Lão hạc hoàn thành nhiệm vụ liền trở về nhà. Vừa về đến nơi đã thấy sư đồ Vạn Kỳ Vũ ở đó, ông cất lời.
-"Hai vị cô nương, lão đã làm theo lời dặn của hai vị, không có bất cứ sai sót gì..."
Lão Hạc định kể lại toàn bộ chi tiết, thế nhưng điều này không cần thiết. Thượng tiên đưa tay ra hiệu ông dừng lại, nhẹ nhàng nói.
- " ông đã làm rất tốt. Chúng ta đã quan sát và thấy tất cả, ông không cần kể lại đâu"
Lão Hạc thoáng ngạc nhiên, nhưng không quá tò mò. Thứ bây giờ ông muốn biết là chuyện của ông, lão Hạc lại hỏi.
-"Vậy... túi tiền của lão ....?"
Không để lão Hạc nói xong, Vạn Kỳ Vũ khẽ mỉm cười.
- "lão bá đừng lo. Chỉ lát nữa thôi , ông giáo sẽ đem trả lại túi tiền cho lão"
Lão Hạc ngớ người, đôi mắt tròn xoe như không hiểu chuyện gì xảy ra, thế nhưng vẫn dành niềm tin cho hai vị khách trước mặt. Cả ba người cùng nhìn vào tấm kính, trong tấm kính hiện ra hình ảnh ông giáo đang lui cui lục lọi gì đó. Ông giáo vào góc nhà lụi cụi, một chốc lôi ra một cái túi. Lão Hạc nhìn thấy thì reo lên.
"Á...Túi tiền của lão. Thì ra ông giáo là người như vậy. Bên ngoài rõ đàng hoàng, hóa ra là phường trộm cắp"
Lão Hạc vừa mừng vừa phẩn nộ, với ông giáo mà nói thì lão Hạc đã không còn chút tôn trọng gì. Thượng tiên nhìn lão Hạc mỉm cười.
-"ông lão, xin hãy từ từ, trò hay giờ mới bắt đầu"
Ông giáo bỏ túi tiền vào một cái giỏ, rồi xách giỏ vào rừng, phút chốc đã đến bên cạnh chỗ lão Hạc chôn tiền. Ông giáo lấy cái xẻng đào lại cái lổ như cũ, sau đó bỏ túi tiền xuống tạo hiện trường giả như chưa có vết đào bới, xong xuôi yên tâm ra về. Mọi hành động của ông giáo đều bị ba người quan sát cẩn thận qua Thiên Lý kính. Lúc này thượng tiên quay sang nói với lão Hạc.
-"ông giáo đã trả lại tiền cho lão rồi, bây giờ đi lấy những gì thuộc về mình đi"
Lão hạc mừng cảm ơn rối rít, cúi đầu một cái rồi lập tức chạy vô rừng đào lại túi tiền. Khi lão Hạc đi rồi, thượng tiên lại quay ra hỏi Kỳ Vũ.
-"đồ nhi, con nghĩ sao về ông giáo này?"
Kỳ Vũ tỏ vẻ giận dữ mắng ông giáo.
- " rõ ràng là tham lam quá độ. Cái này vốn không phải trả lại tiền, mà cái này chính là cố ý để tiền lại chỗ cũ, chờ lão hạc đem túi tiền thứ hai tới chôn rồi sẽ tới trộm luôn một thể. Ăn một lần chưa đủ, muốn ăn trọn tất cả của người ta. Thật là táng tận lương tâm, không thể chấp nhận được"
Kỳ Vũ nói không sai, mục đích của ông giáo chính là đợi lão Hạc đem túi tiền mới chôn chung rồi hốt gọn luôn một thể. Kỳ Vũ lúc này cảm thấy căm ghét kẻ tham lam kia. Thượng tiên cảm nhận được điều đó, người lại hỏi nàng.
-"vậy tên đạo sư này... có nên tha hay không?"
