0 giờ ngày 13 tháng 7, tôi lên kiệu hoa về nhà chồng. Không kèn, không trống chỉ có mấy bà chạc 50 tuổi đi trước, một tay cầm nén hương, tay còn lại cầm chiếc chuông lục lạc, đi được vài bước họ lại lắc chuông kêu “ leng keng, leng keng” để trừ ma quỷ, vì theo quan niệm của người dân ở đây ma quỷ rất thích những cô dâu mặc váy đỏ, cô dâu nào yếu bóng vía thì dễ bị cô hồn, ma quỷ quấy phá mà sinh đau ốm, bệnh tật, gia đình tan nát. Theo sau kiệu hoa là một đoàn người cầm đèn l*иg đỏ, xếp thành 3 hàng mỗi hàng 7 người. Đi bên cạnh kiệu hoa của tôi là một bà lão có khuôn mặt cực kì phúc hậu, tuy đã già nhưng da dẻ bà vẫn còn hồng hào lắm, hỏi ra tôi mới biết bà là quản gia của nhà họ Cao, có bà đi bên cạnh tôi cũng bớt sợ đi đôi phần. Bầu trời hôm nay thật âm u, y như tâm trạng của tôi lúc này, tôi vẫn còn mơ hồ chưa hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với mình.
Ngày 1-7 là ngày đầu tiên tôi bước chân vào ngôi làng này, cảnh vật ở nơi đây rất đơn sơ, bình dị, không điện, không sóng điện thoại, không xe cộ. Nhà ở đa phần làm bằng đá và gỗ nó khác xa với thế giới bên ngoài mà tôi đang sống, nó giống y như thời phong kiến. Ngôi làng này chính là nơi tôi được sinh ra nhưng khi tôi lên 2 tuổi, ngôi làng xảy ra bạo loạn, cảnh đâm chém, chết chóc ở khắp nơi. Ba mẹ và bác phải bế tôi đi lẩn trốn, họ hoà vào những dòng người đang chạy tấp nập trên đường, đến khi bác bế được tôi ra khỏi làng nghoảnh lại không thấy ba mẹ tôi đâu nữa, họ đã lạc mất nhau nhưng vì sự an nguy của tôi nên bác không dám quay lại tìm ba mẹ tôi nữa. Hai bác cháu ngày qua ngày sống nương tựa bên nhau ở một nơi hoàn toàn khác xa với ngôi làng đó, tôi cũng có hỏi bác sao không quay lại ngôi làng đó nữa thì bác lắc đầu, bác nói ở đây tự do và vui hơn. Câu chuyện này tôi đã được bác kể cho nghe nhiều lần và trong tận đáy lòng tôi thật sự muốn về ngôi làng đó để được gặp ba mẹ của mình.
Đến năm nay tôi vừa tròn 18 tuổi, tôi thi đại học nhưng bị rớt, mà số tôi đen còn thiếu có 0,25đ mới tức chứ. Buồn bã, chán nản nên tôi quyết định về thăm nơi tôi đã sinh ra cũng như đi tìm lại ba mẹ của mình. Mới đầu bác tôi phản đối ác liệt lắm, bác nói con đường đi về ngôi làng rất nguy hiểm, toàn là rừng núi hiểm trở thôi. Nhưng tôi kệ, điều đó lại càng kí©h thí©ɧ tôi hơn, với cái tâm trạng của tôi lúc đó thì đi về ngôi làng là nơi đến hợp lí nhất. Với sự kiên quyết của tôi bác đành bất lực, bác vẽ bản đồ rồi chỉ dẫn đường đi cho tôi, ngôi làng có ba cửa thông ra bên ngoài, nhưng chỉ có hai cửa dành cho người dân đó là cửa đông và cửa tây. Còn cửa ở phía bắc dành riêng cho nhà họ Cao, là dòng họ giàu có và quyền lực nhất của ngôi làng. Ở mỗi cửa đều có lính canh, ai muốn ra, vào trong làng đều bị kiểm tra kĩ lưỡng, người ăn mặc khác lạ sẽ không được vào làng, ở đây họ vẫn mặc váy yếm như thời xưa. Bác lấy bộ váy yếm ở trong góc tủ của bác đưa cho tôi rồi dặn trước khi đến cánh cổng vào làng thì phải mặc bộ váy yếm này vào trên tay nhớ cầm 2-3 củ măng rừng thì sẽ không bị lính canh phát hiện mà được vào làng thuận lợi. Sau đó bác lại đưa tôi sợi dây chuyền có một viên ngọc xanh trên đó rồi nghẹn ngào nói:
- Nếu gặp được ba mẹ cháu, cháu hãy đưa sợi dây chuyền này ra, tự khắc ba mẹ sẽ nhận ra cháu, bác không biết bây giờ ba mẹ cháu còn sống không nữa??? Vào được trong làng, cháu hãy tìm đến chợ Chiều rồi hỏi ông bà Sự bán đậu hũ, họ sẽ chỉ cho. Nếu ba mẹ cháu còn sống thì họ nhất định vẫn bán đậu ở chợ đó.
