Chương 22: Kinh Pháp Cú ♦ Quyển Thượng

☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNG☸ PHẨM 2: GIÁO HỌC☸ PHẨM 3: ĐA VĂN☸ PHẨM 4: CHÍNH TÍN☸ PHẨM 5: TRÌ GIỚI☸ PHẨM 6: TƯ DUY☸ PHẨM 7: TỪ BI☸ PHẨM 8: LỜI NÓI☸ PHẨM 9: SONG YẾU☸ PHẨM 10: BUÔNG LUNG☸ PHẨM 11: TÂM Ý☸ PHẨM 12: HƯƠNG HOA☸ PHẨM 13: NGU ÁM☸ PHẨM 14: MINH TRIẾT☸ PHẨM 15: ỨNG CHÂN☸ PHẨM 16: SỐ NGHÌN☸ PHẨM 17: TỘI CHƯỚNG☸ PHẨM 18: DAO GẬY☸ PHẨM 19: GIÀ SUY☸ PHẨM 20: ÁI THÂN☸ PHẨM 21: THẾ TỤC

Kinh Pháp Cú ♦ Quyển thượng

☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNG

Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo du͙© vọиɠ thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tính mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.

[1]

Tỉnh giác từ ngủ say

Nên hoan hỷ tư duy

Lắng nghe điều Ta nói

Soạn tập lời Phật dạy

[2]

Tất cả hành vô thường

Đều là pháp hưng suy

Có sinh ắt phải tử

Tịch diệt an vui nhất

[3]

Ví như người thợ gốm

Trộn đất nắn làm đồ

Chúng thảy rồi vỡ nát

Mạng sống cũng như vậy

[4]

Như nước sông chảy xiết

Trôi xuôi chẳng ngược dòng

Đời người cũng như thế

Qua rồi không trở lại

[5]

Như người cầm roi trông

Chăn bò cho ăn cỏ

Già chết cũng như thế

Nuôi lớn rồi cướp đi

[6]

Trăm nghìn chẳng được một

Hào quý bất cứ ai

Tích trữ chứa tài sản

Không gì chẳng suy tàn

[7]

Bề bộn suốt ngày đêm

Mạng sống tự giảm dần

Tuổi thọ khi tiêu hết

Như giếng khô cạn nước

[8]

Thường hằng rồi cũng tận

Cao tột rồi cũng đọa

Có hợp ắt có tan

Có sinh ắt có tử

[9]

Chúng sinh cùng tương tranh

Cho đến mất cả mạng

Tùy nghiệp mà đọa thăng

Họa phúc tự lĩnh thọ

[10]

Già yếu nếm khổ đau

Khi chết thức ra đi

Tham luyến ngục gia đình

Sinh tử chẳng thể đoạn

[11]

Thoáng chốc cái già đến

Hình sắc suy biến tàn

Thiếu thời tâm như ý

Tuổi già nạn bủa vây

[12]

Dẫu sống đến trăm tuổi

Cũng bị chết bám theo

Già bệnh mãi áp bức

Hoạn nạn đến đời sau

[13]

Một ngày đã trôi qua

Thọ mạng cũng giảm dần

Như cá đang thiếu nước

Thử hỏi có gì vui?

[14]

Lúc già nhan sắc tàn

Bệnh tật hủy hoại ta

Thân thể thối rữa nát

Cái chết là lẽ thường

[15]

Thân này để làm gì?

Nơi luôn tiết đồ dơ

Bệnh hoạn làm khốn khổ

Già suy rồi phải chết

[16]

Tham dục ý buông lung

Sai quấy ngày càng tăng

Không thấy cũng chẳng nghe

Thọ mạng là vô thường

[17]

Chẳng con chẳng cha anh

Có thể cậy nương nhờ

Bị chết làm khổ bức

Không ai có thể hộ

[18]

Ngày đêm lười kiêu mạn

Đã già còn da^ʍ dật

Có tiền không bố thí

Chẳng vâng lời Phật dạy

Bị bốn việc đó che

Tự mình hại chính mình

[19]

Vào biển trú hư không

Dẫu vào tận hang núi

Chẳng có một nơi nào

Thoát miễn khỏi phải chết

[20]

Việc này do mình tạo

Nghiệp báo sẽ như thế

Ai siết bởi phiền não

Thẳng tiến già chết sầu

[21]

Biết rồi, tự tĩnh lặng

Như thế thấy hết sinh

Bhikṣu [bíc su]! Nhàm phiền não

Ra khỏi chốn sinh tử

☸ PHẨM 2: GIÁO HỌC

Phẩm Giáo Học có 29 bài kệ. Đại ý của phẩm này là chỉ dạy phương cách tu hành; hãy cởi bỏ hôn ám và ngu muội của mình thì sẽ thấy được ánh sáng của Đạo.

[1]

Dậy đi! Sao ngủ mãi?

Như ong, ốc, trai, mọt

Ẩn náu nơi bất tịnh

Mê lầm cho tốt thay

[2]

Đã bị trọng thương nặng

Lòng nhói như bệnh đau

Gặp phải lắm ách nạn

Sao còn lo ham ngủ?

[3]

Tư duy chẳng buông lung

Nhân từ học thánh Đạo

Từ đó không ưu sầu

Chính niệm vọng tự trừ

[4]

Chính kiến học Đạo tăng

Trí tuệ soi thế gian

Phúc sinh trăm nghìn đời

Vĩnh không đọa đường ác

[5]

Chớ học theo tà đạo

Mà tin lời tà kiến

Chớ nhiễm thói phóng đãng

Mà khiến du͙© vọиɠ tăng

[6]

Thiện Pháp khéo tu hành

Học tập chớ vi phạm

Hành Đạo không ưu phiền

Đời đời thường an vui

[7]

Siêng học nhϊếp thân tâm

Lời nói luôn thận trọng

Tất đến nơi bất tử

Hành diệt sẽ được an

[8]

Điều sai chớ có học

Việc đúng hãy thực hành

Hiểu rõ Pháp tu trì

Lậu tận đắc tịch diệt

[9]

Thấy Pháp lợi thân tâm

Tất đến nơi an lành

Tinh cần làm lợi ích

Đó là bậc hiền minh

[10]

Ai khởi niệm giác ngộ

Học Đạo thêm kiên cố

Ai chấp diệt buông lung

Tổn giảm mà chẳng tăng

[11]

Chuyên nhất ý kiên cường

Tu học đắc Trung Đạo

Ai hiểu nghĩa lý này

Nên nhớ luôn hành trì

[12]

Trước đoạn tâm tham ái

Kiêu mạn và tà kiến

Diệt sạch mọi kết sử

Đó là thượng Đạo Nhân

[13]

Tu học nếu không có

Bạn tốt Thiện Tri Thức

Giữ thiện tu một mình

Đừng cùng với kẻ ngu

[14]

Tu học siêng trì giới

Cần chi bạn đồng hành?