Vạn Kỳ Vũ đang rất khinh ghét, nghe vậy thì trả lời dứt khoát.
- "không thể tha được,phải trừng phạt. Là đạo sư, cái nghề cao quý thì bản thân phải biết tôi luyện mình. Vậy mà tham lam đi ăn trộm tiền của một lão già nghèo, thật sự không thể chấp nhận được, nhất định phải trừng phạt"
Vạn Kỳ Vũ phẫn nộ thay cho lão Hạc, từ đó mà căm ghét kẻ trộm cắp kia. Thượng tiên suy nghĩ điều gì đó, một hồi rồi nói.
-"vậy được. Bây giờ con hãy đi theo ta xem một số chuyện, xem xong rồi quyết định có tha hay không"
.......
Thượng tiên dùng thuật ẩn thân dẫn Kỳ Vũ tới nhà ông giáo. Nhà ông giáo không to lớn gì, nhìn vào cũng biết là nghèo. Gần nhà ông giáo có một lớp học do chính ông giáo dựng lên. Lớp học này còn to hơn nhà ông giáo nhiều. Ông giáo đang đứng lớp, những đứa trẻ học trong lớp đều mặc những bộ quần áo cũ, nhìn là biết lớp học của con nhà nghèo. Ông giáo viết lên bảng dòng chữ, rồi đánh vần cho cả lớp, những đứa trẻ đọc theo từng chữ trên bảng.
"Cánh cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng."
Trông bọn trẻ học chữ thật vui, đứa nào đứa nấy khuôn mặt tỏa ra sự thích thú. Ông giáo lại ân cần kiểm tra từng trò một, rèn từng chữ cho những đứa trẻ , trông thật tận tâm. Lúc này thượng tiên quay sang hỏi Kỳ Vũ.
-"đồ nhi, con có biết học phí của những đứa trẻ này là bao nhiêu không?"
Kỳ Vũ nhìn một lượt, có chút trầm ngâm.
- "đồ nhi không biết, nhưng thiết nghĩ gia đình của những đứa trẻ này cũng không có nhiều tiền để đóng học phí quá cao"
Lúc này thượng tiên nhẹ nhàng nói.
-"không phải là học phí không cao, mà là không có học phí"
Không có học phí ư? Kỳ Vũ nghe vậy thì rất ngạc nhiên, dường như không tin vào tai mình, nàng liền hỏi.
- "sư tôn, liệu có nhầm lẫn gì không. Loại người tham tiền này thì sao dạy miễn phí cho những đứa trẻ này được"
Kỳ Vũ không tin tưởng lắm, cảm thấy thật vô lý. Thượng tiên có chút trầm ngâm.
-"đồ nhi, ta không nhầm lẫn đâu. Những đứa trẻ này không những không đóng tiền, mà còn được quà vặt khi đi học"
Nói xong liền chỉ tay về phía lớp học. Những đứa trẻ lên xếp hàng nhận quà sau buổi học. Món quà chỉ là trái xoài, chùm nhãn, chùm cóc. Thượng tiên lại nói tiếp.
-"tên đạo sư này vốn dĩ là học trò thi rớt 3 lần, về đây làm nông sống qua ngày . Hắn thấy những đứa trẻ quanh đây không được đi học thì thương cảm mà mở lớp học này dạy chữ miễn phí cho trẻ em quanh đây "
Nói xong lại vỗ nhẹ vai Kỳ Vũ, ân cần giải thích.
-"vì trẻ em vùng này phải phụ giúp cha mẹ làm việc nhà , thế nên việc chúng đi học sẽ khiến công việc của cha mẹ chúng không còn người phụ giúp. Tên đạo sư này đã phải đi thuyết phục từng nhà, còn hứa tặng quà vặt cho các em nhỏ nên các em nhỏ mới đến đông vui như vậy. Mà quà vặt thật ra cũng là nông sản mà tên đạo sư này tự trồng lấy "
Vạn Kỳ Vũ tròn xoe mắt, không thể tin vào những gì mình nghe. Nếu thật sự ông giáo làm những chuyện như vậy thì ông giáo phải là một người cao quý, chứ có phải đâu phường trộm cắp như vậy? Nghe sư tôn nói về ông giáo như vậy, trong lòng Kỳ Vũ cảm thấy nghẹn ngào.
