Chương 17: Ngày Nhớ Đêm Mong

Xong xuôi mọi việc ông Mẫn định bắt xe về quê nhưng Huệ Vân muốn giữ bố lại qua hôm sau, nếu như bây giờ bố bắt xe về, khi về đến nhà sẽ rất muộn lại còn thêm cả việc xe không về được đến tận nhà mà còn phải đi thêm một chuyến xe buýt nữa. Nếu như mà nhỡ chuyến xe buýt nữa thì chuyện này không vui chút nào cả. Chính vì vậy cô đã cản bố lại:

"Hay hôm nay bố ở lại đây đi, con muốn dẫn bố đến tham quan phòng trà nơi con làm thêm, sỹ bố thế nào?"

Ông Mẫn suy nghĩ một lát rồi gật đầu đồng ý. Ông xoay người gọi cuộc điện thoại về nhà báo cho bà Tuệ

Vân nói tiếp:

"Vậy bố con mình quay về trường cất xe đạp, rồi đi ăn tối, sau đó bắt xe buýt đến nơi con làm thêm!"

Ông Mẫn thắc mắc hỏi:

"Không đi xe đạp được hả con?"

Ông nghĩ đơn giản lắm, có xe đạp rồi lại đi xe buýt làm chi cho tốn tiền. Vân khúc khích bật cười trả lời bố:

"Đi xe buýt còn phải mất bốn mươi lăm phút mới tới nơi, hai bố con mình đạp xe thì thế nào đây?"

Ông Mẫn nghe xong cười xòa:

Tiên sư nhà chị, chị lại còn trêu cả bố nữa à? "

Hai bố con cười nói vui vẻ suốt dọc đường trở về ký túc xá, khi cất xe xong hai bố con tìm một quán cơm bình dân gọi hai suất cơm. Ăn cơm chiều xong hai bố con cùng lên xe buýt đi đến phòng trà nơi Vân làm thêm, từ trên xe nhìn phố xá tập nập ông Mẫn không khỏi thở dài.

Đúng mười chín giờ hai bố con đã có mặt tại phòng trà, Vân sắp xếp chỗ bố ngồi ở một nơi ít khách khứa qua lại. Bà chủ đương nhiên là rất đồng ý rồi, nói không ngoa chứ phòng trà này ngày một đông khách lên là nhờ cô nhóc này. Bà muốn nịnh cô còn chẳng được nữa là chính vì vậy mà chỉ cần không phải là yêu cầu quá đáng bà chủ đều đồng ý mọi yêu cầu của cô chỉ mong một ngày nào đó cô nhóc nể tình mà gảy lại vài khúc nhạc lạ mà cô đã gảy từ những lần trước. Đương nhiên Vân đâu dễ dụ dỗ như vậy, cô nhóc vẫn giữ nguyên tắc của mình.

Kiếp trước Vân rất thích tập những bài nhạc phim đình đám, nếu không đàn những khúc nhạc đó sẽ không đủ mỗi ngày một khúc nhạc như cam kết với bà chủ. Vậy nên cứ có thời gian là cô nhóc lại tập nhảy mấy ca khúc mà bây giờ đang thịnh hành. Bản nhạc những bài này của cổ tranh không sẵn có vậy nên Huệ Vân phải mất một bước chuyển sang, thật may mắn khi trước đây Vân lại học rất chăm chỉ nên việc chuyển đổi này không làm khó được cô.

Đến lúc ngồi vào đeo móng giả rồi lên dây đàn, trong lòng Huệ Vân tự nhiên dâng lên một nỗi nhớ nhung khó có thể diễn tả thành lời. Vậy là cô nhóc gảy khúc ngày nhớ đêm mong. Đến lúc cảm xúc bản thân hòa vào cùng với khúc nhạc thì Huệ Vân mới nhận ra mình đang nhớ đến Hà Phong, cô nhớ đến anh ấy rất nhiều. Bỗng nhiên trong phòng trà có một giọng hát cất lên, tiếng đàn du dương nghe giống như một tâm sự chôn chặt, dấu kín trong lòng từ rất lâu rồ. Và giai điệu rất ngọt ngào ấm áp của bài hát chẳng khác nào là lời thổ lộ lòng mình. Nghe được giọng ai đó hát thì nỗi nhớ trong lòng Vân càng trở nên cồn cào da diết, cô rất muốn biết bây giờ Hà Phong như thế nào rồi. Cứ như vậy cảm xúc của của Vân hòa nhập cùng với khúc nhạc và lời hát khiến cho toàn bộ người nghe trong phòng trà phải lặng người đi:

" Đã bao ngày qua, nhớ hơi ấm đôi bàn tay.

Nhớ nụ cười và đôi mắt dễ thương.

Xuân tàn hạ sang cách nhau đã bao mùa trăng.

Anh nhớ em đêm ngày ngóng trông.

Cớ sao trời xanh lứa đôi phải chia lìa nhau.

Để hoa tàn bầy chim cũng héo hon.



Mưa buồn nhẹ rơi nói thay lời anh nhớ em.

Mong ngày em trở về gần bên anh.

Viết lên trên trời cao những lời yêu em.

Viết lên những bài ca dành tặng riêng cho em.

Bao ngày xa cách nhau trời đêm như thiếu trăng.

Bao ngày mong nhớ em làm con tim anh khô héo.

Những đêm anh ngủ say mơ được gặp em.

Rót cho nhau lời yêu thương và vòng tay ấm.

Em nào đâu biết chăng, ở nơi rất xa.