Một mình chẳng ưu phiền

Như voi giữa rừng hoang

[15]

Trì giới lại đa văn

Cả hai khéo rõ thông

Mới xưng bậc giới văn

Nên học gắng tu hành

[16]

Học Đạo trước giữ giới

Sáu căn sẽ kiên cố

Bố thí chẳng cầu báo

Siêng năng chớ nằm lười

[17]

Dẫu ai sống trăm năm

Tà kiến tâm bất thiện

Chẳng bằng sống một ngày

Tinh tấn thọ Chính Pháp

[18]

Dẫu ai sống trăm năm

Thờ lửa luyện phép thuật

Chẳng bằng trong khoảnh khắc

Trì giới được thắng phúc

[19]

Làm được mới hãy nói

Chẳng thể chớ nói suông

Giả dối không thành tín

Bậc trí sớm vứt trừ

[20]

Học Đạo cầu tín giải

Quán sát lẽ đúng sai

Biết Pháp hãy dạy người

Đuốc tuệ chẳng còn mê

[21]

Bện tóc học đạo tà

Áo cỏ nội tâm tham

Mờ mịt chẳng hiểu rõ

Như điếc nghe nhạc âm

[22]

Có tu mới xả ác

Dùng thuốc trừ ba độc

Trượng phu vượt sinh tử

Như rắn lột thay da

[23]

Tu học mà đa văn

Trì giới không sai phạm

Hiện đời cùng vị lai

Tiếng thơm sở nguyện thành

[24]

Tu học kém hiểu biết

Trì giới không trọn vẹn

Hiện đời cùng vị lai

Thọ khổ bổn nguyện tan

[25]

Học Đạo có hai điều

Luôn gần bậc đa văn

Chân Đế giải nghĩa thâm

Tuy nhọc chẳng đọa tà

[26]

Cỏ dại hại đồng lúa

Nhiều dục hại tu học

Nhổ cỏ trừ tà ác

Thu hoạch tất được nhiều

[27]

Nghĩ kỹ rồi hãy nói

Ngôn từ chớ hung bạo

Y Pháp giảng nghĩa lý

Lời lẽ chớ phạm sai

[28]

Khéo học chớ vi phạm

Sợ ác rõ cấm kỵ

Ai biết thấy tường tận

Hoạn nạn, sau chẳng còn

[29]

Lìa xa tội cùng phúc

Việc làm sẽ tịnh hạnh

Luôn mãi tự nhϊếp phục

Ấy là bậc khéo tu

☸ PHẨM 3: ĐA VĂN

Phẩm Đa Văn có 19 bài kệ. Đại ý của phẩm này cũng khuyên tu học nghe Pháp. Vun bồi học rộng, trở thành bậc thánh, và tự đạt đến chính giác.

[1]

Đa văn vững tu hành

Trì Pháp làm bức tường

Tinh tấn hủy khó leo

Từ đó giới tuệ thành

[2]

Đa văn khai sáng tâm

Tâm sáng trí tuệ tăng

Trí tăng rộng giải nghĩa

Thấy nghĩa hành Pháp an

[3]

Đa văn khéo trừ lo

Khéo nhập thiền định an

Khéo giảng Pháp cam lộ

Tự đắc Đạo tịch diệt

[4]

Nghe Pháp biết Kinh giới

Trừ nghi thấy chân lý

Do nghe lìa pháp ác

Đi đến nơi bất tử

[5]

Minh sư khéo hiện Đạo

Trừ nghi tu học thông

Thanh tịnh gốc phiền não

Pháp tạng khéo phụng trì

[6]

Khéo nhϊếp giảng nghĩa thâm

Hiểu rõ chẳng sai phạm

Thọ Pháp nương theo Pháp

Từ đó nhanh được an

[7]

Nếu chỉ hiểu chút ít

Tự đại kiêu mạn khinh

Đó như mù cầm đuốc

Soi người chẳng soi mình

[8]

Cầu tài ham tước vị

Quyền quý hưởng phúc trời

Tuệ biện xuất thế gian

Đa văn là đệ nhất

[9]

Vua trọng bậc hiền minh

Chư thiên cũng như thế

Đa văn là bảo tạng

Lực mạnh giàu sang nhất

[10]

Bậc trí kính đa văn

Đạo Nhân cũng hoan hỷ

Vua chúa hết lòng mến

Thiên đế, Phạm, cũng thế

[11]

Tiên nhân trọng đa văn

Hà huống đại phú gia

Bởi tuệ là quý nhất

Đáng kính không gì hơn

[12]

Thờ trời vì ánh sáng

Hiếu cha vì ân đức

Trung vua vì bảo hộ

Kính hiền vì đa văn

[13]

Mạnh khỏe nhờ lương y

Muốn thắng nhờ hào kiệt

Phật Pháp ở trí tuệ

Phúc tu sáng muôn đời

[14]

Bạn lành ở công việc

Chân tình lúc hiểm nguy

Hạnh phúc nơi căn buồng

Biết trí qua ngôn lời

[15]

Đa văn lợi hiện đời

Vợ con anh em bạn

Cũng được phúc đời sau

Tích lũy thành thánh trí

[16]

Muốn khéo diệt âu lo

Cũng trừ việc hung suy

Muốn được an ổn lành

Hãy kính bậc đa văn

[17]

Trọng thương chẳng bằng ưu

Trúng tên chẳng bằng ngu

Dẫu mạnh chẳng thể nhổ

Đa văn mới tận trừ

[18]

Như mù có được mắt

Như ngu có được đuốc

Học rộng dẫn người đời

Như sáng dẫn kẻ mù

[19]

Cho nên ai trừ si

Ly dục diệt kiêu mạn

Học tập kính đa văn

Đó là tích lũy đức

☸ PHẨM 4: CHÍNH TÍN

Phẩm Chính Tín có 18 bài kệ. Đại ý của phẩm này nói về tín tâm là căn bổn của việc học Phật tu Đạo. Nếu có được chính kiến thì sự tu hành sẽ không thoái chuyển.

[1]

Tín giới tàm quý tài

Là Pháp thánh hiền khen

Đạo này bậc trí giảng

Giúp người sinh lên trời

[2]

Kẻ ngu chẳng tu thiện

Bố thí cũng chẳng khen

Tín thí trợ người hiền

Từ đó đến chốn lành

[3]

Tín tâm trưởng dưỡng Đạo

Niệm Pháp trụ an lạc

Ai gần đắc thượng trí

Trường thọ giữa thánh hiền

[4]

Tin sâu mới đắc Đạo

Như Pháp được diệt độ

Từ đó trí tuệ thành

Nơi đến quang minh chiếu

[5]

Vững tin vượt bể sâu

Nhϊếp ý làm thuyền trưởng

Tinh tấn trừ khổ ách

Trí tuệ qua bờ kia

[6]

Ai tín niệm phụng hành

Thánh hiền sẽ ngợi khen

Ai vui thích vô vi

Cởi bỏ mọi buộc ràng

[7]

Tín tâm và giới Pháp

Tuệ ý khéo tu hành

Trượng phu đoạn phiền não

Nhân đó thoát luân hồi

[8]

Tín khiến giới thành tựu

Cũng được thọ và tuệ

Nơi nơi khéo hành Đạo

Chốn chốn người cúng dường

[9]

So sánh lợi xuất thế

Tín tuệ là trí mẫu

Tài này cao quý thượng

Gia sản vốn chẳng thường

[10]

Muốn thấy chư thánh hiền

Thích nghe giáo Pháp mầu

Khéo xả tâm cấu trược

Đó mới là tin sâu

[11]

Có tín mới vượt sông

Phúc ấy khó xâm đoạt

Giặc cướp khéo ngăn trừ

Nhàn tĩnh Đạo Nhân lạc

[12]

Bất tín chẳng tu hành

Lời thật ưa bác bỏ

Như vụng về múc nước

Khuấy suối nổi bùn dơ

[13]

Bậc trí tu tín tuệ

Khát ngưỡng Đạo thanh cao

Như khéo múc nước suối

Nhẹ nhàng chẳng khuấy tung

[14]

Tín tuệ không nhiễm ác

Chỉ gần bậc hiền minh

Điều hay nên học hỏi

Việc xấu phải lánh xa

[15]

Lòng tin như ngồi xe

Chở ta đến nơi đích

Giống như huấn luyện voi

Tự điều là tối thắng

[16]

Tín tài và giới tài

Tàm tài cộng quý tài

Cùng với văn, thí, tuệ

Gọi là Bảy Pháp Tài

[17]

Do tín mà giữ giới

Thanh tịnh thường quán Pháp

Tu tuệ lợi mình người

Phụng kính chẳng lãng quên

[18]

Ai có Bảy Pháp Tài

Chẳng kể nam hay nữ

Mãi mãi không nghèo túng

Bởi họ thấy chân lý

☸ PHẨM 5: TRÌ GIỚI

Phẩm Trì Giới có 16 bài kệ. Đại ý của phẩm này là sách tấn tu trì thiện Pháp, ngăn chặn tà kiến và phi pháp, để về sau khỏi phải hối tiếc.