- "vậy... vậy tại sao hắn lại làm chuyện xấu xa, đi ăn trộm túi tiền của lão bá. Nếu quả thật như vậy, hắn rõ ràng là người rất tốt, sao lại đi làm chuyện xấu hổ ấy ?"
Trong lòng Kỳ Vũ lúc này rất mâu thuẫn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra cả. Thượng tiên trầm ngâm một chút, quay sang nói với nàng.
-"bây giờ chúng ta về, tối nay ta sẽ cho con một câu trả lời."
......
Tối hôm đó, sư đồ Vạn Kỳ Vũ lại ẩn thân tới nhà ông giáo. Ánh đèn lập lòe đêm khuya, ông giáo vẫn miệt mài kinh sử , bên cạnh là nồi cháo loãng lỏng bỏng nước. Thượng tiên mới nói.
-"tên đạo sư này vẫn còn khát vọng công danh. Ban ngày dạy học, làm nông, mà tối đến mài dùi đèn sách. Bản thân hắn không đủ ăn, mà còn vác thêm cái gánh nặng đạo sư."
Đồng thời chỉ tay vào nồi cháo.
-"Vũ nhi, con xem nồi cháo loãng kia, nó loãng tới mức có vẻ như không còn là cháo nữa".
Vạn Kỳ Vũ nghe tới đây, nhìn vào nồi cháo loãng ấy, bất chợt thấy trong lòng mình nhói đau. Lúc sáng nàng còn mắng ông giáo là táng tận lương tâm, bây giờ thấy mình đã lỡ lời nói bậy. Thượng tiên khoác vai nàng, để đầu nàng dựa vào vai mình, dịu dàng giải thích."
-"Vũ nhi, vốn dĩ tên đạo sư này chỉ muốn mượn tạm số tiền ấy xài tạm. Bởi vì kỳ thi sắp đến, nhưng lại không có tiền lên kinh ứng thí. Hắn sợ rằng mượn thì lão hạc sẽ từ chối, nên hắn mới ra hạ sách là ăn trộm"
Nói tới đây, Kỳ Vũ đã xúc động, thượng tiên vỗ nhẹ vai nàng.
-"hắn định rằng đoạt được công danh sẽ về trả lại gấp đôi, gấp ba, mà nếu không cũng bán nhà để trả nợ. Hắn tuy rằng ăn trộm, nhưng không phải loại bán rẻ linh hồn của mình"
Vạn Kỳ Vũ cảm thấy hối hận, nàng không cầm được cảm xúc. Trong lòng muốn giúp đỡ tên đạo sư ấy, liền quay sang níu lấy tay áo sư tôn.
- "sư tôn, đồ nhi có thể làm gì giúp cho vị đạo sư này không?"
Thượng tiên nhìn thấy sự thay đổi của ái đồ, người mỉm cười, vuốt nhẹ tóc nàng.
-"đương nhiên rồi, con cầm theo túi bạc đó chứ"
Bạc ư? Đúng rồi, tên đạo sư ấy cần tiền. Vạn Kỳ Vũ lấy túi bạc lẻ của mình ra, cung kính.
- "thưa sư tôn, đây ạ"
Thượng tiên mỉm cười thật hiền lành.
-"được rồi, đồ nhi ngoan, mau theo ta"
Bóng dáng hai sư đồ biến mất trong đêm tối.
(Truyện đăng trên Vietnovel Origin , đã tới chương 404: . Do là tác phẩm đầu tay nên còn nhiều thiếu sót, cần thời gian chỉnh sửa, cảm ơn các bạn đã quan tâm.)
......
Sáng hôm sau, đạo sư sau khi dạy xong buổi học, dặn dò các học trò nhỏ của mình.
-"thầy có việc phải lên kinh đô, tầm ba tháng mới trở về. Các trò ở nhà chăm rèn chữ, chăm ôn luyện, khi trở về thầy sẽ kiểm tra"
Bọn trẻ nhao nhao lên, đứa vui vì được nghỉ học, đứa buồn vì xa thầy ba tháng. Xong buổi học, những đứa trẻ xếp hàng nhận quà vặt từ đạo sư rồi về nhà hết thảy. Khi những đứa trẻ về hết, vị đạo sư này cầm xẻng, ngó trước ngó sau, đi vô rừng đào tiền. Khi đến chỗ chôn tiền, thấy vết tích còn mới, đoán chừng lão hạc mới chôn tiền ở đây. Ông giáo chắp tay hướng về phía nhà lão Hạc nói.
-"lão Hạc, tôi với ông cũng kể là thâm giao. Tôi biết tôi làm chuyện này là không phải, nhưng vì tình thế cấp bách xin mượn tạm ông chỗ tiền này, mai sau chắc chắn sẽ trả gấp đôi để cảm tạ. Cầu xin ông thứ lỗi cho ta "
Nói xong liền vái một cái, rồi cầm xẻng đào tiền. Hắn tỉ mỉ xúc từng xẻng nhẹ nhàng, như sợ hư hỏng túi tiền ở dưới. Cho đến lúc xẻng hắn như chạm phải dị vật, hắn nhẹ nhàng lấy tay bới từng chút đất, dị vật dần hiện ra là một túi vải. Hắn vui mừng lắm, kỳ này lên kinh ứng thí không phải lo lắng. Hắn mở túi vải ra, bên trong là một cái hộp, trên hộp có một mảnh giấy. Hắn cầm mảnh giấy đọc những dòng chữ trên đó.
"Đêm qua ta có ghé nhà ông giáo, thấy ông giáo mài dùi kinh sử, mà chén cháo loãng bên cạnh trông thật nhạt nhẽo. Cảm thấy chạnh lòng, vậy nên ta quyết định tặng ông giáo hộp muối này làm gia vị nêm nếm, để chén cháo thêm đậm đà "
Muối ư? Đây là hộp muối chứ không phải hộp tiền sao? Hắn ngồi phịch xuống đất, bầu trời như sụp đổ trước mặt hắn. Ngày thi thì đã tới gần, lấy tiền đâu để đi thi bây giờ? Ôi ... ước vọng cả đời của hắn là thi đỗ công danh. Lỡ một kỳ thi là mất 4 năm, 4 năm mới thi một lần. Hắn cười, cười như điên dại, hắn lẩm bẩm.
-"ha ha ha... quả nhiên ông trời có mắt, trừng trị thói tham lam của ta. đáng lắm, đáng tội lắm"
Hắn rũ rượi, nhìn hộp muối trước mặt mà cay đắng. Vậy là lão Hạc đã biết hết tất cả, bày mưu ra để dẫn hắn vào tròng. Thậm chí tối qua còn đi rình hắn nữa sao? Hắn lúc này tỉnh ngộ, tưởng là gà hóa ra lại là thóc, tưởng lừa được lão Hạc nhưng hóa ra đang bị lão Hạc lừa. Hắn trúng kế, xấu hổ vô cùng. Trong cảm xúc lẫn lộn giữa xấu hổ và đau đớn ấy, hắn vô thức vươn tay lấy hộp muối, từ từ mở cái hộp ấy ra. Hộp muối vừa mở ra, hắn há hốc mồm tròn xoe mắt ngạc nhiên . Trong cái hộp ấy không có muối mà là bạc lẻ, và rất nhiều bạc lẻ . Số bạc này dư dả cho hắn lên kinh ứng thí. Thế là thế nào? Tại sao lại...? Trong khoảng khắc ngơ ngác không hiểu chuyện gì, hắn vận dụng trí tuệ suy nghĩ, bất ngờ ngửa mặt lên trời òa khóc.