Khung trời đi có anh ngày đêm mong nhớ em nhiều. "

Khúc nhạc kết thúc, giọng hát trầm ấm cũng dừng lại phòng trà rào rào tiếng vỗ tay bây giờ Huệ Vân mới ngẩng đầu lên nhìn xem người vừa hát là ai. Không ai khác chính là thầy Tùng lâm. Vân chột dạ ngay lập tức thu lại ánh mắt nhớ nhung Hà Phong lại, trong lòng tự nhủ phải đến thăm Hà Phong một chuyến. Vân vừa mỉm cười nói với Tùng Lâm:

" Thầy hát hay quá! "

Tùng Lâm gật đầu với Huệ Vân rồi trả lời:

" Em quá khen! Chẳng qua bài hát này là bài hát tủ của tôi. Em đàn cũng rất tuyệt. "

Được đà Huệ Vân trêu luôn thầy:

" Phải chăng thầy đang tương tư ai phải không? "

Tùng Lâm chưa trả lời thì Tùng Anh lên tiếng cắt ngang:

" Này cậu! Cậu còn muốn làm bạn với người siêu đẹp trai là mình nữa không? "

Huệ Vân ngây người, chẳng phải hồi sáng Tùng Anh còn nhìn thấy mình như nhìn thấy cọp vậy mà bây giờ lại không sợ nữa rồi. Con Tùng Lâm không ngờ chuyến đi cùng cậu em trai của mình lại mang đến cho anh bất ngờ lớn như vậy, nữ sinh này đã khiến cho anh phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lúc này Tùng Lâm mới lên tiếng:

" Thầy không ngờ em có thể chơi được thứ này, thật là tài không đợi tuổi! "

Lúc này Huệ Vân trừng mắt lên với Tùng Anh và nói:

" Ai thèm làm bạn với cậu chứ, trẻ con! "



Tùng Anh gân cổ lên:

" Ai trẻ con chứ? Còn cậu thì lớn với ai mà ra vẻ như vậy? "

Lúc này phòng trà bỗng nhiên ồn ào vì có nhiều người đề nghị Vân đàn lại khúc vừa rồi và Tùng Lâm hát thêm một lần nữa. Huệ Vân mỉm cười, trên mắt lóe lên tia sáng tinh quái và nói:

" Hôm nay tôi sẽ phá lệ đàn lại bản này, còn các vị muốn người thanh niên này hát bài đó thêm một lần nữa thì ngoài khả năng của tôi mất rồi. "

Ném lại vấn đề cho Tùng Lâm, Huệ Vân cười khúc khích. Tùng Anh cũng muốn được nghe lại lần nữa nên đã kì nhèo với anh trai. Cuối cùng Tùng Lâm cũng đồng ý hát. Cả phòng trà trở nên yên tĩnh chỉ còn nghe được tiếng đàn thánh thót cùng giọng hát trầm ấm. Người vui nhất là bà chủ, bà ấy cứ ngỡ rằng dần dần rồi sẽ thay đổi được nguyên tắc của Vân.

Tiếng đàn, tiếng hát một lần nữa dừng lại trong tràng pháo tay nồng nhiệt của mọi người. Tùng Lâm mời Vân qua bàn trà của hai anh em thì bị cô từ chối. Hai anh em đi theo Vân đến bàn trà chỗ góc khuất thì phát hiện ra ông chú buổi chiều đang ngồi ở đây đợi Vân. Tùng Lâm nhìn ông chú kia thật thà chất phát thì đoán ra được có lẽ đây là phụ huynh của em ấy bởi vì Huệ Vân vẫn còn nhỏ tuổi trong tay lại có bản lĩnh tốt như vậy, hơn nữa nhìn Vân không giống loại người ham ăn lười làm đương nhiên sẽ không sa ngã vào con đường kia.

" Thưa bác! Bác có thể cho chúng cháu ngồi cùng được không? "

Ông vẫn ngơ ngác hỏi:

" Các cậu là.. "

" Cháu là giáo viên của Vân, cháu tên Tùng Lâm! Còn đây là em trai của cháu tên Tùng Anh! "

Tùng Lâm chỉ vào Tùng Anh và lên tiếng trả lời ông Mẫn. Ông mẫn cười cười rồi gật đầu rối rít nói:

" Vậy mời thấy ngồi đi! "

Vân lạnh lùng lên tiếng:

" Cũng muộn rồi xin phép thầy em phải đưa bố em về ký túc nếu không sẽ muộn chuyến xe buýt cuối cùng! "

Tùng Anh không đợi anh trai trả lời mà đã nhanh nhảu nói:

Hôm nay để anh ấy đưa bác cùng cậu về cũng được, bác cũng rất muốn biết tình hình học tập của Vân từ khía cạnh nhận xét của giáo viên phải không bác?"

Ông Mẫn đương nhiên mừng rỡ rồi quả thật rất muốn biết hai kỳ học vừa rồi con gái học tập ra sao nên vội vàng nói:

"Vậy thì tốt quá cảm ơn thầy giáo!"

Tùng Anh nói thêm:

"Vậy để cháu cùng Vân trổ tài pha trà để bác với anh cháu nói chuyện."

Trong nháy mắt Tùng Anh mang đến hai bộ trà cụ, cậu rất muốn để anh Túng Lâm nhìn thấy cô bạn này xuất sắc như thế nào để chứng tỏ cho anh ấy biết rằng con mắt nhìn người của cậu rất chuẩn. Tùng Lâm vừa nói chuyện với ông Mẫn lúc lúc lại nước nhìn sang xem Vân pha trà. Tùng Lâm quá đỗi kinh ngạc, động tác pha trà thuần thục, tao nhã khiến cho Tùng Lâm nghĩ đến xuất thân của Vân chính là từ một gia tộc lớn của Trung Hoa. Nhưng phụ huynh của em ấy đang ngồi trước mặt mình đúng là một nông dân chân chính sao vẫn có thể làm được như vậy. Một câu hỏi to đùng treo lơ lửng trên đầu Tùng Lâm.