[1]

Tâm ai thường trong sáng

Phụng trì giới đầy đủ

Thanh tịnh tu việc lành

Đó là giới thành tựu

[2]

Bậc trí khéo hộ giới

Sẽ được ba phúc báo

Lợi lành tiếng thơm vang

Mạng chung sinh lên trời

[3]

Nên thấy người trì giới

Hộ giới trí tuệ sinh

Thành tựu chính tri kiến

Họ được an vui lành

[4]

Trì giới được an lạc

Khiến thân chẳng não phiền

Đêm nằm điềm tĩnh yên

Thức dậy thường an vui

[5]

Giữ giới hành bố thí

Tu phúc tích phúc điền

Từ đó qua bờ kia

Thường đến nơi an vui

[6]

Điều gì là cực thiện?

Tu gì được an lạc?

Thứ gì trân quý nhất?

Cái gì chẳng thể đoạt?

[7]

Giới hạnh là cực thiện

Trì giới được an lạc

Trí tuệ trân quý nhất

Phúc đức chẳng thể đoạt

[8]

Bhikṣu lập giới đức

Thủ hộ nhϊếp các căn

Ăn uống biết chừng mực

Ngủ thức ý tương ứng

[9]

Dùng giới hàng phục tâm

Thủ hộ chính định ý

Nhất tâm tu Chỉ Quán

Không quên là chính trí

[10]

Hiền minh thủ hộ giới

Chính trí tâm tư duy

Hành Đạo luôn tương ứng

Khổ ách tự trừ sạch

[11]

Trừ sạch các tội cấu

Nhổ tận chớ sinh nghi

Trọn đời cầu giới Pháp

Thánh niệm chớ lìa xa

[12]

Giới định tuệ giải thoát

Phải nên khéo quán sát

Trần cấu đều đã lìa

Diệt trừ họa ba cõi

[13]

Giải thoát mọi ràng buộc

Si mê diệt trừ sạch

Vượt khỏi các cảnh ma

Chiếu sáng như mặt trời

[14]

Ngã mạn với cuồng mê

Bhikṣu phải xa lánh

Tu hành giới định tuệ

Tinh cần chớ lìa xa

[15]

Trì giới ý thanh tịnh

Nhϊếp tâm chẳng buông lung

Chính trí đã mở thông

Chẳng gặp tà kiến vây

[16]

Đi đến nơi cát tường

Chứng thành Đạo vô thượng

Cũng lìa pháp ác tà

Ly chướng trừ chúng ma

☸ PHẨM 6: TƯ DUY

Phẩm Tư Duy có 12 bài kệ. Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta hãy cẩn thận gìn giữ niệm khởi vi tế của tâm và quán sát hơi thở ra vào, tất sẽ ngộ trọng yếu của Đạo.

[1]

Quán hơi thở ra vào

Chú tâm tư duy kỹ

Thông suốt đầu đến cuối

Quán sát như Phật dạy

[2]

Đó là chiếu thế gian

Như mây tan trăng hiện

Đi đứng học tư duy

Nằm ngồi đừng quên lãng

[3]

Bhikṣu lập niệm này

Hiện đời và hậu thế

Thắng lợi mãi chẳng cùng

Vĩnh không đọa sinh tử

[4]

Nếu thấy thân an trụ

Sáu căn gìn giữ hộ

Bhikṣu luôn nhất tâm

Tự biết chứng tịch diệt

[5]

Đã có các niệm này

Tự mình luôn hành trì

Như vậy mà chẳng thể

Vĩnh không chế phục tâm

[6]

Ai tu Pháp căn bổn

Như thế vượt trần lao

Ý niệm mà khéo ngộ

Đắc định tâm an vui

Tùy thời tu các Pháp

Mới thoát sinh già chết

[7]

Bhikṣu ngộ ý niệm

Phải khiến niệm tương ứng

Sinh tử phiền não đoạn

Chứng đắc Đạo tịch diệt

[8]

Thường nên nghe diệu Pháp

Tự ngộ tâm ý mình

Ai giác làm thánh hiền

Sợ hãi vĩnh chẳng còn

[9]

Giác ngộ tâm tương ứng

Ngày đêm siêng tu học

Liễu giải Pháp cam lộ

Nhất định được vô lậu

[10]

Nếu ai được lợi lành

Tất đến Quy Y Phật

Cho nên ngày lẫn đêm

Thường niệm Phật Pháp Tăng

[11]

Tự ngộ tâm ý mình

Đó là đệ tử Phật

Ngày đêm hãy luôn niệm

Công đức Phật Pháp Tăng

[12]

Niệm thân niệm vô thường

Niệm giới bố thí đức

Vô nguyện, không, vô tướng

Ngày đêm hãy nhớ niệm

☸ PHẨM 7: TỪ BI

Phẩm Từ Bi có 18 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói về nơi tu hành của thánh nhân; bậc đại nhân luôn dùng đức hạnh để rộng độ vô lượng chúng sinh.

[1]

Lòng từ không gϊếŧ hại

Thân nghiệp luôn khéo nhϊếp

Đó là chốn bất tử

Nơi đến chẳng hoạn nạn

[2]

Lòng từ không gϊếŧ hại

Gìn giữ ngữ ý nghiệp

Đó là chốn bất tử

Nơi đến chẳng hoạn nạn

[3]

Não loạn đã điều phục

Thủ hộ tâm từ bi

Thấy sân vẫn nhẫn chịu

Đó là tu tịnh hạnh

[4]

Từ tốn tâm chí thành

Không thốt lời ác ôn

Với người chẳng sân hận

Đó là tu tịnh hạnh

[5]

An tĩnh chắp tay kính

Chẳng hại các chúng sinh

Chẳng gây phiền não sầu

Đó là tu tịnh hạnh

[6]

Từ mẫn luôn thương xót

Thanh tịnh như Phật dạy

Biết đủ biết dừng lại

Tất vượt thoát sinh tử

[7]

Học rộng ít tham muốn

Lợi danh chẳng mê mang



Nhân nghĩa không xâm phạm

Thế gian ngợi tán dương

[8]

Hiền nhân không tổn phạm

Chẳng theo phù du ảo

Người đời tranh đua giành

Trí tuệ tâm an nhiên

[9]

Hiền lương lòng bác ái

Xót thương các chúng sinh

Tâm từ luôn rải khắp

Nơi đến sẽ an lành

[10]

Hiền nhân không tà ngụy

An trụ chẳng ưu phiền

Chư thiên theo hộ vệ

Bậc trí quý từ bi

[11]

Ngày đêm sinh niệm từ

Dứt tuyệt tâm tranh đấu

Chẳng hại các chúng sinh

Tức không gặp oán cừu

[12]

Gϊếŧ hại thiếu tâm từ

Phạm giới lại nói dối

Lầm lỗi không bố thí

Chẳng màng sinh già chết

[13]

Uống rượu mất lý trí

Hành vi càng xằng bậy

Chết đọa ba đường ác

Xảo ngụy không chân thành

[14]

Bước theo hạnh từ bi

Bác ái cứu chúng sinh

Có được mười một lợi

Phúc đức luôn tùy thân

[15]

Ngủ yên tỉnh giấc an

Chẳng thấy cơn ác mộng

Trời hộ người kính mến

Thuốc độc chiến tranh, không

Chẳng gặp nạn nước lửa

Nơi ở được phúc lợi

Chết sinh cõi Phạm Thiên

Đây là mười một lợi

[16]

Nếu dùng tâm từ bi

Vô lượng chẳng quên lãng

Sinh tử dần dần đoạn

Được lợi siêu thế gian

[17]

Nhân từ không loạn chí

Hạnh bi rất khó hành

Thương xót các chúng sinh

Phúc đó là vô lượng

[18]

Dẫu ai trọn suốt đời

Phụng thờ khắp thần linh

Voi ngựa mang tế trời

Chẳng bằng hành từ bi

☸ PHẨM 8: LỜI NÓI

Phẩm Lời Nói có 12 bài kệ. Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta hãy cẩn thận lời nói trong việc nói năng, đàm luận, và phải nên sử dụng phù hợp với Đạo lý.

