Chương 9: Là Cậu Ấy

Về phần học tập thì không làm khó được Vân, năm đầu tiên chỉ học văn hóa và chương trình đại cương chứ chưa đi sâu vào học nghề nên mặc dù có trái ngành nhưng lại tương đối nhẹ nhàng với cô. Vân cười thầm trong lòng chả nhẽ mình lại thua mấy đứa chíp hôi kia sao. Vân tính toán được việc thu nhập ở quê của bố mẹ , tiền thuê mảnh đất ở thành phố H , tiền làm thêm như vậy thì không biết phải đến bao giờ cô mới đủ tiền mở một gian hàng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền đây?

Vậy là Vân quyết định đến phòng trà xin làm thêm, ban đầu bà chủ phòng trà đương nhiên là không đồng ý nhưng cuối cùng bằng kiến thức trà đạo, tiếng Trung bắn như súng liên thanh không một chút vấp váp, lại còn biết gảy đàn cổ tranh nữa mà khiến bà chủ phòng trà bị thuyết phục không thể không nhận cô nhóc mười bốn này được.

“Bà chủ xem biểu hiện của cháu thế nào?”

“Ta không nhận cháu quả thật là tổn thất rất lớn của ta.”

Bà chủ vui vẻ trả lời.

“Khi cháu chơi đàn cháu có chút yêu cầu nho nhỏ có được không thưa bà?”

Bà chủ ngạc nhiên khi con nhóc mới mười bốn tuổi này lại có yêu cầu kỳ lạ như vậy.

“Cháu thử nói ta nghe xem sao!”

“Cũng không có gì to tát cả, một ngày cháu chỉ gảy một khúc, tuyệt đối không gảy lại lần nữa. Đặc biệt là khi cháu gảy đàn nghiêm cấm mọi hình thức quay phim chụp ảnh ghi âm, cháu chỉ phục vụ cho khách thật sự đến thưởng trà còn không thì cháu thà xuống bếp làm việc vặt còn hơn.”

Bà chủ nghe xong thì cười sảng khoái đáp ứng luôn việc này thì có khó gì đâu, ai có tiền mua máy quay phim quay chứ, hơn nữa phòng trà này chủ yếu là doanh nhân gốc Hoa, rồi người Hoa lắm tiền nhiều của đến đây để khoe mẽ, học đòi theo gia tộc dòng dõi thư hương của Trung Hoa cổ đại chứ làm gì quan tâm đến con nhóc này đang làm cái gì chứ. Nhưng bà vẫn tò mò muốn biết làm cách nào để cô bé có nhận ra khách thật sự đến thưởng trà, bà bèn lên tiếng hỏi:

“Vậy là cháu muốn kén khách?”



Vân tủm tỉm cười rồi trả lời:

“Bà chủ hiểu sai ý của cháu rồi, mà là khách kén cháu?”

Bà chủ ngạc nhiên mắt trợn tròn nhìn Vân hỏi tiếp:

“Bằng cách nào để cháu biết được?”

Vân thành thật trả lời:

“Những vị khách đó thường sẽ không yêu cầu phục vụ, tự họ trải nghiệm.”

Bà chủ cười to bật thành tiếng khúc khích, phải mất một phút mới nhịn được cười nói với Vân:

“Họ không cần phục vụ thì sao cháu lại chắc chắn họ sẽ cần cháu?”

Vân khẽ cười nhưng trên mặt lộ rõ sự quyết tâm, cô bé không nói thêm câu gì nữa. Sau đó trao đổi thêm với bà chủ về giờ giấc làm việc và mức lương thưởng. Sở dĩ vậy vẫn phải ra điều kiện vì những bản nhạc mà Vân chơi là những bản nhạc bất hủ của mười mấy năm về sau, nếu cô không làm như vậy thì sẽ thiệt thòi cho tác giả sáng tác ra những khúc nhạc này. Vân cũng đã ghi âm lại cuộc nói chuyện với bà chủ coi như đấy là cam kết sẽ đảm bảo cho mình sau này không bị làm khó.

Ngay ngày đầu tiên đi làm Vân đã góp ý với bà chủ nên đặt một kệ trà cụ ở ngay quầy thu ngân. Ban đầu bà chủ băn khoăn lắm sau một hồi suy nghĩ cuối cùng trong hai ngày cũng chuẩn bị xong kệ trà cụ. Bà lưỡng lự cũng phải thôi bởi vì từ trước đến giờ chưa từng có khách hỏi mua trà cụ. Nhưng nếu như ý tưởng của cô nhóc này mà thành e rằng cái kệ bày trà cụ kia cũng giúp bà kiếm bộn tiền.

Vân bắt đầu vào là việc lúc sáu giờ chiều và kết thúc công việc lúc chín giờ tối. Đúng như thỏa thuận ban đầu mỗi ngày Vân chỉ chơi duy nhất một khúc nhạc, đặc biệt là không chơi lại lần hai. Dù khách có cho thêm bao nhiêu tiền tip đi chăng nữa thì cũng không thay đổi được quyết định này của Vân. Bây giờ bà chủ mới thấy hối hận vì có rất nhiều người muốn bỏ tiền ra để quay phim ghi âm mà bà phải đành chịu. Bà chủ vô cùng tò mò không hiểu tại sao Vân lại phải làm như vậy, dù bà có dỗ ngọt đến đâu, cho tiền nhiều như thế nào đi chăng nữa nhưng cũng vô ích, ý định của Vân chưa từng bị lay chuyển.



