Gia Phả Của Máu


Người đàn ông chợt cầm một cái bình gốm trong tiệm, ném xuống đất vỡ choang một cái. Người đàn ông này không phải kẻ nào khác, mà chính là Hưng. Năm xưa gã bị khinh thường trong cái tiệm tạp hóa này vì quá nghèo, thì ngày nay gã đã giàu có rồi. Nên gã quay lại trả thù tất cả những người đã khinh thường gã.

Mụ chủ tiệm tạp hóa còn đang vui mừng vì tưởng là có khách, thì hóa ra vị khách đó lại là người đến đòi đất thì không khỏi thẫn người. Đây là miếng đất truyền đời của nhà mụ để lại, vừa may lại ở trung tâm phố huyện nên rất hợp để mở tiệm tạp hóa. Ấy vậy mà đột nhiên lại có lệnh quy hoạch của nhà nước, ép giải tỏa khu đất này trong nay mai. Mụ đang từ chủ của một khu đất vàng, bỗng dưng trở thành mất trắng với số tiền bồi thường ít ỏi mà bên chủ đầu tư đưa cho.

Cộng thêm mấy năm nay buôn bán ế ẩm, mụ chẳng dành được tiền nên nếu mất miếng đất và căn nhà này, thì mụ chẳng còn biết làm gì để kiếm sống nữa. Vì vậy đã mấy lần có giấy hẹn lên ủy ban làm thủ tục giải tỏa, mà mụ vẫn cố chấp cứng đầu không trả lời. Và cho dù có sống có chết, thì mụ cũng nhất định phải bám trụ ở khu đất này cho bằng được, vì đây là miếng đất sinh tồn của mụ.

Mụ gào khóc kêu toáng lên:

– Mày cút đi, đây là mảnh đất của tổ tiên tao, tao không cho đứa nào động vào hết!

Hưng cười, gã bước đi chậm rãi, ngồi xuống cái ghế gỗ trong tiệm. Đưa điếu thuốc lá lên miệng châm rồi hút và nói:

– Bà có còn nhớ mấy năm trước, có một gã nhà quê vào đây hỏi mua một cuốn sổ đen hay không?

Mụ chủ tiệm tạp hóa không nhớ, bao nhiêu năm như vậy, nhiều người qua người lại như vậy thì làm sao mụ có thể nhớ nổi. Mụ lắc đầu.

Hưng tiếp tục cười nói:

– Bà không nhớ, nhưng tôi thì nhớ rất rõ, người ấy năm ấy vì ăn mặc trông quá nghèo túng mà bị bà khinh thường, và còn bị bà nghi cho là quân kẻ cắp đấy!

Hưng nói đến đây, thì mụ chợt mường tượng nhớ ra, hình như ngày xưa cũng có đợt có người như vậy xuất hiện. Chỉ có điều mụ không biết là người ấy có liên quan gì đến Hưng, mà Hưng lại nhắc đến như vậy.

Hưng tiếp tục hút thuốc lá, rồi dùng giọng trịch thượng nói:

– Cái thằng khố rách áo ôm năm ấy, mà bị bà khinh thường, bà có biết là ai không? Là tôi, chính là tôi đây bà có biết không? Và để trả giá cho sự khinh thường ấy, thì bà sẽ phải mất sạch số tài sản của mình, rồi cút ra đường như một kẻ ăn mày…

Hưng nói xong, liền đứng phắt dậy bước ra cửa rồi đi thẳng. Mụ chủ tiệm tạp hóa ngồi thụp xuống như không tin, trên đời này lại còn có kẻ thù dai như Hưng. Mụ không nghĩ rằng năm xưa chỉ vì một cái hành động vô tình như thế, lại có thể chọc phải một kẻ điên như Hưng, khiến gã bao nhiêu năm mà vẫn ôm hận trả thù mụ.

Nhìn ra ngoài cửa, mụ thấy Hưng bước phăm phăm vào cái siêu thị trước cửa tiệm. Mà một điều mụ không ngờ nữa, chính là quản lý và nhân viên của cả cái siêu thị ấy, lại bước ra xếp hàng chào đón Hưng hết sức trang trọng. Khi này mụ mới hiểu ra, hóa ra hành động trả thù của Hưng không phải là bột phát, mà là đã có toan tính từ trước. Rằng cái siêu thị trước cửa tiệm tạp hóa mở ra mấy năm nay không phải là vì để làm ăn bình thường, mà chính là vì Hưng chủ yếu muốn ép chết cửa tiệm tạp hóa của mụ, không còn đường mà sống, để trả lại mối nhục mà ngày xưa mụ đã reo rắc cho gã.



Họ Lã mấy đời trước tranh dành nhau cuốn bí kíp đến đổ máu, dẫn đến chỉ còn vài chi thứ là còn sống sót. Mà Toại và Hưng thêm cả Việt nữa, là những người trong những chi thứ cuối cùng này còn được biết đến. Toại lấy vợ sớm, nhưng chẳng có con, Việt thì chơi bời lêu lổng quá nên gã cũng bị chẩn đoán kết luận là vô sinh. Cả dòng họ Lã giờ chỉ có Hưng mới lấy vợ được vài năm, lại còn là dòng trưởng họ nữa, nên Hưng cũng nóng lòng muốn có con nối dõi lắm mà chẳng được.