[1]

Mắng chửi nói lời ác

Kiêu ngạo khinh miệt người

Dấy khởi việc ác này

Oán hận càng sinh thêm

[2]

Thuận ngôn lời khiêm tốn

Tôn trọng kính mến người

Nhẫn ác trừ phiền não

Oán hận tự diệt tan

[3]

Lòng ác ai luôn giữ

Như rìu ở trong miệng

Cho nên tự trảm thân

Do bởi nói lời ác

[4]

Tranh giành đoạt chút lợi

Như mất tài bảo giấu

Từ đó sinh tranh đấu

Khiến tâm hướng đường ác

[5]

Khen ác ca việc xấu

Cả hai đều xấu ác

Miệng lưỡi ưa tranh đấu

Về sau tất chẳng an

[6]

Vô đạo đọa đường ác

Tự tăng địa ngục khổ

Lìa si tu nhẫn ý

Chính niệm tức không phạm

[7]

Làm lành được giải thoát

Làm ác bị trói buộc

Hiểu suốt làm thánh hiền

Đó là thoát não phiền

[8]

Bhikṣu thu nhϊếp ý

Lời nói không vội vã

Nghĩa lý hợp như Pháp

Lời ấy ngọt dịu êm

[9]

Lời nói ai khéo dùng

Họ tất không chiêu hoạn

Cũng chẳng xung khắc người

Đây là lời thiện xảo

[10]

Lời nói hợp với ý

Cũng làm người hoan hỷ

Đừng khiến tâm hướng ác

Lời nói người tin vui

[11]

Chí thành giảng cam lộ

Như Pháp chẳng lỗi lầm

Lời nói hợp Pháp nghĩa

Là gần gốc của Đạo

[12]

Ai giảng như Phật dạy

Cát tường được diệt độ

Tất khéo đoạn phiền não

Đó là lời tối thượng

☸ PHẨM 9: SONG YẾU

Phẩm Song Yếu có 22 bài kệ. Đại ý của phẩm này là dùng thiện ác đối nhau để sáng tỏ nghĩa lý.

[1]

Tâm là gốc các pháp

Tâm chỉ đạo làm chủ

Nếu trong tâm nghĩ ác

Thì liền nói liền làm

Tội khổ tự truy đuổi

Như bánh xe theo vết

[2]

Tâm là gốc các pháp

Tâm chỉ đạo làm chủ

Nếu trong tâm nghĩ thiện

Thì liền nói liền làm

Phúc lạc tự truy đuổi

Như bóng hiện theo hình

[3]

Loạn ý theo tâm khởi

Ngu si dẫn vào tối

Tự đại không biết Pháp

Làm sao hiểu lời hay?

[4]

Chính ý theo tâm khởi

Thông suốt hiểu minh bạch

Chẳng bị ganh ghét tham

Liễu đạt rõ lời hay

[5]

Oán hận ai ôm giữ

Oán mãi chưa từng nghỉ

Không hận hận tự trừ

Là Đạo đáng phụng hành

[6]

Kỳ vọng ở nơi người

Chẳng bằng tự xét mình

Như ai biết lẽ này

Hoạn nạn vĩnh diệt trừ

[7]

Tà kiến cho thân tịnh

Các căn chẳng nhϊếp phục

Ăn uống không chừng mực

Biếng nhác lại khϊếp nhược

Khống chế bởi tà ác

Như cỏ ngã theo gió

[8]

Hãy quán thân bất tịnh

Các căn khéo nhϊếp phục

Ăn uống biết chừng mực

Tinh tấn luôn vui thích

Không bị tà ác động

Như gió thổi thái sơn

[9]

Tính độc không nhổ trừ

Tham muốn lòng rong ruổi

Chưa thể tự điều phục

Không xứng mặc Pháp y

[10]

Tính độc khéo nhổ trừ

Giữ giới ý an nhiên

Tâm đó đã điều phục

Xứng đáng mặc Pháp y

[11]

Lấy thật cho là giả

Lấy giả cho là thật

Đó là tâm tà kiến

Không được lợi ích lành

[12]

Chân thật biết là thật

Hư ngụy biết là giả

Đó là tâm chính kiến

Tất được lợi ích lành

[13]

Mái nhà nếu chẳng kín

Trời mưa sẽ luôn rỉ

Ý ai không tư duy

Mãi có tham sân si

[14]

Mái nhà nếu lợp kín

Trời mưa sẽ chẳng rỉ

Ý ai tự tư duy

Vĩnh không tham sân si

[15]

Kẻ xấu ảnh hưởng người

Như gần vật hôi thối

Mê dần làm việc xấu

Bất giác trở thành ác

[16]

Bậc hiền ảnh hưởng người

Như gần làn khói hương

Trí tăng làm việc lành

Hạnh nghiệp tỏa ngát thơm

[17]

Gây ưu đời sau ưu

Tạo ác với sầu muộn

Sợ hãi luôn ưu phiền

Thấy tội lòng ngậm ngùi

[18]

Tạo vui đời sau vui

Làm thiện với hoan hỷ

Hân hoan thường vui vẻ

Thấy phúc tâm an nhiên

[19]

Nay khổ đời sau khổ

Làm ác với khổ đau

Tự mình gặp tai ương

Thọ tội phiền não nhiệt

[20]

Nay vui đời sau vui

Làm thiện với hoan hỷ

Tự mình gặp duyên lành

Phúc báo thọ an vui

[21]

Tham cầu nói khôn khéo

Phóng đãng không giữ giới

Ôm lòng tham sân si

Chỉ Quán chẳng tư duy

Tụ tập như bầy trâu

Không phải đệ tử Phật

[22]

Vô cầu nói đúng lúc

Hành Đạo hợp như Pháp

Diệt trừ tham sân si

Chính giác ý liễu giải

Thấy nghịch tâm chẳng động

Đó là đệ tử Phật

☸ PHẨM 10: BUÔNG LUNG

Phẩm Buông Lung có 20 bài kệ. Đại ý của phẩm này là chỉ dạy giới luật để ngăn trừ điều tà ác và lỗi lầm; dùng Đạo khuyến tu hiền đức.

[1]

Giới là Đạo cam lộ

Buông lung là tử lộ

Không tham sẽ bất tử

Mất Đạo sẽ tự diệt

[2]

Người trí hành thắng Đạo

Vĩnh viễn chẳng buông lung

Hoan hỷ do không tham

Pháp lạc từ đây sinh

[3]

Tư duy luôn niệm Đạo

Dũng mãnh tu chính hạnh

Trượng phu vượt thế gian

Cát tường không gì hơn

[4]

Chính niệm luôn hưng khởi

Thanh tịnh ác dễ diệt

Y Pháp tự chế phục

Không phạm tiếng thơm vang

[5]

Tinh tấn không buông lung

Chế phục tự điều tâm

Trí tuệ sinh định minh

Hố thẳm chẳng còn rơi

[6]

Kẻ ngu trí kém hiểu

Ưa loạn thích tranh đấu

Thượng trí luôn thận trọng

Chính niệm hộ như báu

[7]

Chớ tham chớ đua tranh

Cũng đừng ham dục lạc

Tâm ý chẳng buông lung

Mới được an vui lớn

[8]

Buông lung luôn tự cấm

Khéo trừ làm thánh hiền

Đã thăng lầu trí tuệ

Bỏ nguy liền được an

Người trí nhìn kẻ ngu

Như núi so với đất

[9]

Chính hạnh giữa chốn loạn

Đó là Độc Giác ngộ

Lực này hơn sư tử

Bỏ ác là đại trí

[10]

Say ngủ nặng như núi

Che trùm bởi si mê

Nằm lì chẳng nghĩ cách

Nên luôn thọ bào thai

[11]

Tâm ý không phóng túng

Lậu tận được ý giải

Ma thừa lúc buông lung

Như sư tử vồ nai

[12]

Ai khéo chẳng buông lung

Là người trì giới luật

Thanh tịnh chính tư duy

Luôn nên tự hộ tâm

[13]

Bhikṣu hãy cẩn thận

Buông lung lắm ưu phiền

Tranh tụng nhỏ thành lớn

Tích ác vào đám lửa

[14]

Giữ giới tăng phúc thiện

Phạm giới tâm lo âu

Khéo đoạn lậu ba cõi

Đó mới gần tịch diệt

[15]

Ai trước từng buông lung

Sau khéo tự cấm chế

Là chiếu sáng thế gian

Họ nên nhớ tu định

[16]

Thuở xưa lỡ làm ác

Bù lại siêng làm lành

Là chiếu sáng thế gian

Họ nên nhớ tu thiện

[17]

Thiếu niên mà xuất gia

Siêng tu lời Phật dạy

Là chiếu sáng thế gian

Như trăng lìa mây che

[18]

Ai trước lỡ làm ác

Sau ngừng không tái phạm

Là chiếu sáng thế gian

Như trăng lìa mây che

[19]

Hiện đời không não hại

Lúc chết chẳng âu lo

Kia thấy Đạo vô úy

Lìa khổ được an vui

[20]

Đoạn trừ pháp ô trược

Chỉ học Pháp thanh tịnh

Sinh tử không quay lại

Xả ái dừng việc ác

Dục lạc chẳng còn nhiễm

Diệt dục không ưu sầu

☸ PHẨM 11: TÂM Ý

Phẩm Tâm Ý có 12 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói về tâm ý thức; tuy không có hình tướng nhưng sự tạo tác của chúng là vô cùng vô tận.

[1]

Rong ruổi ý sai sử

Khó phòng khó cấm chế

Chính trí hàng bổn tâm

Tuệ minh chiếu hiển hách

[2]

Vụt nhanh khó hộ trì

Là nơi dục niệm trú

Nhϊếp ý là việc lành

Điều phục liền khinh an

[3]

Ý niệm rất khó thấy

Theo dục mà rong ruổi

Trí tuệ luôn tự hộ

Khéo giữ liền được an

[4]

Đơn độc đi cùng khắp

Ẩn tàng vô hình tướng

Nhϊếp ý gần với Đạo

Giải thoát khỏi ma chướng

[5]

Vọng tâm chẳng dừng nghỉ

Cũng chẳng biết Pháp lành

Trầm mê việc thế gian

Không có chính tri kiến

[6]

Vọng niệm chẳng dừng nghỉ

Vô biên bất đoạn tuyệt

Phúc lực khéo trừ ác

Giác ngộ làm thánh hiền

[7]

Phật nói tất cả pháp

Tuy diệu nhưng phi chân

Vọng niệm nên cảnh giác

Chớ theo tâm buông lung

[8]

Thấy Pháp an lạc nhất

Sở nguyện tất viên thành

Trí tuệ phòng hộ ý

Đoạn trừ khổ nhân duyên

[9]

Thân này chẳng bao lâu

Trở về với cát bụi

Thân hoại thức ra đi

Sao còn tham luyến nhớ?

[10]

Tâm hướng nơi tạo tác

Đến đi không dấu vết

Nếu lòng nhiều tà ác

Tai họa tự chuốc lấy

[11]

Niệm này do mình tạo

Chẳng phải cha mẹ làm

Trừ tà tu chính định

Tu phúc chớ thoái lui

[12]

Nhϊếp sáu căn như rùa

Phòng hộ ý như thành

Kiếm tuệ chiến đấu ma

Thắng lợi không hoạn nạn

☸ PHẨM 12: HƯƠNG HOA

Phẩm Hương Hoa có 17 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói học tập Phật Pháp cần phải sáng suốt và thực tiễn tu hành. Nhân có hoa nên mới thấy quả. Hãy chuyển hư ngụy thành chân thật.

[1]

Ai khéo lựa nơi xứ

Lìa đường ác sinh thiên?

Ai khéo giảng Pháp nghĩa

Như khéo hái hoa xinh?

[2]

Học nhân khéo lựa nơi

Lìa đường ác sinh thiên

Khéo giảng diệu Pháp nghĩa

Khéo hái hoa công đức

[3]

Quán thân như sành gốm

Huyễn hóa như ảo ảnh

Chặt đứt nụ hoa ma

Không đọa vòng sinh tử

[4]

Thấy thân như bọt nước

Biết đó là huyễn hóa

Chặt đứt nụ hoa ma

Không đọa vòng sinh tử

[5]

Thân bệnh ắt suy nhược

Như hoa rơi héo tàn

Một mai cái chết đến

Ví như nước chảy xiết

[6]

Tham dục không nhàm chán

Tiêu tan mọi chính niệm

Ý tà ham tài bảo

Chiêu họa dối gạt mình

[7]

Ví như ong hút mật

Không tổn hoa sắc hương

Chỉ lấy vị rồi đi

Như Bhikṣu vào làng

[8]

Chuyện người chớ lưu tâm

Tốt xấu việc của họ

Mà hãy luôn phản tỉnh

Thiện ác của chính mình

[9]

Ví như hoa khả ý

Sắc đẹp mà chẳng thơm

Lời hoa mỹ cũng thế

Không có lợi ích gì

[10]

Ví như hoa khả ý

Sắc đẹp lại ngát thơm

Lời dịu êm cũng thế

Tất được phúc lợi lành

[11]

Lấy nhiều hoa xinh đẹp

Kết thành vòng trang sức

Ai rộng tích thiện căn

Đời sau sinh chốn lành

[12]

Kỳ hoa dị thảo hương

Không ngược làn gió thổi

Hiền giả gần Chính Đạo

Đức hạnh tỏa ngát thơm

[13]

Hương mộc và hương đàn

Cùng hương hoa sen xanh

Tuy ngửi thật ngát thơm

Không bằng giới đức hương

[14]

Hương hoa tỏa nhạt nhòa

Chẳng thể gọi là thật

Huân tu trì giới hương

Thù thắng thơm thấu trời

[15]

Thành tựu đầy đủ giới

Tu hành chẳng buông lung

Định tuệ đoạn sinh tử

Vĩnh viễn lìa tà ma

[16]

Ví như ở mương ruộng

Gần cạnh nơi đại lộ

Trong đó mọc hoa sen

Thơm khiết rất đáng yêu

[17]

Có sinh ắt phải chết

Phàm phu ưa nơi đó

Bậc trí quyết thoát ra

Đó là đệ tử Phật

☸ PHẨM 13: NGU ÁM

Phẩm Ngu Ám có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là khai mở tối tăm và phơi bày trạng thái của nó, hầu khiến cho những ai u mê thấy được ánh sáng.

[1]

Đêm dài ai mất ngủ

Đường dài ai mệt mỏi

Ngu mê luân hồi mãi

Chẳng biết Phật Chính Pháp

[2]

Si mê luôn hôn ám

Cuốn trôi như dòng nước

Thà rằng đi một mình

Chớ cùng với kẻ ngu

[3]

Kẻ ngu chấp vận mạng

Lo lắng mãi không thôi

Sống chung kẻ dốt, khổ

Với ta sinh oán thù

[4]

Có tiền có con cái

Kẻ ngu mãi lo toan

Cả ta chẳng phải ta

Huống nữa tiền và con?

