Chương 2: Ngôi nhà giữa cánh đồng hoa

“Sắp xong chưa chị?”

“Chưa… Mẹ nó, quấn chặt thế không biết.”

Trời trưa nắng như đổ lửa, các bạn khác đã về gần hết, cả con đường chỉ còn lại tôi và con Ngoan cùng một vài đứa trong xóm.

Tan trường đã lâu nhưng mấy đứa chúng tôi vẫn chưa về được đến nhà vì cái đống rơm khô quấn chặt vào líp xe đạp. Mấy đứa kia còn đỡ, chỉ có tôi là nhục nhất vì xe của tôi là xe phượng hoàng nam, cái phần lip xe còn có hộp bảo hộ.

“Ê, xong chưa? Tụi tao đi trước nha.”

Nói rồi đám chúng nó tiếp tục ì ạch đạp xe trên con đường đầy rơm.

Con Ngoan, em họ tôi, lầm bầm:

“Gớm, cứ vội vội vàng vàng, tí nữa lại phải dừng lại gỡ rơm cho mà xem.”

Tôi nhìn cái lip xe toàn rơm là rơm, lại nhìn con em mặt đỏ gay như trái gấc, bảo:

“Trong cặp chị có chai nước, mày lấy mà uống, xong rồi chịu khó đi bộ về trước đi. Đợi tao thì còn lâu.”

“Thôi, có mỗi hai chị em, đi cùng đi về cùng về.”

Nói xong nó cũng cúi xuống cùng tôi gỡ rơm.

Gỡ mãi không được tôi bực mình vật ngửa cái xe ra, nghiến răng nghiến lợi vừa gỡ rơm vừa chửi:

“Cái đm nhà thằng nào con nào phơi rơm khốn nạn thế không biết. Không biết đường để ra một lối ở giữa cho người ta đi à?! Đm!”

“Nhà cha Lộc ở làng Vĩnh chứ ai. Chị chửi bé thôi, nhà nó mà nghe thấy là chết đấy. Cả bà vợ lẫn lão chồng toàn lũ lưu manh côn đồ.”

Vợ chồng nhà này cùn có tiếng trong vùng, tôi tuy bướng nhưng biết ai dây được ai không, thế nên im lặng không nói gì nữa.

Hí hoáy một lúc, nùi rơm bên ngoài đã được gỡ ra, còn lại bên trong chỉ cần giật nhẹ cái là được. Lúc này con Ngoan chợt bảo:

“Hay mình đi sang đường bên kia đi chị. Hơi nhỏ tí nhưng không có rơm, dắt bộ xe cũng được, còn hơn là đi một đoạn lại phải dừng lại gỡ.”

Tôi ngước lên nhìn theo tay nó chỉ. Ra là con đường đất bên kia sông.

Cùng là đường bờ sông nối làng với làng, nhưng bên này có trường học nên xã ưu tiên làm đường to, còn bên kia vẫn là một con đường đất nhỏ, tuy có hơi gồ ghề, nhưng quả thực đó là sự lựa chọn tốt nhất lúc này.

“Ừ, thế cũng được. Hy vọng về đến làng không còn nhà nào phơi rơm nữa, nếu không chắc tao lăn đùng ra ngất mất. Mẹ nó, vừa đói vừa khát.”

“Làng mình có văn hóa lắm, không như cái lũ này đâu. Chị dắt xe đi, em đẩy.”

Tôi gật đầu dựng con xe lên, ì ạch dắt đi. Con xe thì cao, người tôi bé tẹo, nom đến khổ. Con Ngoan đứng sau cổ vũ:

“Chị Lam cố lên!”

Sau khi dắt được đâu tầm chục bước, thấy cái xe sao vẫn nặng như có mình mình dắt thế, quay lại nhìn thì thấy con ranh kia chỉ bám hờ vào gác ba ga, có đẩy mẹ nó đâu.

“Cố cái mả mẹ mày, tao ném mẹ mày xuống sông bây giờ. Mày có đẩy cho đàng hoàng không?”

“Hề hề.”