- Dạ.
- Chúc con đi đường bình an, sớm quay về.
Tôi cảm ơn bác rồi đóng ít quần áo vào mảnh vải đeo lên vai đi. Phải mất 5 ngày thì tôi mới tới nơi, nghe theo lời bác dặn tôi vào làng an toàn mà không bị nghi ngờ gì. Sau đó tôi đến chợ Chiều để tìm ba mẹ, tôi hỏi người dân ở đó có biết ông bà Sự bán đậu hũ không? Họ liền chỉ cho tôi quán đậu phía cuối chợ, vậy là ba mẹ còn sống, tôi vui mừng chạy đến ngay quán đậu rồi chìa sợi dây chuyền có viên ngọc xanh ra hỏi:
- Ba mẹ có còn nhớ sợi dây này không ạ???
Đôi vợ chồng già đang bán đậu ở đó nhìn thấy sợi dây chuyền liền sừng sốt thốt lên:
- Yến Thanh, là con sao???
- Vâng. Là con.
Tôi nghẹn ngào trả lời ba mẹ, sau mười mấy năm xa cách tôi đã gặp được ba mẹ của mình. Ba mẹ vẫn đứng đờ ra nhìn tôi một lúc sau đó hai người vội vã thu lại gánh đậu rồi kéo tôi về nhà đóng kín cửa lại. Mẹ đánh vào người tôi vài cái rồi rơm rớm nước mắt nói:
- Sao giờ con mới quay trở về đây??? Bác của con không về cùng sao???
- Dạ. Bác nói sẽ không quay lại ngôi làng này nữa.
Mẹ và ba nhìn nhau thở dài, tôi không biết ba mẹ đang nghĩ gì nhưng trên gương mặt của hai người có vẻ đang rất thất vọng.
- Yến Thanh!!! Con quay trở về đây sẽ ở lại hẳn với thầy bu chứ???
Câu hỏi của mẹ khiến tôi thấy hoang mang, cha mẹ nào chả muốn con cái gần cận với mình, điều đó tôi hiểu nhưng từ nhỏ tôi đã quen với cuộc sống bên ngoài, tôi còn nhiều hoài bão và ước mơ sao có thể chôn chân ở nơi hoang vu này được. Tôi lắc đầu trả lời:
- Con về đây là thăm ba mẹ và thăm nơi con đã sinh ra chứ con không có ý định ở lại ạ.
- Không được. Đã về đây là phải ở đây, không đâu tốt bằng ngôi làng này cả.
Ba bỗng dưng quát to làm tôi giật bắn người, tôi hoảng loạn nhìn về phía ba phản đối:
- Con không thể ở lại đây được, ở đâu thì quen đấy mà ba, từ nhỏ con đã quen với cuộc sống ở bên ngoài rồi, con phải về đó để thực hiện mơ ước nữa chứ.
- Không là không.