[5]

Mùa hè sống ở đây

Mùa đông sống ở đây

Kẻ ngu lo lắm việc

Chẳng biết tương lai biến

[6]

Dẫu ngu đần cực điểm

Tự nhận biết sẽ khôn

Ngu mà cho mình giỏi

Đó mới là cực ngu

[7]

Ngu ám gần bậc trí

Ví như vá múc canh

Dẫu cho múc luôn khi

Vẫn không biết vị gì

[8]

Thông minh gần bậc trí

Ví như lưỡi nếm vị

Dẫu chỉ một thoáng thôi

Pháp yếu liền rõ thông

[9]

Hành động của kẻ ngu

Khiến thân chiêu hoạn nạn

Ưa khoái làm việc ác

Tai ương tự chuốc lấy

[10]

Hành vi mà bất thiện

Về sau lòng hối hận

Nước mắt chảy đầm đìa

Báo ứng nghiệp ác xưa

[11]

Hành vi mà lương thiện

Về sau lòng hoan hỷ

Vị lai hưởng phúc báo

Mỉm cười tâm vui sướиɠ

[12]

Nghiệp tội chưa chín mùi

Kẻ ngu cho bình yên

Tới khi báo ứng đến

Tự chịu tội khổ đau

[13]

Kẻ ngu chốn ước mong

Không nhận đó là khổ

Mãi khi đọa hiểm nguy

Mới biết nó chẳng lành

[14]

Kẻ ngu lúc làm ác

Không thể tự hiểu thấu

Ương họa đuổi theo đốt

Nghiệp tội cháy phừng phừng

[15]

Kẻ ngu ham ăn ngon

Năm tháng càng tham đắm

Niệm Pháp mười sáu phần

Một phần cũng chưa có

[16]

Kẻ ngu mãi lo toan

Đến cuối không chút lợi

Dao gậy tự chiêu cảm

Báo ứng như ấn chương

[17]

Biết ngu xem hành vi

Không thí mà lắm cầu

Sa đọa đường tà ác

Luôn làm điều ác xấu

[18]

Xa Đạo gần kẻ tham

Mưu sinh tại lợi danh

Gia đình do luyến tham

Lấy nhiều vật cúng dâng

[19]

Học Đạo đừng mắc phải

Chớ làm Đạo Nhân nhà

Tham nhà phạm Thánh giáo

Về sau tự thiếu hao

[20]

Việc đó đồng kẻ ngu

Chỉ khiến du͙© vọиɠ tăng

Cầu lợi trái sở nguyện

Cầu Đạo cũng chẳng thành

[21]

Bởi vậy ai có trí

Xuất gia Phật đệ tử

Bỏ ái lìa trần lụy

Mãi không đọa sinh tử

☸ PHẨM 14: MINH TRIẾT

Phẩm Minh Triết có 16 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói những ai tu hành trí tuệ chân thật thì phải tu phúc báo và tinh tấn học tập Chính Đạo. Hãy dùng Phật Pháp làm gương sáng.

[1]

Quán sát rõ thiện ác

Lòng biết sợ điều ác

Sợ ác chẳng vi phạm

Cát tường mãi không sầu

Nên ai muốn có phúc

Tư duy siêng hành trì

Khéo đạt như ý nguyện

Phúc lộc chuyển bội tăng

[2]

Làm phúc tin việc lành

Tích thiện không nhàm mỏi

Tin hiểu tu âm đức

Lâu dần sẽ huy hoàng

[3]

Luôn tránh chuyện vô nghĩa



Không gần kẻ ngu si

Tưởng mến theo bạn hiền

Thân cận bậc thượng sĩ

[4]

Pháp hỷ nằm an vui

Tâm vui ý trong sáng

Thánh nhân diễn nói Pháp

Bậc trí luôn mến hành

[5]

Nhân đức bậc trí tuệ

Trai giới kính phụng Đạo

Như trăng giữa vì sao

Chiếu sáng khắp thế gian

[6]

Thợ cung chỉnh góc độ

Thuyền phu chèo lái thuyền

Thợ mộc gọt đẽo gỗ

Bậc trí khéo điều thân

[7]

Ví như khối đá nặng

Cuồng phong không thể dời

Bậc trí ý kiên định

Chê khen chẳng động dao

[8]

Ví như vực nước sâu

Tĩnh lặng lại trong veo

Người trí nghe Đạo mầu

Tâm tịnh ý an nhiên

[9]

Trượng phu tâm vô cầu

Nơi ở tuệ sáng soi

Dẫu gặp vui hay khổ

Thái độ chẳng tự cao

[10]

Thánh hiền xa việc đời

Chẳng mong tiền và con

Giữ giới luôn tu Đạo

Không tham tà phú quý

[11]

Người trí biết niệm động

Như cây giữa bãi cát

Bằng hữu chí chưa vững

Theo ý nhiễm bụi trần

[12]

Thế gian đều chìm đắm

Ít ai qua bờ kia

Giả sử dẫu có người

Muốn qua nhưng chạy nhanh

[13]

Cầu Đạo ai chí thành

Tiếp thọ Phật chính giáo

Người ấy gần bờ kia

Thoát tử làm thượng nhân

[14]

Đoạn trừ pháp năm uẩn

Tĩnh lự trí tuệ sinh

Vực thẳm chẳng còn rơi

Xả ái hiện quang minh

[15]

Chế phục lòng tham luyến

Vô vi đoạn dục lạc

Ai khéo tự cứu mình

Khiến tâm sinh tuệ minh

[16]

Tu học giữ chính trí

Tâm luôn niệm Chính Đạo

Nhất tâm thọ Chân Đế

Dục lạc chẳng khởi sinh

Lậu tận tập trừ sạch

Đó là vượt thế gian

☸ PHẨM 15: ỨNG CHÂN

Phẩm Ứng Chân có 10 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói tính linh của bậc giác ngộ thì xa lìa ái dục, tâm không chấp trước, và ý kiên định không biến đổi.

[1]

Lìa xa mọi ưu sầu

Thoát khỏi mọi hoạn nạn

Trói buộc đã cởi ra

Tĩnh lặng chẳng não phiền

[2]

Tâm tịnh có chính niệm

Dục lạc chẳng còn tham

Đã qua hố si mê

Như nhạn bỏ ao khô

[3]

Ăn uống biết chừng mực

Tài vật không cất giấu

Vô nguyện, không, vô tướng

Tu hành độ chúng sinh

Như chim giữa bầu trời

Bay xa không trở ngại

[4]

Thế gian tập khí tận

Chẳng còn ham ăn uống

Tâm không chẳng hoạn nạn

Đã đến chốn giải thoát

Ví như loài chim bay

Thoáng đỗ rồi liền đi

[5]

Căn tính ai chế ngự

Như ngựa đã thuần phục

Xả bỏ thói kiêu mạn

Tất được trời cung kính

[6]

Như đất không phẫn nộ

Như núi không dao động

Thánh hiền không cấu nhiễm

Đoạn tuyệt thoát sinh tử

[7]

Vọng niệm đã dừng nghỉ

Chính ngữ lại chính hạnh

Chính Đạo khiến giải thoát

An nhiên vào tịch diệt

[8]

Lìa dục không chấp trước

Chặt đứt chướng ba cõi

Vọng niệm đã đoạn tuyệt

Đó là bậc thượng nhân

[9]

Hoang dã hoặc xóm làng

Đất bằng hay đồi cao

Chỗ qua của Ứng Chân

Chẳng ai không nhờ ơn

[10]

Thánh nhân thích vắng vẻ

Phàm phu chẳng thể ở

Lành thay không du͙© vọиɠ

Không chỗ để cầu mong

☸ PHẨM 16: SỐ NGHÌN

Phẩm Số Nghìn có 16 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói rằng, dẫu học Phật Pháp rất nhiều nhưng lại không lĩnh hội được trọng yếu, thì chẳng bằng như học ít mà thông suốt vậy.

[1]

Dẫu tụng cả nghìn kệ

Chẳng hiểu có ích gì?

Đâu bằng hiểu một câu

Nghe rồi ý tịch nhiên

[2]

Dẫu tụng cả nghìn kệ

Chẳng hiểu có ích gì?

Đâu bằng chỉ một câu

Nghe rồi liễu thoát khổ

[3]

Dẫu tụng nhiều Kinh điển

Chẳng hiểu có ích gì?