Hôm nay vẫn như mọi ngày làm việc bình thường khác, khi không có khách phẩm trà thì Vân lại thu dọn một chút để chơi đàn. Khách ở trong phòng trà hôm nay yên tĩnh lạ thường và khác với sự ồn ào của những cuộc đàm phán giao dịch làm ăn mọi ngày. Hôm nay có một nhóm cô cậu học trò đang chăm chú học trà đạo, còn có cả những quý ông lục tuần đang tự mình tỉ mỉ từng bước pha trà và tự thưởng thức những giây phút thư thái. Cô nhóc cũng le ve quanh bàn trà này một lúc mới biết mấy ông cụ này quả thật là cao nhân trà đạo thảo nào một phục vụ xuất sắc nhất là mình mà họ cũng không cần . Lúc này tự nhiên trong lòng cô lại nhớ đến một bản nhạc nhẹ nhàng thánh thoát thanh cao không bị tạp nhiễm bụi trần.

Đây là một khúc nhạc kinh điển đối với người gảy cổ tranh bởi mức độ khó chơi của nó, khó học đến nỗi trước kia cô phải hạ quyết tâm và luyện tập chăm chỉ suốt ba tháng mới có thể gảy được khúc này. Sau khi so dây chỉnh âm đeo móng giả vào tay Vân bắt đầu gảy đàn. Tiếng đàn ngân lên da diết dịu dàng lúc như dòng nước mát tưới vào ruộng khô cằn ngày hè, lúc thì như ấm áp như tia nắng hiếm hoi giữa mùa đông làm tan đi băng giá. Xuân qua hè đến thu sang đông tàn, một năm bốn mùa vẫn tiếp diễn cuộc sống tuy khó khăn nhưng lại không cho phép gục ngã. Những lúc mệt mỏi ngồi lại uống chút rượu cho đến say nhưng sau khi tỉnh rồi lại phải tiếp tục cuộc sống vốn dĩ luôn khó khăn để sau này khi nghĩ lại không còn gì phải hối tiếc.

Chỉ trong sáu phút gảy đàn mà tiếng đàn đã đưa người nghe đi qua bốn mùa trong năm, đi qua vui vẻ, đau khổ và khó khăn của đời người. Khi tiếng đàn đột ngột dừng lại khiến người nghe ai ai cũng phải hụt hẫng và rồi có rất nhiều người muốn nghe lại bản này. Vân biết được hiệu ứng của bản nhạc này ngày đầu ra mắt ở mười mấy năm sau rất kinh khủng, nên khi cô nhóc gảy xong chưa kịp tháo móng giả, người nghe chưa hoàn hồn thì bản thân mình đã chuồn êm vào phòng bếp ngay lập tức, trong đây Vân tiếp tục làm nốt công việc dọn dẹp.

Bên ngoài người nghe đang nhốn nháo tình người gảy đàn. Bà chủ quả thật hết cách với cô nhóc này rồi, bà cũng giả ngây giả ngốc không biết người gảy đàn là ai. Bà cũng mặc kệ chỉ cần Vân kéo thật nhiều khách đến phòng trà này là đủ rồi. Kệ trà cụ liên tục được đặt thêm nhiều bộ trà cụ mới vào với bà chủ như vậy đã là rất tốt rồi, bà không thể không nói lý mà bắt ép Vân làm trái nguyên tắc của cô nhóc được.

Trong nhóm thanh niên đến phòng trà có một cậu nhóc từ đầu đến cuối luôn để ý người gảy cổ tranh không rời mắt. Lúc cô nhóc biến mất khỏi tầm mắt của mọi người cậu cũng đã đi theo nên biết được cô nhóc này là người của phòng trà có lẽ cũng chỉ là học sinh trung học phổ thông mà thôi. Cậu nở một nụ cười nhàn nhạt, quay trở lại chào nhóm bạn của mình rồi ra về trước.

Cậu thanh niên không phải về trước mà đi tìm lối ra vào phòng trà dành riêng cho nhân viên phòng trà rồi đứng chờ ở đó. Lúc này trong lòng cậu vô cùng bối rối không biết vì sao bản thân cậu nhất định phải gặp được cô gái gảy cổ tranh kia mới thấy yên lòng. Đối diện cửa sau phòng trà là một hồ nước rộng lớn, con đường ven hồ bình thường sẽ có rất nhiều người tản bộ song bây giờ đã là cuối thu thời tiết se se lạnh khiến cho người ta không muốn nán lại ngoài đường vậy mà cậu thanh niên chưa từng có ý định bỏ đi vẫn kiên nhẫn đứng chờ .

Đến khoảng hai mốt giờ thì cánh cửa sau phòng trà rốt cuộc cũng mở, cô gái nhỏ bước ra khỏi cửa trên mặt luôn nở nụ cười tươi tắn trên môi. Cậu thanh niên đang đứng ven hồ nghe có động tĩnh bèn ngẩng đầu lên nhìn cô gái nhỏ. Đúng lúc Huệ Vân cũng nhìn về phía cậu thanh niên thì giật nảy mình.

Huệ Vân thầm nghĩ. Cậu thanh niên nhìn thấy bộ dạng ngạc nhiên của cô gái cũng sững người lại, cậu biết mình đẹp trai nhưng không đến mức khiến người khác phải bất ngờ đến mức như vậy, có lẽ nào cô gái này biết mình và không ngờ được sẽ gặp mình ở đây nên mới có phản ứng như vậy. Cậu thanh niên đi đến trước mặt Huệ Vân lịch sự nhã nhặn hỏi:

“Cậu biết tớ sao?”

Huệ Vân thầm than trong lòng: