tâm ám cô út, khiến cho cô út trở nên điên dại, mong tới giờ thì có thể kéo theo cô út về bên kia của sự sống. Tại sao con gái bà Tam Lanh lại làm vậy? Câu trả lời thật đơn giản, nếu một vong hồn muốn được siêu thoát, thì việc họ cần làm là buông rời tất cả mọi oán hận khi đang còn sống, chỉ có như thế mới được bước qua cầu Nại Hà, uống canh bà Mạn để đi đầu thai. Với nhưng vong hồn oán khi nặng nề, cách duy nhất để họ đi siêu thoát là có người khác chuốc lấy mọi oán hận đau đớn của họ, hay nói cách khác là thế chỗ họ, để họ đi đầu thai.
Kể xong câu chuyện, chợt cô út bật khóc nức nở cô nói:
- Sư thầy ơi ... con cô đơn lắm ... cuộc đời này bất công lắm ... tại sao đến chết con vẫn phải chịu cô đơn chứ...
Vị trủ trì chắp tay nói:
- Thiện tai... thiện tai ... oán hận, thù hằn ... tất cả đều do mình gây ra mà thôi.
Nói rồi vị trụ trì quay qua bà ngoại Linh hỏi:
- Giờ thí chủ tính sao với vong hôn này?
Đồng loạt tất cả các anh chị nhà Linh đều nhìn về phía người mẹ già của mình, không cần họ phải nói gì, nhưng trong lòng bà ngoại Linh cũng hiểu được, họ muốn đánh đuổi vong hồn con gái bà Tám Lanh đi càng nhanh càng tốt. Bà ngoại Linh thở dài, rồi bà quay qua vị sư trụ trì nói giọng nhỏ nhẹ:
- Liệu nhà chùa có thể làm lễ siêu độ cho vong hồn người con gái này không?
Nghe xong câu hỏi đó, một số anh chị của cô út thốt lên:
- Mẹ ...
Vị trụ trì nghe xong câu hỏi đó thì mỉm cười rồi nói:
- Điều đó được chứ? Xin hỏi bao giờ thí chủ dự định làm lễ cầu siêu?
Bà ngoại Linh đáp:
- Càng sớm càng tốt .
Lúc này đây cô út nhìn bà, hai dòng nước mắt rơm rớm, rồi cô út thốt lên:
- Bác ... con cám ơn bác ... nhiều lắm ...
Bà ngoại Linh nhìn về phía cô út và nói:
- Bác mong con sớm ngày quên đi được oán hận, thù hằn. Hãy chút bỏ oán hận trong quá khứ con ạ, để vững tin và bước tiếp.
Nói xong câu đó, cô út cúi xuống trước mặt bà ngoại Linh mà nói:
- Con xin lỗi bác ... thực lòng, con xin lỗi ...
Sau cái câu nói đó, cô út ngã gục ra nền nhà. Lúc này vị trụ trì ra hiệu cho các tăng ni thu hồi dây lại và bảo người nhà bế cô út lên cái ghế dài, sau đó một số người xuống bếp làm một cốc nước gừng nóng cho uống. Khi tình lại, người nhà hỏi cô út có nhờ gì không, cô chỉ lắc đầu và ngạc nhiên khi thấy mình đang ở trong chùa. Điều duy nhất mà cô có thể nhớ ra rằng mình đang ngồi dưới gốc cây khế ngày nào, nhớ tơi Quân. Cô út còn có cảm giác như được đánh thức sau một cơn mê dài đằng đằng vậy. Còn có một điều lạ là quanh cổ cô út ngay lúc nó có hiện lên một vết vằn đỏ tựa như vết một sợi dây thừng siết chặt vào cổ cô vậy. Lúc ra về, các anh các chị ai cũng trách móc bà ngoại Linh là có phần quá nhân từ, độ lượng, vì vong hồn đó đã làm cho cô út thân tàn ma dại ra đến như thế này, mà vẫn làm lễ cầu siêu. Bà ngoại Linh hiểu được tâm tư của con cái mình chứ, nhưng điều bà ngoại Linh đang làm cũng là để lại phúc cho con bà sau này. Để đáp lại những lời lẽ trách móc đó, bà ngoại Linh chỉ đáp lại:
- Đánh kẻ chạy đi, chứ có ai đánh người chạy lại bao giờ hả các con?
Thời gian thấm thoát trôi qua, cô út đã dần bình phục trở lại, dấu hằn của sợi dây thừng trên cổ cô cũng đã biến mất. Cô út giờ đã có công ăn việc làm ổn định, và trở lại bình thường. Tuy chỉ có một điều đáng buồn rằng, đến bây giờ cô út đã 27 tuổi nhưng vẫn chưa có một mảnh tình nào vắt vai. Không lẽ đường tình duyên của cô cũng đã bị cắt đứt từ cái vụ việc đó? Nói về bà ngoại Linh, có lẽ bà cũng đã vơi đi được phần nào cái nỗi đâu, khi nhìn còn gái bà đã bình phục hoàn toàn, chỉ tiếc một điều rằng cô út bây giờ đã không còn là cô út của ngày hôm qua nữa rồi.