-"oa oa oa... lão Hạc, là lão Hạc. Lão từ đầu đã biết tất cả rồi. Vốn dĩ biết ta ăn cắp, nhưng lại không vạch mặt ta vì muốn giữ thể diện cho ta. Vốn dĩ có thể báo quan bắt ta, nhưng lại không làm thế vì để cho ta một cơ hội. Vốn dĩ biết ta là thủ phạm, không những không trả thù, lại lấy ơn để báo oán. Biết ta cần tiền lên kinh ứng thí, liền đem hộp bạc này để đây cho ta. Oa oa oa...hu hu hu... Còn ta, không những không biết ơn vì được tha thứ lại lấy oán báo ơn, đi trộm tiền lão Hạc tới hai lần . Ta không bằng cầm thú. Hu hu hu... không bằng cầm thú..."
Nói tới đây lại cúi mặt khóc nức nở.
-"ta 6 tuổi đã học chữ, 9 tuổi đã thuộc lòng đạo đức kinh, hơn 30 năm đèn sách. Vậy mà không những tài trí không bằng một lão nông dân, mà...mà... đạo đức cũng thua kém muôn phần, ta....ta.. làm sao có mặt mũi để nhìn người nữa."
Tiếng khóc nức nở của ông giáo chỉ có chim muông nghe thấy. Giọt nước mắt rớt lên hộp muối nhưng không đựng muối kia, chỉ có côn trùng chứng kiến.
Chiều hôm ấy, lão Hạc thấy ông giáo ngấp nghé ở cổng không dám vào. Lão Hạc không hiểu gì, liền chạy ra cổng đón. Vừa mới chạy ra đón, chưa kịp nói gì, mà ông giáo vừa thấy lão Hạc thì lập tức quỳ xuống khóc nức nở. Lão Hạc không hiểu chuyện gì xảy ra, vội đỡ ông giáo dậy, mà ông giáo lại nghĩ lão hạc đã hiểu hết mọi chuyện nên cũng không nói gì. Lần đó, không ai nói với ai câu nào. Trong ánh nắng thôn quê, ông giáo vái lạy lão Hạc một cái rồi khăn gói lên kinh.
Nghe đồn năm đó, có một tú tài 3 lần thi trượt, đến lần thứ 4 lại đỗ trạng nguyên. Tuy bốn lần thi vất vả vậy, đỗ trạng nguyên như vậy, nhưng lại coi thường công danh không ra làm quan mà xin về ở ẩn hành nghề dạy học. Học trò của vị đạo sư ấy rất nhiều, tài năng liên tục được đạo sư mài dũa, xuất ra những lứa học trò tài năng. Có nhiều người thành danh, có nhiều người làm quan to trong triều. Cứ đến lễ tết với sinh thần đạo sư thì đều về hành lễ thầy. Dù chức quan to đến đâu cũng lễ phép cung kính. Có học trò làm sai, dù đỗ quan to, khi về thăm thầy bị thầy đuổi ra, đứng trước cửa không dám vào nhà. Vị đạo sư năm đó vì một túi bạc mà khóc, và cũng vì một túi bạc mà trở thành thầy của các thầy, mà trở thành vĩ đại .
Nếu ngày đó Vạn Kỳ Vũ trừng phạt tên ăn trộm ấy, liệu có thể xuất hiện một vị đạo sư đáng kính như vậy?
Trong cuộc đời này, ai mà chưa từng phạm sai lầm? Trừng phạt không phải là biện pháp duy nhất, mà là phương thức cuối cùng. Khi mà giáo dục bất lực, con người ta mới phải dùng tới hình phạt răn đe.
Trong mỗi con người đều tồn tại mặt tốt và mặt xấu, chẳng có ai hoàn hảo cả. Thế nên nhiệm vụ của con người chính là hướng thiện chính mình, cũng là hướng thiện cho những người xung quanh.