Thúy nghe theo lời bà Hường, rất chăm chỉ đi chùa cúng lễ để cầu mong có con mong nối dõi cho dòng họ Lã. Mà cầu cả năm trời nay vẫn chẳng có tin vui. Bẵng đi một thời gian, có ông thầy toán nổi tiếng lên ở mạn Bắc Ninh vì tài xin công danh sự nghiệp, lại xin đường con cháu. Thì Thúy nhân đấy liền ghé qua hỏi xin cách để có con nối dõi.

Thúy giờ đây là một bà chủ giàu có nhờ hơi chồng, đi đâu cũng có tài xế xe riêng mà đưa đón. Xe chạy đến cổng nhà ông thầy toán thì phải dừng lại, vì dòng người xếp trước cửa nhà ông ta quá đông. Thúy phải hối anh lái xe đút tiền cho cái đội sắp hàng người chờ, để cho bọn chúng có thể để Thúy vào gặp ông thầy toán trước. Nhưng dù đã đút tiền rồi, mà Thúy vẫn phải ngồi chờ ở bên ngoài đến tận hơn hai tiếng đồng hồ.

– Người tiếp theo vào đi!

Tiếng thầy toán vọng ra ngoài, Thúy chờ đã lâu, cũng sốt ruột lắm, liền đứng dậy đi vào ngay.

Vừa vào đến trong nhà, Thúy liền nhìn thấy một người đàn ông gầy nhom, mặt mũi hốc hác. Ăn mặc thì dáng vẻ bần nông, lại đeo cái cặp kính lão to tổ bố thì không khỏi suýt nữa mà phải bật cười. Nhưng Thúy cố nhịn, nàng ngồi xuống cái ghế gỗ, đặt trước cái sập nơi mà lão thầy toán đang đặt điện thờ.

Thầy toán số chẳng chờ Thúy lên tiếng, đã lập tức phán một câu:

– Nghiệt khí nặng như thế này, không có con cũng là đúng thôi!

Thúy giật mình kinh sợ, vì mình còn chưa nói câu nào mà thầy đã đoán trúng ngay rồi, trúng ngay cái ý định muốn xin có con của mình. Thúy ban đầu bước vào còn nửa tin nửa ngờ, nhưng nghe ông thầy toán đoán một phát đã trúng ngay cái ý định của nàng thì nàng không khỏi khϊếp sợ về tài nghệ của ông ta.

Thúy hơi run mình, chắp tay lạy tạ nói:

– Lạy thầy, thầy quả là có con mắt tinh đời. Con lần này muốn xin thầy đến đây, cũng là vì muốn có đứa con nối dõi tông đường cho nhà chồng con.

Thầy toán gật đầu nói:

– Ừ, qua cửa thầy Sách tôi là đúng rồi, chứ nếu còn qua cửa người khác ý à, thì còn lâu…

Thầy toán này tên Đặng Sách, ngày xưa bị liệt nửa người. Nhưng bất chợt một hôm ông ta bị lên cơn thần kinh thế nào mà lại đứng dậy được, giữa trời mùa đông lại còn đi tắm nước lạnh, sau đó nhảy vô bếp lấy than nóng đỏ bỏ vô miệng nhai rau ráu để ăn như không có chuyện gì vậy. Từ đấy ông ta tự xưng là mình có thể nhìn thấy quỷ thần, toán được chuyện âm dương cứu độ chúng sinh, và tự xưng mình là thầy Sách.

Thầy Sách quay đầu, lấy một cuộn chỉ đỏ, rồi vẫy cho Thúy đến gần, buộc chỉ đỏ vào cổ tay cô rồi nói:

– Giờ tôi sẽ dẫn đồng, gọi tổ tiên của cô lên đây để hỏi xem ở dưới âm có bị gì hay không mà lại ảnh hưởng đến cả trên dương thế đường con cháu thế này!

Thúy không dám cãi lời, ngồi nguyên một góc chờ thầy Sách hành động. Thầy Sách làm xong mấy việc lặt vặt như là đốt nhang khấn vái, thì lại gọi thêm một người hầu đồng xuất hiện. Lại lấy sợi chỉ đỏ một đầu nối với cánh tay người ấy mà buộc.

Xong mấy việc ấy, thì thầy Sách miệng mới bắt đầu lầm rầm lầm rầm đọc chú ngữ. Thầy cứ xoay người như chong chóng, được mấy lần thì lại ném gạo rồi hất rượu cả vào mặt Thúy, cả vào mặt người kia.

– Hồn lên!

Bất chợt thầy Sách hét lên một tiếng, tức thì người hầu đồng rùng mình. Người hầu đồng còn rất trẻ, đột nhiên lại chuyển sang bộ dạng lọm khọm như một ông già.

Thầy Sách gặng hỏi:

– Hồn mau cho biết tên tuổi?

Người hầu đồng mắt có vẻ mê mang, trả lời:

– Tôi là Phùng Đức Quyền!

– Hồn là gì với người này?

Thầy Sách một tay trỏ vào người Thúy rồi hỏi, người hầu đồng định trả lời thì Thúy đã gào khóc lên mà nói:

– Ôi trời ơi bố ơi, sao bố lại phải chết oan ức thế hả bố!

Thầy Sách lúc này đã biết được thân phận của cái hồn, nên không gặng hỏi nữa. Còn người hầu đồng thì chợt quay sang nhìn Thúy, nước mắt chảy ươn ướt nói:

Thêm Bình Luận