Nó quả thực có suy nghĩ như vậy.
Từ khi chó ngốc đến, mỗi ngày mẹ đều ôm nó xem TV, ôm nó ngủ, nói chuyện cũng rất nhẹ nhàng.
Mà nó thì sao?
Vài hôm không ăn cơm cũng chỉ tùy ý hỏi han vài câu.
Nó cố ý mở cửa sân, chó ngốc không dám đi ra ngoài. Nó đành phải thay đổi kế hoạch, tự mình đi theo, nhưng khi ra bên ngoài rồi, nó nhìn chó ngốc một tấc cũng không rời, bỗng nhiên hơi hối hận.
Không thể nói rõ là nguyên nhân gì.
Vừa lúc nó xoay người định quay lại, bỗng nhiên chó ngốc như thể nhìn thấy bố đẻ, liên tục nhảy tới nhảy lui về phía một ông già đội mũ màu trắng.
Lúc chó ngốc ngu lên, c không nghe lọt gì cả.
Người lạ rất nguy hiểm.
Đại Bảo không dám lao tới quá gần, xa xa đi theo, nhìn chó ngốc và ông già đi vào một quán cơm nhà.
Trước mắt Tulip tối sầm: “Cơm, quán cơm? Sao con không nói sớm.”
Vừa rồi Đại Bảo chỉ nói vị trí.
Ánh mắt Đại Bảo buồn bã.
Nó định nói rồi, kết quả mẹ bỗng nhiên sống lại, sau đó nó lập tức quên mất.
Tulip không màng gì cả, xoay người chạy ra bên ngoài, chưa được vài bước lại quay về lấy ví tiền.
Ngộ nhỡ không nói lý được, sẽ dùng tiền giải quyết.
Vị trí mà Đại Bảo nói đến có rất nhiều quán cơm du lịch nông thôn, trong đó có ông già đội mũ màu trắng, âm thầm bán món ăn dân dã, có lẽ là đầu bếp.
Chắc sẽ không hầm đâu nhỉ?
Khoảng cách từ nơi nó lạc mất không hề xa, đi đường thẳng đại khái hai nghìn mét, lái xe không tiện.
Bác ấy đã lâu không vận động mạnh, chạy thở hồng hộc, phân tích: “Chắc chắn Nhị Bảo ngửi được mùi hương trên người của người nọ.”
Tình huống tương tự đã xảy ra rất nhiều lần, ví dụ như khu dân cư buổi tối có bán xúc xích nướng, mỗi lần Nhị Bảo ngửi được là ngay lập tức chạy tới dùng sức vẫy đuôi về phía người bán hàng rong, kéo thế nào cũng không đi.
Đại Bảo thì hoàn toàn không, dù cho người lạ có để đồ ăn ngon bên miệng nó, nó cũng không ăn.
Cho nên xét về chỉ số thông minh thì Nhị Bảo kém rất xa so với Đại Bảo.
Khu dân cư Tây Nam có con sông dài, dòng nước trong veo, xa xa mơ hồ còn có thể nhìn thấy dấu vết chim bay qua.
Đại Bảo ủ rũ cúi đầu chạy phía trước, vài phút sau, nó kêu gâu gâu về phía một nhà du lịch nông thôn dưới cây liễu ven đường: “Chính là chỗ này.”
Tên của cửa hàng du lịch nông thôn cũng rất du lịch nông thôn: Du lịch nông thôn ông Từ.
Đẩy cửa đi vào, một mùi dầu mỡ nồng nặc.
Còn chưa đến giờ ăn cơm, sảnh lớn dơ dáy không có ai, phía sau truyền đến âm thanh loảng xoảng.
Tulip chạy thẳng vào bên trong.
Sau bếp cũng không kém phần dơ dáy, một ông già khoảng sáu mươi tuổi đang thái thịt, vẻ mặt ông dữ tợn, đừng nhìn tóc đã bạc hết, cánh tay lõα ɭồ bên ngoài đều là cơ bắp rắn chắc. Ông liếc nhìn Tulip, nghi hoặc hỏi: “Ăn cơm?”
“Không cần nấu, không ăn cơm.” Tulip vội vàng xua tay, theo trực giác của bác ấy, đối phương không phải người dễ chọc, tươi cười rạng rỡ thử ẩn ý: “Đại ca, hôm trước anh có thấy một con Husky màu xám bạc, khoảng chừng hơn nửa tuổi, trên cổ có đeo cái vòng cổ màu đen.”
Ông già không trả lời, ông thâm thúy nhìn chằm chằm Tulip một hồi lâu, cười nhạo: “Cô cũng tới tìm chó?”
Tulip nghe rõ cái chữ “cũng” kia, tạm thời không biết nên nói thế nào, đành phải gật đầu: “Đúng vậy, tôi lạc mất con Husky.”
Dao phay chặt mạnh về phía cái thớt, đâm sâu vào gỗ, chỉ kém một lưỡi đao báo hiệu trong tiểu thuyết võ hiệp.
Ông già cầm giẻ lau lau tay, không nhanh không chậm nói: “Tôi quả thực có nhặt được con Husky, chẳng qua, cô làm sao để chứng minh là do cô làm mất?”
Tulip bị khí thế của dao phay chấn động đến sắc mặt tái nhợt, rất muốn xoay người chạy, nhưng nghĩ đến con trai ngốc còn ở bên trong, bác ấy yếu ớt nói: “Thật sự là tôi, tôi, đúng rồi, tôi có ảnh chụp.”