Chương 3: Một Số Thuật Ngữ Về Đổ Thạch

Đổ thạch là chơi đá nghen :)

1. Đổ thạch: Ngọc bị phong hóa nên được bao bên ngoài bởi một lớp đá. Đổ thạch có nghĩa là tìm ngọc trong đá. Có ngọc thì đổ trướng còn không có gì là đổ sụp hoặc giải sụp

2. Giải thạch: là mở lớp vỏ ngoài ra bằng mài hoặc cắt. Mài một ít để nhìn thử bên trong gọi là mở cửa sổ.

3. Toàn đổ: để nguyên cục đá vậy giải. Bán đổ: là có mở cửa sổ rồi, ai mua giải tiếp là bán đổ

4. Cấp phỉ thủy: Tùy truyện chia sao thì mình theo vậy. Trong truyện là : Pha Lê - Băng - Thủy - Nhu - Đậu

- Có 4 tiêu chí đánh giá ngọc tốt hay không: Nùng: đậm. Dương: sáng. Chính: có pha màu sắc khác không. Hòa: độ phân bộ đậm nhạt của miếng ngọc.

- Tùy theo 4 tiêu chí này mà cùng cấp nhưng giá khác nhau

5. Vỏ: thường đi nhìn vỏ để đoán xem có khả năng có ngọc ( ra lục ) hay không

- Mãng đái: gồ lên như con rắn

- Trứng muối: chấm nhỏ màu xanh

- Lữu: vết nứt, dúm nứt. Nếu có thì có thể làm ngọc bên trong nứt

- Sương mù: giải thích chương 2 rồi ha

- Bạch miên: đá trắng. Là cắt ra trắng bạch không có ngọc. Rồi trắng tay luôn.



- Vân:

- Rêu: ăn vào trong làm giảm giá trị nha

Người ta dùng đèn để soi cái vỏ. Bên trong có ngọc thì nó thấu quang tốt, hiện sắc ngọc nữa nhưng cũng tùy vỏ dày hay mỏng nữa. Ngoài ra còn dội nước để nhìn rõ hơn.

6. Màu sắc:

- Xanh lục: màu này nhiều nhất. Đầu là Đế vương lục. Dương lục cũng trong đây nha

- Màu vàng: Hoàng phỉ

- Màu tím:

- Màu từ đỏ, hồng, cam: Hồng phỉ, Huyết phỉ

- Xanh lam

- Màu đen: Mặc phỉ

- Màu trắng hoặc vô sắc:

- Còn có loại pha nhiều màu trong một viên ngọc nữa

Ở trong bối cảnh truyện thì ngọc chứa năng lượng, nứt coi như bỏ chứ ở hiện thực trừ nứt tè le tùm lum chớ nứt vài đường thì người là vẫn làm được nhiều loại trang sức nha chứ không có bỏ đâu: vòng tay, mặt dây chuyền, chuỗi hạt, bông tai, nhẫn.....