Thông suốt chỉ một câu

Tu hành sẽ đắc Đạo

[4]

Nghìn nghìn vạn quân địch

Một người thắng tất cả

Chẳng bằng tự hàng tâm

Đó là thắng cao nhất

[5]

Thắng mình làm thánh hiền

Xứng danh bậc nhân hùng

Hộ ý điều thân tâm

Luôn tự diệt niệm tà

[6]

Dẫu là trời chí tôn

Thần ma, Phạm, thiên đế

Thảy đều chẳng thể hơn

Ai đã tự thắng mình

[7]

Mỗi tháng tới miếu đền

Suốt đời không thôi nghỉ

Đâu bằng trong thoáng chốc

Nhất tâm niệm Chính Pháp

Một niệm phúc của Đạo

Hơn kẻ thờ trọn đời

[8]

Dẫu trọn cả trăm năm

Phụng thờ miếu thần lửa

Chẳng bằng trong khoảnh khắc

Cúng dường Phật Pháp Tăng

Phúc đức một lần tu

Hơn kẻ thờ trăm năm

[9]

Cầu phúc cúng tế thần

Hãy xem phúc về sau

Bốn phần chưa được một

Đâu bằng lễ hiền nhân

[10]

Ai khéo làm việc lành

Thường kính bậc trưởng lão

Bốn phúc tự nhiên tăng

Sắc, lực, thọ, an vui

[11]

Dẫu ai sống trăm năm

Xa Đạo không trì giới

Chẳng bằng sống một ngày

Giữ giới nhập chính định

[12]

Dẫu ai sống trăm năm

Tà ngụy không có trí

Chẳng bằng sống một ngày

Nhất tâm học chính trí

[13]

Dẫu ai sống trăm năm

Lười biếng không tinh tấn

Chẳng bằng sống một ngày

Dũng mãnh hành tinh tấn

[14]

Dẫu ai sống trăm năm

Không biết việc thành bại

Chẳng bằng sống một ngày

Thấy nhân biết được quả

[15]

Dẫu ai sống trăm năm

Không thấy Đạo cam lộ

Chẳng bằng sống một ngày

Uống được vị cam lộ

[16]

Dẫu ai sống trăm năm

Không biết nghĩa Đại Đạo

Chẳng bằng sống một ngày

Tu học Phật Pháp yếu

☸ PHẨM 17: TỘI CHƯỚNG

Phẩm Tội Chướng có 22 bài kệ. Đại ý của phẩm này là thương cảm những kẻ làm ác--do nghiệp ác nên phải thọ tội báo. Nếu ai không làm ác, họ sẽ không gặp hoạn nạn.

[1]

Thấy thiện chẳng vâng làm

Tâm ác vội chạy theo

Cầu phúc không chân chính

Lại còn thích tà da^ʍ

[2]

Hễ ai làm việc ác

Tự mình không tỉnh ngộ

Ngu si khoái chí làm

Về sau chịu thống khổ

[3]

Kẻ ác gây bạo ngược

Lâu dần thành thói quen

Những ai ham dục lạc

Tội báo tự nhiên thành

[4]

Người hiền tu phúc đức

Tích tụ ngày càng tăng

Trong lòng nguyện làm lành

Phúc báo tự nhiên thành

[5]

Yêu nghiệt hưởng phúc báo

Bởi ác chưa chín mùi

Đến khi ác chín mùi

Tai vạ tự chuốc lấy

[6]

Hiền lương gặp tai họa

Bởi thiện chưa chín mùi

Đến khi thiện chín mùi

Sẽ thọ phúc báo đó

[7]

Đánh người bị người đánh

Oán thù gặp oán thù

Mắng người bị người mắng

Phẫn nộ gặp phẫn nộ

[8]

Người đời không nghe thấy

Chẳng biết Phật Chính Pháp

Sinh ra thọ mạng ngắn

Sao còn làm việc ác?

[9]

Chớ khinh việc ác nhỏ

Cho rằng không tai họa

Giọt nước tuy cỏn con

Lâu dần cũng đầy thùng

Tội ác đầy rẫy khắp

Từ nhỏ tích tụ thành

[10]

Chớ khinh việc thiện nhỏ

Cho rằng không phúc báo

Giọt nước tuy cỏn con

Lâu dần cũng đầy thùng

Phúc lành đầy rẫy khắp

Từ nhỏ tích tụ thành

[11]

Việc làm của phàm phu

Bất luận tốt hay xấu

Thảy đều vì bản thân

Quả báo luôn ứng theo

[12]

Những ai giỏi cướp đoạt

Sẽ tự có khả năng

Chiếm lấy của kẻ khác

Nhưng cũng bị người đoạt

[13]

Ác báo không vội đến

Ví như vắt sữa bò

Nghiệp tội tại âm gian

Như lửa dưới tro tàn

[14]

Vui cười làm việc ác

Đã tạo thân chịu lấy

Gào khóc thọ tội báo

Tùy nghiệp tội đến vây

[15]

Làm ác không suy xét

Như bị giặc chặn bắt

Lôi đi mới tỏ ngộ

Tạo ác nên sa đọa

Về sau chịu khổ báo

Của tội trước gây ra

[16]

Như độc ung nhọt sưng

Như thuyền bị xoáy cuốn

Việc ác cứ diễn ra

Đầy rẫy cảnh tan thương

[17]

Làm ác vu khống người

Thanh bạch do chẳng uế

Tai ương tự trở về

Như bụi ném ngược gió

[18]

Lỗi lầm trót tạo xưa

Sám hối nay làm lành

Là đèn soi thế gian

Như trời không mây che

[19]

Việc làm của phàm phu

Về sau sẽ tự thấy

Làm thiện được quả lành

Làm ác gặp tai ương

[20]

Có tình có thai sinh

Kẻ ác đọa địa ngục

Làm thiện sinh lên trời

Vô vi đắc tịch diệt

[21]

Trên trời dưới biển sâu

Ẩn náu núi đá cao

Chẳng có một nơi nào

Thoát khỏi nghiệp ác xưa

[22]

Chúng sinh chịu khổ não

Già chết không thoát miễn

Chỉ có bậc thượng trí

Vô niệm đoạn ác tà

☸ PHẨM 18: DAO GẬY

Phẩm Dao Gậy có 14 bài kệ. Đại ý của phẩm này là dạy người tu tập từ bi và đừng dùng dao gậy để tàn hại chúng sinh.

[1]

Tất cả đều sợ chết

Chẳng ai không sợ đau

Lấy mình làm thí dụ

Chớ đánh chớ gϊếŧ hại

[2]

Luôn khéo an chúng sinh

Không dùng các độc hại

Hiện đời chẳng gặp họa

Hậu thế mãi bình an

[3]

Chớ nói lời thô ác

Phải sợ báo chiêu cảm

Lời ác mang tai vạ

Dao gậy về thân ta

[4]

Miệng nói lời hòa nhã

Như gõ vào chuông khánh

Bản thân không tranh luận

Độ đời tất dễ dàng

[5]

Đánh đập bậc hiền lương

Gièm pha người vô tội

Ương họa tăng gấp mười

Tai vạ chóng không tha

[6]

Sinh thời chịu đau đớn

Thân thể gãy tổn thương

Tự nhiên gặp não bệnh

Hoảng hốt tâm điên cuồng

[7]

Bị người vu khống oan

Quan liêu làm khốn khổ

Tài sản hao hụt hết

Thân quyến biệt ly tan

[8]

Nhà cửa vật sở hữu

Hỏa hoạn thiêu cháy rụi

Khi chết đọa địa ngục

Đó là mười tai ương

[9]

Lõa hình cắt râu tóc

Thân luôn mặc áo cỏ

Tắm gội ngồi trên đá

Si mê có ích gì?

[10]

Không phạt, phóng hỏa, gϊếŧ

Cũng không cầu chiến thắng

Nhân ái khắp thiên hạ

Nơi đến chẳng hận thù

[11]

Trên đời nếu có người

Khéo mà biết hổ thẹn

Đó là cầu hướng thượng

Ví như cưỡi ngựa thuần

[12]

Ví như cưỡi ngựa thuần

Thẳng tiến chạy xa xăm

Nếu ai có tín giới

Nhϊếp ý tâm tinh tấn

Tu Đạo trí tuệ thành

Liền diệt các khổ não

[13]

Nghiêm trì học Phật Pháp

Đoạn dục tu tịnh hạnh

Chúng sinh không tổn hại

Là Đạo của Đạo Nhân

[14]

Chúng sinh không tổn hại

Trọn đời không hoạn nạn

Luôn từ với tất cả

Còn ai khởi oán thù?