Vừa nói ba tôi vừa kéo tôi về phía căn phòng nhỏ rồi đẩy tôi vào đó khoá cửa lại. Căn phòng ẩm ướt, hôi hám khiến tôi hắt xì liên tục, mẹ rơm rớm nước mắt nhìn tôi qua cánh cửa sổ của căn phòng rồi nhẹ nhàng lên tiếng:
- Con có biết tại sao thầy bu không sống cùng dân làng mà lại dựng nhà trong khu rừng trúc này không??? Là muốn giấu mọi người việc bác và con trốn ra khỏi làng đó, bất kì ai trốn ra khỏi làng sẽ bị bắt phạt. Thầy bu ở đây mong ngóng từng ngày bác và con sẽ quay về, bây giờ con đã về rồi thì hãy ở lại đây bu sẽ dạy con cách xưng hô và phong tục của làng để con có thể nhanh chóng sống hoà hợp với mọi người.
- Con xin mẹ đó, thả con ra đi, con không thể ở ngôi làng này được!!!
- Phải gọi là thầy bu, thôi con nghỉ đi, bu xuống bếp nhóm lửa nấu cơm. Con gái bu lớn lên xinh quá!!! Mai bu sẽ ra chợ may cho con hai bộ váy yếm màu hồng.
- Con không cần.
Mặc cho tôi hò hét, kêu gào ba mẹ vẫn không chịu mở cửa, đến ăn cơm cũng đưa qua cửa sổ chứ không cho tôi ra mâm ăn cùng. Tôi hối hận khi không nghe theo lời bác, chả lẽ tôi phải ở trong ngôi làng này suốt đời hay sao??? Tôi ôm đầu tuyệt vọng, cuộc đời tôi không khác gì rơi vào hố sâu mà không leo lên được.
Tôi tưởng chuyện tôi phải ở lại đây đã là xui xẻo lắm rồi ai ngờ ngay chiều hôm đó có một bà mối tới nhà, gương mặt trang điểm đậm, tay còn cầm cái quạt mo phe phẩy. Bà niềm nở gọi to:
- Ông bà Sự ơi, có tin vui, tin vui đây.
- Sao??? Tin gì mà vui vậy bà, bà vào nhà tôi uống nước rồi bình tĩnh nói.
Thầy bu đon đả mời bà mối vào nhà, bà nhìn xung quanh nhà một lượt rồi ánh mắt dừng lại chỗ tôi một hồi xong mới quay ra nhìn thầy bu cười nói:
- Con gái nhà ông bà xinh đáo để nhỉ??? Thật nào cất kĩ thế, theo như sổ sách của làng ghi lại thì con gái ông bà năm nay 18 tuổi rồi phải không???Tuổi này vẫn chưa lấy chồng là hơi già rồi đó.
- Đúng rồi đó bà. Chả giấu gì bà, Yến Thanh nhà tôi hay bị đau ốm nên cháu ít đi ra ngoài. Thế hôm nay bà sang đây báo tin vui gì cho nhà tôi vậy???
Bà mối liếc mắt nhìn tôi, nhổ miếng bã trầu xuống đất rồi chậm rãi trình bày:
- Ông thầy Vọng của nhà họ Cao phán rằng: Tối hôm qua có một ngôi sao sáng chiếu thẳng vào nhà ông bà vậy là ý trời đã định con gái ông bà sẽ được làm dâu nhà họ Cao. Hôm nay nhà họ Cao nhờ tôi sang đánh tiếng cho ông bà, vậy ý ông bà thế nào???
- Nhà tôi đồng ý.
Thầy bu vui mừng ra mặt, họ trả lời ngay mà không hề lưỡng lự cũng không hỏi ý kiến của tôi ra sao? Họ còn biếu bà mối mấy tấm đậu hũ để cảm ơn. Tôi định la hét phản đối nhưng đã bị thầy tôi chặn miệng lại, thầy trợn mắt nói nhỏ vào tai tôi:
- Lấy về nhà họ Cao là sướиɠ ba đời rồi con đừng có mà làm loạn. Ý trời đã định nếu con không thuận theo thì cả gia đình mình sẽ phải chết.