Con mặt giặc lúc này mới bám hai tay vào, nghiêm túc cong mông lên đẩy.

Lúc này xe đi bon bon, nhanh chóng đến được đoạn cầu nối hai bờ sông. Trên cầu cũng có rơm nhưng chỉ lác đác mấy cái, tôi dòm xuống líp xe gỡ mấy cọng rơm mới quấn vào, sau đó tiếp tục đi sang bờ bên kia.

Con đường đất này cũng chả dễ đi hơn là bao, chốc chốc lại gồ lên, chốc chốc lại lõm xuống, tuy rằng nhẹ hơn đường rơm nhưng đi khaongr chừng mười lăm hai mươi phút thì cả hai đứa cũng thấm mệt.

Con Ngoan chống bụng thở hổn hển:

“Không xong rồi, không… không đi nổi nữa… cho em… cho em nghỉ… tí…”

Tôi cũng mệt, lấy tay quệt mồ hôi, nhìn phía trước có cây găng, bảo:

“Cố thêm một đoạn nữa có bóng cây, ngồi đấy nghỉ tí rồi đi tiếp. Qua khúc vòng kia là về đến làng rồi.”

Lúc đến được gốc cây, hai đứa thở phào như được cứu sống. Bsoongsp ra kê mông ngồi xuống, tôi lấy chai nước trong cặp ra, nước chỉ còn một ít nên tôi chỉ uống một ngụm nhỏ rồi đưa cho con Ngoan uống hết.

Tuy con nhóc này bằng tuổi tôi nhưng từ nhỏ yếu ớt hay bệnh. Nó ngửa cổ tu hết nước trong chai, xong đưa lại cho tôi.

“Có khi mai chị em mình đi bộ chị nhỉ?”

“Ừ. Mà qua mùa gặt rồi, cái nhà đó chắc cũng không phơi lâu nữa đâu. Chịu khó đi bộ mấy hôm vậy.”

Hai đứa huyên thuyên một lúc, giữa đồng không mông quanh, con ranh con lại nổi máu kể truyện, ghé vào vai tôi thì thầm.

“Chị Lam, thôn Đoài mới có vụ gϊếŧ người chị nghe chưa?”

Tôi trố mắt:

“Gϊếŧ người á? Eo ôi ghê thế? Ai bảo mày?”

“Em nghe mẹ em với mấy bà thím nói chuyện với nhau á. Chết cả nhà, nghe đâu ông chồng bị ma nhập xong gϊếŧ vợ con rồi mổ bụng tự tử. Thấy bảo, ruột lòi ra cả mét, máu me lênh láng ngập cả nhà.”

Tôi rùng mình một cái, sau đó đập cho nó một phát:

“Vớ vẩn, ruột lòi cả mét còn nghe được, máu người có đếch bao nhiêu đâu mà ngập cả nhà.”

“Thì em nghe mấy bà ấy nói vậy chứ em biết gì đâu.”

“Thế nhà nào đấy?”

“Chỉ nhớ cái nhà trồng hoa mà đợt nọ chị em mình đi ngắt trộm tặng mùng 8-3 cô không?”

“Đm, mày đừng nhắc nữa, nhắc đến tao lại muốn chui xuống đất. Đã bị chó nhà người ta cắn cho thì chớ, mang lên tặng cô cái mặt bà ý ngắn tũn lại. Tao làm sao biết được không được tặng hoa cúc trắng đâu.”

“Ha ha, thì đếch ai biết. Về em cũng bị chửi, thế mới biết đấy là hoa viếng mộ.”

“Cái nhà đấy tao nhớ là làm cái nhà lợp tôn ngay giữa đồng hoa để trông hoa đúng không?”

Hai đứa câu được câu không nói chuyện, đoán già đoán non, cuối cùng đứng dậy dắt xe về, may mà qua đoạn đường đất là con đường làng thông thoáng.

Về đến nhà cũng đã muộn lắm rồi, chắc chỉ kịp ăn bữa cơm rồi lại giặt giũ, còn trông thóc nữa.

“Con chào bố!”

Bố đang ngồi xỉa răng trước hiên, thấy tôi dắt xe về, chửi xéo:

“Tao tưởng mày rơi xuống sông chết đuối rồi chứ, ra là vẫn sống à?”

Bố tôi luôn nói chuyện kiểu này nên tôi cũng quen rồi, đặt cặp sách xuống cái ghế nhựa trước cửa, múc nước ở bể ra rửa mặt mũi chân tay. Nước mưa trong và mát, tôi múc luôn một ca uống ừng ực.

“Lại uống nước lã xong đau bụng đi ỉa chết mẹ mày.”

Tôi thở phà một hơi, cười toe toét:

“Bố đánh như đánh chó còn không chết, dăm ba cái đi ỉa chết thế quái nào được.”

“Mày cứ thử đi rồi biết. Làm gì mà giờ mới về.”

“Con với con Ngoan phải dắt bộ đi đường bên kia sông bố ạ. Nhà lão Lộc hói phơi rơm dày cộp, rơm quấn vào xe không đi được, xe nhà mình còn khó gỡ nữa chứ.”

“Mẹ cái thứ mất dậy. Mai đi bộ cho khỏe chân. Đi vào ăn cơm đi xong chiều còn trông thóc bố còn đi làm.”

Buổi chiều lúc đang đảo thóc, lia mắt thấy mấy bà đi ngang qua cửa nhà tôi thì dừng lại chào hỏi rồi ngồi xuống buôn dưa lê với bà nội, tôi biết là sắp có chuyện để hóng, vội vàng đảo thóc cho nhanh rồi chạy xuống, ngồi xuống chỗ bà, nói:

“Bà ơi, đầu cháu ngứa quá, bà xem hộ cháu có phải có chấy rồi không?”

Tuổi này của chúng tôi, chẳng cần biết trai hay gái, đứa nào cũng có cái chứng “dở tóc”, cách một vài tháng là lại có chấy, không phát hiện ra kịp là có cả một tổ trên đầu luôn.

Bà bảo tôi ngồi vào lòng bà, tháo dây buộc tóc ra rồi vừa nói chuyện với mấy bà vừa bới chấy cho tôi.

“Ối giồi ôi, bảo sao mà ngứa, cả một tổ chấy trên đầu đây này.”

“Cái này bà phải giã hạt na ra xong ủ lên, con cháu nhà tôi cũng thế đấy…”

Huyên thuyên giời bể một lúc, tôi mới nghe được chuyện cần nghe.

“Cái nhà thằng Tùng bên làng Đoài ác cho lắm bây giờ gặp báo ứng.”

“Chứ không à? Này nhớ, ghê lắm. Cái lúc công an khám nghiệm tử thi, thấy trong cổ họng nhà đó toàn là đất với rễ cây, còn cá một đám ròi, con nào con nấy trắng phớ, béo núc ních.”

“Thôi bà đừng nói nữa, bụng dạ tôi nhộn nhạo hết cả lên rồi đây này. Chắc là con Phượng nó về báo thù đấy. Năm ấy cả mẹ lẫn con bị vợ chồng thằng Tùng chém chết, làm phân bón hoa cơ mà…”

Sau đó, từ câu chuyện của họ, tôi mới biết được chuyện xưa.

Năm ông Tùng còn trẻ, có yêu một cô gái tên Phượng cùng làng, nhưng mà thười đó, lời bà mai lệnh cha mẹ không thể cãi, ông Tùng bỏ cô Phượng để lấy người vợ hiện tại.

Khổ nỗi, trước khi bỏ người ta còn không quên lừa mất đời con gái nhà người ta, bụng mang dạ chửa bị cả làng cả xã chỉ trỏ đàm tiếu. Vậy nên mấy bạn trẻ bây giờ chú ý nhé, mấy cái câu mà “cho anh đi, anh sẽ cưới em mà”… đại loại như thế thì đừng bao giờ tin nha.

Lại nói đến cô Phượng, người hiền lành nết na, chỉ là yêu nhầm người nên hỏng cả một cuộc đời. Sau khi gã đàn ông kia đi lấy vợ, cô thành đàn bà chửa hoang, thậm chí gã đàn ông tồi còn phủ nhận cái thai trong bụng cô là của mình.

Cô Phượng bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà, trú tạm trong căn chòi hoang ở giữa cánh đồng, trong một đêm thanh vắng, tiếng khóc trẻ sơ sinh vang lên giữa đồng không mông quạnh.

Bị cả người yêu lẫn người nhà ruồng bỏ, tâm thần cô Phượng không còn minh mẫn nữa, ôm con lang thang lê la khắp đường khắp chợ. Ai thương thì người ta cho miếng bánh, ai không thương thì người ta dẫm người ta đạp.

Cha mẹ cô Phượng thương con, cuối cùng cũng bỏ qua mặt mũi đón mẹ con cô về, nhưng thần kinh của cô đã mất ổn định, thỉnh thoảng sẽ ôm con bỏ đi lang thang.

Có một ngày cô đi mãi không về, cả nhà mới ta hỏa đi tìm, tìm hoài tìm mãi cả tháng trời chẳng thấy người đâu. Cả nhà cho rằng cô đi lạc, nhờ phát lao tìm người, lâu dần mọi người cũng quên mất.

“Trong thư thú tội thằng Tùng nó viết, rằng ngày xưa con vợ nó đánh chết con Phượng, xong rồi đứa bé khóc quá nó siết cổ cho chết, sau cùng hai con ác quỷ băm xác hai mẹ con ra chôn dưới luống hoa. Khổ nhất là nhà ông Xoang, bao năm nay vẫn đi tìm con đấy.”

“Ác gì mà ác quá. Tôi thấy bảo, khắp tường khắp nhà đều là dấu tay trẻ con. Trẻ chết yếu là thiêng nhất đấy.”

Chuyện truyền miệng kiểu nào cũng có, ngày đó tôi còn nhỏ lắm, cũng tin là có ma về báo thù. Chỉ thắc mắc là sao lâu như thế mới hiện về?

Mấy tháng sau, chân tướng sự việc mới hé lộ. Thì ra đây là vụ án gϊếŧ người, người rat ay là em trai út của cô Phượng.

Thì ra, cây kim trong bọc giấu mãi cũng lòi ra, gϊếŧ hai mạng người ít nhiều trong lương tâm cũng cắn rứt, trong lúc vô tình hai kẻ thủ ác đã để lộ manh mối, khiến người em trai sinh nghi.

Trước khi xảy ra vụ an gϊếŧ người, mọi người cứ hay kháo nhau thôn Đoài có ma. Cứ đêm đêm người ta lại thấy bóng một người phụ nữ tóc tai bù xù ôm một cái bọc tã đứng giữa những luống hoa cúc trắng. Thực ra đó chỉ là do người em trai chị Phượng đóng giả, nhằm hù dọa đám người kia, để chúng lộ ra sơ hở.

Sau khi xác thực được chị mình bị vợ chồng nhà đó gϊếŧ chết, người này đã lên kế hoạch trả thù.

Ông ta bỏ thuốc trừ sâu vào lu nước và đồ ăn của nhà lão Tùng, nhân lúc họ ngộ độc mất hết sức lực, trói họ lại, nhét dẻ rách vào miệng không cho họ kêu la. Sau đó ông ta kéo từng người một đến trước mặt lão Tùng, một phát cứa đứt cổ, khiến lão Tùng hoảng sợ khóc lóc van xin.

Lúc này, ông ta mới lấy giấy bút ra bắt lão Tùng viết lời khai về cái chết của mẹ con cô Phượng, sau đó dùng cách thức mổ bụng moi gan tàn độc nhất để kết thúc cuộc đời lão.

Ai cũng bảo lão Tùng chết là đáng lắm, nhưng mà tôi vẫn thấy hơi khó chịu. Dường như mọi người quên mất trên đời này còn có pháp luật, ai làm người nấy chịu, sao lại làm hại cả những người không liên quan.

Tôi còn nhớ cháu nội ông Tùng mới có ba tuổi rưỡi…