☸ PHẨM 19: GIÀ SUY

Phẩm Già Suy có 14 bài kệ. Đại ý của phẩm này là khuyên dạy mọi người cần phải tinh tấn tu hành và đừng tranh danh đoạt lợi--chớ để khi già mới hối hận thì có ích gì?

[1]

Có gì mà vui sướиɠ?

Thế gian luôn bốc cháy

Xấu ác chốn tối tăm

Chẳng bằng cầu định tuệ

[2]

Hãy quán thân thể này

Chớ cậy cho là an

Vọng tưởng tất sinh bệnh

Phải biết thân chẳng thật

[3]

Lúc già nhan sắc tàn

Bệnh tật không tươi sáng

Da nhăn cơ bắp teo

Cái chết sắp cận kề

[4]

Khi chết thức ra đi

Như người lìa bỏ xe

Thịt rã xương rải rác

Thân này làm sao hộ?

[5]

Thân thể ví như thành

Xương cốt thịt bao phủ

Từ sinh đến già chết

Chỉ chứa kiêu mạn sân

[6]

Lúc già nhan sắc tàn

Tựa như cỗ xe cũ

Pháp lành khéo trừ khổ

Cho nên hãy gắng tu

[7]

Làm người không học hỏi

Lúc già như bò đực

Nó chỉ tăng béo phì

Chẳng có chút phúc tuệ

[8]

Sinh tử vô số lần

Đến đi đầy gian khó

Ý cậy tham luyến thân

Sinh tử khổ muôn vàn

[9]

Người trí thấy ách khổ

Cho nên lìa bỏ thân

Diệt ý đoạn các hành

Ái tận chứng vô sinh

[10]

Đã chẳng tu tịnh hạnh

Lại còn không tích của

Lúc già như cò trắng

Ôm giữ cái ao khô

[11]

Đã chẳng giữ giới luật

Lại còn không tích của

Già suy khí lực kiệt

Thử hỏi có ích gì?

[12]

Già như lá mùa thu

Thân tàn làm sao quản?

Bệnh tật bỗng kéo đến

Sau nuối tiếc ích gì?

[13]

Mạng sống ngày đêm giảm

Hãy nhanh gắng nỗ lực

Thế gian là vô thường

Chớ mê, đọa tối tăm

[14]

Hãy thắp ngọn đèn tâm

Tu học cầu trí tuệ

Lìa cấu chớ nhiễm ô

Cầm đuốc soi đường đi

☸ PHẨM 20: ÁI THÂN

Phẩm Ái Thân có 13 bài kệ. Đại ý của phẩm này là khuyên hãy dùng thân này để tu học Phật Pháp thì sau này sẽ có ích lợi cho bản thân; khi tội diệt phúc liền sinh.

[1]

Nếu ai quý thân mình

Thận trọng mà bảo hộ

Như muốn trừ ái dục

Học Pháp chớ ngủ say

[2]

Thân là trân quý nhất

Tự mình luôn gắng học

Thông đạt rồi dạy người

Kiên định trí tuệ sinh

[3]

Trước hãy tự chân chính

Rồi sau dạy người khác

Nếu ai tự chân chính

Mới gọi là thượng nhân

[4]

Nếu mình chưa an vui

Làm sao lợi kẻ khác?

Thân tâm đã điều phục

Nguyện gì mà chẳng thành?

[5]

Việc này xưa ta tạo

Về sau ta tự thọ

Làm ác tự chuốc lấy

Như kim cang xuyên báu

[6]

Nếu ai chẳng trì giới

Ví như dây leo quấn

Dục tình thêm cực mạnh

Việc ác ngày càng tăng

[7]

Làm ác nguy hại thân

Kẻ ngu cho dễ làm

Làm thiện thân an vui

Kẻ ngu bảo khó làm

[8]

Theo lời dạy thánh nhân

Dùng Đạo làm lẽ sống

Kẻ ngu sinh ganh ghét

Khi thấy sinh lòng ác

Gây ác chịu ác báo

Ví như gieo nhân khổ

[9]

Làm ác tự thọ tội

Làm lành tự thọ phúc

Khi nghiệp đã chín mùi

Nó sẽ chẳng đổi thay

Tu thiện sẽ được thiện

Cũng như trồng quả ngọt

[10]

Lợi mình và lợi người

Lợi ích chẳng lãng phí

Muốn biết lợi ích thân

Giới văn là tối thượng

[11]

Như muốn lo cho mình

Muốn sinh về cõi trời

Kính mến nghe giáo Pháp

Hãy nhớ lời Phật dạy

[12]

Suy nghĩ trước khi làm

Chớ làm việc tổn hại

Tâm ý được như thế

Việc làm chẳng uổng công

[13]

Trượng phu làm việc gì

Tất đều được lợi ích

Thấy thiện hãy nên làm

Như thế sở nguyện thành

☸ PHẨM 21: THẾ TỤC

Phẩm Thế Tục có 14 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói thế gian như huyễn hóa và như giấc mộng. Cho nên hãy xả bỏ thế giới phù du mà gắng sức tu Đạo.

[1]

Như xe đi trên đường

Lìa bỏ lối bằng phẳng

Hư hoại theo lối hiểm

Trục gãy tất âu lo

[2]

Lìa bỏ Pháp như thế

Do đó phi pháp tăng

Kẻ ngu giữ đến chết

Cũng bị ương hoạn khổ

[3]

Tùy thuận hành Chính Đạo

Chớ có theo tà nghiệp

Đi đứng nằm ngồi an

Đời đời chẳng hoạn nạn

[4]

Vạn vật như bọt nước

Ý niệm như ảo ảnh

Thế gian như huyễn hóa

Sao còn thích nơi đó?

[5]

Nếu ai trừ ái dục

Chặt đứt cả gốc rễ

Ngày đêm tu như thế

Họ sẽ nhập thiền định

[6]

Bố thí với thành tín

Người ấy được an vui

Tâm ý mà phiền não

Dẫu có dâng thức ăn

Kẻ đó suốt đêm ngày

Tâm ý chẳng an định

[7]

Thế gian chẳng có mắt

Không thấy Đạo chân thật

Như ai thấy chút sáng

Thiện ý hãy vun bồi

[8]

Như nhạn dẫn cả bầy

Tránh lưới bay lượn cao

Người trí dẫn thế gian

Vượt thoát khỏi tà mê

[9]

Thế gian đều phải chết

Khắp ba cõi không an

Chư thiên tuy vui sướиɠ

Phúc hết cũng tiêu tan

[10]

Hãy quán sát thế gian

Có sinh ắt phải chết

Muốn lìa sinh già chết

Chính Đạo nên tu hành

[11]

Si mê trùm thiên hạ

Tham dục nên chẳng thấy

Tà nghi lìa bỏ Đạo

Ngu si khổ theo sau

[12]

Nên lìa xa một pháp

Đó là người nói dối

Không ác gì chẳng làm

Đời sau khổ chẳng tha

[13]

Dẫu trữ nhiều trân bảo

Cao tột đến cõi trời

Như thế khắp thế gian

Đâu bằng thấy dấu Đạo

[14]

Ác xem như điều thiện

Ái xem như chẳng ái

Lấy khổ cho là vui

Cuồng phu bị chôn vùi

Kinh Pháp Cú ♦ Hết quyển thượng

Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu

Dịch sang cổ văn: Pháp sư Chướng Ngại và những vị khác ở Thế Kỷ 3

Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận

Dịch nghĩa: 28/8/2014 ◊ Cập nhật: 20/8/2021

☸ Cách đọc âm tiếng Phạn

Bhikṣu: bíc su