Thật nực cười ý trời gì chứ, sao trăng chiếu sáng cả làng chứ làm gì có chuyện sáng mình nhà tôi, kể ra thì cũng thấy lạ thật, chọn đúng vào hôm tôi về lại làng, chả nhẽ nhà chiêm tinh dự đoán trước được à. Nghĩ đến đây tôi bỗng rùng mình, ngôi làng này thật sự rất kì quái. Phong tục ở đây cũng rất khác, sáng nay bu Sự cũng nói qua cho tôi biết. Người dân ở đây rất thích con số 3 với con số 7, họ thắp hương vào các ngày 3,7,13,17,23,27 chứ không phải mùng 1 và ngày rằm như ở bên ngoài. Và cũng vào những ngày có số 3 và 7 các bà tầm 50 tuổi đã được chọn của làng sẽ đi quanh làng trừ tà vào 12h đêm, đến giờ đó nhà nào cũng tắt đèn, đóng kín tất cả các cửa để tránh ma quỷ vào nhà.
Và ngày hôm nay tôi cưới cũng là ngày trừ tà của dân làng thế nên trên đường đi không có một bóng người, nhà nào cũng tắt đèn đóng cửa im lìm. Màn đêm hiu quạnh, xa xa có tiếng hát ru, thỉnh thoảng có cơn gió lạnh thổi qua làm tôi sởn hết cả da gà. Nghe nói tôi lấy cậu hai nhà họ Cao, tên Cao Lãnh, hơn tôi 1 tuổi, nghe cái tên thấy quyền quý ghê gớm nhưng không biết mặt mũi thì thế nào nhỉ??? Thầy bu nói nhà họ Cao giàu lắm, nhà họ là nơi duy nhất có muối bán cho người dân, không những vậy họ còn có trách nhiệm xuất vải lụa đi cho dân làng vì làng này có nghề dệt lụa. Vì thế nhà họ Cao rất được lòng dân làng, đến xã trưởng cũng phải nể sợ.
Kiệu hoa đang đi thì đột nhiên dừng lại, có lẽ đã đến nhà họ Cao, tôi nhanh chóng bỏ chiếc khăn đỏ trên đầu xuống để che mặt. Bà mối dắt tay tôi xuống kiệu hoa, trước ngưỡng cửa nhà họ đặt một quả lò than đốt hồng bắt tôi bước qua để đốt hết những tà ma ám ảnh cô dâu và đốt vía tất cả những kẻ độc mồm, độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường. Sau đó tôi mới được vào trong nhà làm lễ gia tiên, mấy cái hủ tục ở đây thật sự làm tôi chóng hết cả mặt. Cuối cùng thì tôi cũng được bé Sương dẫn về phòng, mà về phòng đâu có được nằm nghỉ phải ngồi ngay ngắn trên giường chờ chồng.
Tôi hồi hộp đứng ngồi không yên, chốc chốc tôi lại vén khăn lên thăm dò, vậy mà mãi chẳng thấy bóng dáng cậu hai đâu. Không đợi nổi nữa, tôi bực mình bỏ chiếc khăn đỏ trên đầu ra ném xuống giường rồi khoanh tay bước ra ngoài, vừa bước ra tới cửa đã gặp con bé Sương, nó nhìn thấy tôi liền hốt hoảng đẩy tôi vào trong phòng rồi đóng cửa lại.
- Trời ơi!!! Sao mợ to gan thế, tân lang chưa vào phòng mà mợ dám bỏ khăn phủ đầu ra sao??? Nhỡ ai mà nhìn thấy thì mợ sẽ bị phạt đấy.
- Nhưng mợ chờ lâu quá, mợ mỏi người lắm, muốn nằm nghỉ, chả lẽ cứ ngồi chờ đến bao giờ? Mà em đang bê cái gì đó???
- À. Bà hai bảo con đem Yến Sào lên cho mợ tẩm bổ. Mợ vào đây con gỡ tóc cho, có chuyến hàng lụa cần vận chuyển gấp nên cậu hai đi rồi, chắc phải chục hôm nữa mới về mợ ạ.
Tôi há hốc mồm ngạc nhiên, cưới xin kiểu quái gì vậy??? Đêm động phòng mà bỏ đi không nói một lời. Mà như vậy cũng tốt, trong mười ngày tôi sẽ tìm kiếm cơ hội để bỏ trốn. Đây có lẽ là thời cơ tốt nhất rồi.