Chuyện học kỹ năng nghề nghiệp, Đức Phân muốn bàn bạc tỉ mỉ với Cố Hiểu Hoa.
Đầu tiên, cô muốn hỏi ý kiến Cố Hiểu Hoa xem anh ta thấy cô học nghề nào thì hợp lý nhất.
Với suy nghĩ của cô, cô rất muốn học làm tóc.
Học cái này nhanh, cậu cô nói nghề này chỉ cần học 2 tháng là có thể tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, muốn làm thuê cho cửa hàng khác hay tự mở tiệm đều được. Nếu không có tiền mở tiệm, chỉ cần cô có mấy cái kéo, một cái tạp dề, một cái ghế, hàng ngày đi dọc chợ cắt tóc dạo cũng kiếm được năm, sáu đồng.
Nhưng chủ yếu vẫn là cắt tóc, gội đầu, chăm sóc khách hàng tương đối nhẹ nhàng và môi trường làm cũng tốt.
Làm đầu bếp hay thợ làm bánh, khi nhào bột đều cần rất nhiều lực từ cánh tay. Sau một thời gian, cánh tay được luyện vừa thô vừa cường tráng. Ngoài ra còn phải ở trong bếp làm việc lâu dài. Trong nhà bếp mùi khói dầu nặng, không gian nhỏ hẹp, khắp nơi đều là dầu mỡ, bẩn thỉu oi bức khó chịu. Những mùa khác khá hơn một chút, mùa hè trong nhà bếp oi bức thực sự không phải là nơi thích hợp cho con người. Nếu làm một năm ở đây, không phải cô từ một cô gái nông thôn xinh như hoa biến thành một người phụ nữ luống tuổi có chồng sao?
Hơn nữa học phí, thiết bị và vật liệu cần thiết để mở cửa hàng đều cần tiền.
Không biết sẽ phải dùng hết bao nhiêu, trong lòng Đức Phân không tính nhưng chắc chắn đó sẽ là một khoản rất lớn.
Chỉ việc học nghề thôi nhưng chi phí không hề thấp, nghe cậu cô nói sẽ phải tốn năm sáu trăm đồng.
Đây là một khoản rất lớn với nhà họ Tằng.
Gia đình ở nông thôn không có nguồn thu nhập ổn định, chuyện kiếm tiền hoàn toàn dựa vào việc bán những nông sản nhà trồng được trên thị trấn.
Nguồn thu nhập lớn nhất nhà cô từ việc nuôi heo.
Đức Phân nuôi tám con heo, đầu xuân mua mấy con heo con, cho ăn nửa năm là có thể bán được.
Giá heo hơi bây giờ có thể đạt đến một đồng 1.5 cân thịt heo. Một con lợn trưởng nặng khoảng 400 cân*, có thể bán được 600 đồng. Tám con heo cô có thu được khoảng 5000 đồng. Học phí trường nghề, cô vất vả nuôi heo một năm, vèo một cái đã mất một phần mười tiền bán heo.
* 2kg bên Trung Quốc = 1kg Việt Nam
Nhưng cô vẫn nghĩ một cách lạc quan, cô đi học làm tóc hai tháng là có thể tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, cô có thể kiếm được tiền, tốt hơn cả việc nuôi heo.
Nếu có thể mở tiệm cắt tóc, có thể tiền lời một năm còn nhiều hơn cả nuôi heo.
Đức Phân mở sổ ra tính tính toán toán.
Nếu không mở tiệm, cô định sẽ mở một quán cắt tóc ở những nơi đông đúc như chợ bán thức ăn hay chợ bán nông sản. Nhất định các loại chi phí ở thành phố sẽ đắt hơn ở nông thôn và thị trấn, chỉ cần cắt một đầu hết 3 xu, một ngày cắt được mười đầu thì cũng thu được 30 xu. Một tháng cô có thể kiếm được một ngàn tám trăm xu, một năm cô có thể kiếm được hơn 2 vạn xu sao?? (Chỗ này mình cũng không hiểu tác giả tính kiểu gì)
Mở một quán bên đường đã kiếm được hơn 2 vạn xu, nếu cô mở một tiệm cắt tóc đàng hoàng, cô có thể mở thêm dịch vụ uốn, nhuộm, gội, chăm sóc, giá cũng cao hơn nhiều.
Giúp gia đình kiếm mấy chục đồng không khó, gia đình cô còn có thể thoát nghèo.
Sau khi tính toán như vậy, Đức Phân cảm thấy tiền đã chui vào túi mình, cô không khỏi thấy vui mừng khôn xiết.
Cho nên, cô cần khẩn trương lên kế hoạch với Cố Hiểu Hoa tính toán tổng chi tiêu, chuẩn bị thật sớm.
Nhưng Đức Phân có chút ưu sầu.
Chỉ dựa vào nhà cô thì không đủ vốn, phải cần hai nhà Tằng Cố hợp lực thì mới đủ tiền mở cửa hàng.
Cố Hiểu Hoa làm việc ở tỉnh, có tiền lương cố định, tiền lương còn cao. Nhà họ Cố cũng nuôi tám con heo, một năm thu nhập cũng là năm sáu ngàn. Nếu hai nhà hợp sức chắc chắn có thể mở cửa tiệm.
Cha mẹ trong nhà chắc chắn ủng hộ việc cô lên tỉnh kiếm tiền, việc này còn tốt hơn chuyện cuốc đất trồng rau nuôi gà ở quê nhiều. Làng trên xóm dưới chưa thấy nhà ai cứ quanh quẩn ở nhà cuốc đất mà kiếm được một vạn đồng cả.
Nhưng nhà họ Cố khó mà nói được.
Nhưng nếu anh Hiểu Hoa đồng ý, cô sẽ tính toán lại sổ sách cho cha mẹ Cố, nhất định hai người sẽ động tâm.
Học nhanh, chịu khó, siêng năng nên Đức Phân tin cô sẽ học thật tốt trên tỉnh. Cô không chỉ không cần Cố Hiểu Hoa kiếm tiền nuôi cô, cô còn có thể kiếm tiền đóng góp cho gia đình nhỏ trong tương lai.