Chương 5: Mở Đầu (5)

Đầu bên kia, một giọng nói già nua vang vang truyền đến: “Nhàn Vân à, chú nè, chú hai của mày nè, bà mày vừa mới qua đời rồi.”

Nghe thấy âm thanh này, trong lòng Lý Nhàn Vân mang theo cảm giác nặng nề. Giọng nói quen thuộc này, ngữ điệu quen thuộc này...

Thì ra mình lại xuyên qua ngay vào ngày bà nội qua đời?

Đó là người bà tốt với mình nhất, thế mà mình lại không thể gặp được bà lần cuối.

Chú hai còn đang nói, giọng truyền đến từ phía bên kia, Lý Nhàn Vân chỉ vâng dạ cho có lệ.

Sau khi nói dông dài cả nửa ngày, cuối cùng chú hai cũng nói: “Vậy ngày mai mày qua đây đi, à đúng rồi, còn có chuyện này.”

“Là chuyện nhà ở đúng không?” Lý Nhàn Vân nhìn căn nhà cũ trước mặt.

Căn nhà này là do bà nội để lại cho mình.

Ba của Lý Nhàn Vân đã qua đời, mẹ anh tái giá, từ nhỏ Lý Nhàn Vân đã theo sống với bà nội.

Bà nội cũng nuôi Lý Nhàn Vân rất tốt, năm hai mươi hai tuổi, Lý Nhàn Vân còn chưa khả năng mua nhà cho nên bà nội đã để lại di chúc, hai căn nhà, căn trong thành phố để lại cho Lý Nhàn Vân, căn ở nông thôn thì cho chú hai và cô út.

Nhà thành phố đáng tiền hơn nhà nông thôn, mà di chúc lại nằm ở bên cô út, bởi vì khoảng thời gian đó, bà nội đang ở trong nhà con gái.

Sau khi bà nội qua đời, chú hai đã cho cô út một khoản tiền, để sửa lại di chúc.

Cuối cùng chú hai và cô út hợp mưu lấy được hai căn nhà, chỉ cho Lý Nhàn Vân bốn mươi ngàn, đến cả tiêu chuẩn một phần ba số tiền cũng không bằng.

Ký ức đã từng có cho anh biết, tiếp theo đây chuyện mà chú hai muốn nói cho anh biết chính là chuyện này.

Ông ta còn giả vờ, còn muốn làm người tốt, nói là không muốn đến đốc chiếm.



Khẽ cười một tiếng, Lý Nhàn Vân đáp: “Nhà ở cho các người hết, tôi không cần, tiền mà chú cho tôi cũng không cần.”

Chú hai ngạc nhiên: “Nhàn Vân, mày...”

“Chú hai, hồi nhỏ chú đã từng chăm sóc tôi, ân tình này tôi vẫn luôn nhớ. Căn nhà là của chú, xem như tôi trả lại chú món nợ chú đã chăm sóc tôi kia, ngày mai tôi sẽ dọn ra ngoài.” Lý Nhàn Vân cúp điện thoại.

Anh tự lẩm bẩm: “Từ hôm nay trở đi, coi như đã trả xong nợ.”



Nửa năm sau.

Giang Thành tỉnh Tô Nam, Hoa quốc.

Giang Thành trong màn đêm, lớp bụi ban ngày đã bị lắng xuống, dần dần trở nên an tĩnh.

Đã là mười một giờ đêm.

Dưới chân phố Vĩ Sơn.

Trước một căn phòng cũ nát dưới chân núi, nhân viên công tác của một đoàn làm phim vẫn còn đang bận rộn không ngừng.

Một người đàn ông trẻ tuổi tay cầm súng thận trọng đi đến trước cửa căn phòng cũ, dùng tay đẩy cửa một cái, cửa cọt kẹt một tiếng mở ra...

“Cắt, đoạn này qua! Ân Tuấn, làm tốt lắm! Bây giờ chuyển cảnh vào bên trong!” Phía sau máy quay phim, Dung Đại Thăng hô to một tiếng, anh ta dáng người cao to, hô lên cũng vô cùng có khí thế.

Nam chính diễn Dương Ân Tuấn mỉm cười tự tin một cái với Dung Đại Thăng.

Nhân viên đoàn làm phim ồn ào đi vào phòng, người chỉnh ánh sáng sắp xếp đèn, thợ quay phim điều chỉnh góc máy, nhóm nhân công hiện trường thì đang chỉ huy hạ mấy vật phẩm tạp nham ở hiện trường xuống, xử lý sân bãi.

Lý Nhàn Vân đi tới nhìn hình ảnh bên trong máy quay, nói: “Cách diễn vẫn không được tự nhiên, thế cũng cho qua?”



Thấy là Lý Nhàn Vân, Dung Đại Thăng nói với giọng bất đắc dĩ: “Tôi cũng tuyệt vọng lắm, Nhậm Chí nói dù hôm nay nhất định phải quay xong cảnh lần này, nhưng mà kỹ thuật diễn xuất của anh chàng này quá kém, có thế nào cũng không ổn được.”

Lý Nhàn Vân vui vẻ: “Cái tên xàm kia còn dám rút ngắn thời gian nữa à?”

Dung Đại Thăng giơ năm ngón tay ra, trả lời với vẻ không vui: “Muốn ông đây quay cho nó hai mươi cảnh một ngày.”

“Tên dở hơi đó mắc một cái bệnh, thích ra dấu hiệu bậy bạ.”

Nói hai thì giơ năm ngón, nói năm lại giơ tám, nói tám thì giơ hai ngón tay, cụ thể thì cần phải tới lúc đó mới biết được.

Lý Nhàn Vân cũng thấy lạ là tại sao tay và miệng của anh ta lại không đồng nhất như vậy? Quan trọng là đã không đồng điều mà còn thích giơ lung tung.

Bỏ qua sự phối hợp tay miệng không đồng điệu của anh ta, Lý Nhàn Vân bị một câu trong lời nói của đạo diễn làm cho giật mình nhảy dựng.

Một ngày hai mươi cảnh?

Bà mọe!

Tên khốn Nhậm Chí này đúng là chó không bỏ nết “đứt cớp”.

Bình thường một bộ phim điện ảnh chế tác lớn cấp triệu đồng cần phải quay từ hai mươi đến khoảng hai mươi lăm ngày, một bộ phim nếu như không quá phức tạp thì cũng khoảng một trăm cảnh, vậy một ngày ước chừng cũng chỉ quay bốn năm cảnh thôi.

Một ngày hai mươi cảnh...

Anh ta bị điên rồi ư?

Nhậm Chí tiết kiệm như thế đấy, bởi vì số tiền của đoàn làm phim sẽ là bội số của số người trong đoàn.

Lý Nhàn Vân bĩu môi: “Tôi cũng phục anh ta luôn.”