Chương 6

Ngay sau khi mọi người hiểu rõ nguồn cơn do anh Việt bị tϊиɧ ŧяùиɠ yếu bà Kim bắt đầu cũng nghiên cứu các món ăn bồi bổ cho con trai. Em gái nuôi Diệp chả hay cũng biết tin từ khi nào mà lần mò mua cả bọc óc chó rồi măng tây với cam quýt đến cho anh bồi bổ. Diệp còn sưu tầm các bài báo nói về việc dinh dưỡng cho người tϊиɧ ŧяùиɠ yếu đưa cho bà Kim đọc tham khảo. Bà Kim xúc động: con thật tốt bụng. Nhà ta đúng là có phúc mới quen biết con. Nếu ngày xưa không phải do con đi lấy chồng Đài Loan thì chắc giờ con thành con dâu nhà này rồi.

Diệp bẽn lẽn: kìa bác, con cũng vẫn là em kết nghĩa của anh Việt mà. Con nghe anh bạn làm bác sỹ nói yếu tϊиɧ ŧяùиɠ ăn thịt thỏ, thịt ba ba là tăng cường nhanh lắm đấy. Tiếc là quê mình mua mấy thứ đó hơi khó. Con nhờ bạn đặt giúp rồi, vài ngày nữa sẽ có ngay bác ạ!

- Sao con tốt bụng thế Diệp. Lại còn lo lắng cho thằng Việt chu đáo. Chả ai như cái con Hạ nhà này, từ hôm ở viện về nó cứ dửng dưng như không ấy. Bác đang nghĩ hay vì thằng Việt bị thế nên nó không thèm quan tâm tới chồng nó cũng nên.

Ông Pha e hèm: bà nói thế oan cho con Hạ rồi đấy. Thế hàng ngày ai dậy sớm đi chợ gom từng mớ kê gà cho con trai bà ăn? Ai hì hục đêm hôm lọ mọ hết hầm chim sẻ đến hầm dê rồi tự tay ủ giá đỗ cho thằng Việt? Rồi thì tìm mua lươn mua trạch, mua hầu sữa...Bà tưởng nó ko quan tâm, không quan tâm mà nó phí tâm, phí sức như thế sao?

Bà Kim giãy nảy: mấy cái món đó thiếu cái gì, hô một cái có mà đầy. Phải như ba ba nó mới quý.

Ông Pha lắc đầu: bà đúng là chả ra làm sao. Tôi nghĩ bà nên đọc sách báo nhiều hơn nữa đi. Có vô vàn thức ăn giúp tăng cường cho đàn ông, vậy sao không chọn những thứ dễ kiếm mà chất lượng còn hơn ảo tưởng mấy thứ cao siêu làm gì cho phí sức? Con Hạ nó không hỏi han hay trò chuyện với ai đơn giản là nó muốn giữ kín thông tin cho thằng Việt và nó có nguồn thông tin để tìm hiểu. Giờ muốn biết cái gì cứ lên mạng hỏi ông Gúc Gồ là ra ngay, cần gì phải đứng giữa chợ bô bô hô lên con tôi tϊиɧ ŧяùиɠ yếu, ăn cái gì cho bổ bây giờ?

Diệp cười giả lả: dạ, bác trai nói cũng phải ạ! Giờ thời buổi hiện đại người ta cứ lên mạng gõ tìm kiếm là ra cả tá thông tin ngay ạ! Bác gái muốn biết thì con dạy bác cách vào mạng tra cứu.

Bà Kim quay ngoắt đi: ối dào! Thôi được rồi, tôi không thèm cãi nhau với ông làm gì. Nhà này ông lúc nào chả bênh con dâu. Người ngoài nhìn vào lại tưởng nó là con gái chứ chả phải dâu.

Ông Pha: tại sao phải phân biệt con dâu và con gái? Tôi coi nó như con gái thì có gì sai nào? Tôi tốt với nó, sau này về già tôi với bà phải nhờ đến nó đấy.

Bà Kim: mưa đến đâu mát mặt đến đấy thôi. Tôi chả mơ chuyện xa vời mà ông vừa nói.

Diệp đon đả: em Hạ là giáo viên nên sống có tình nghĩa. Chắc em ấy sẽ là người con dâu thảo của hai bác ạ! Cháu tin như vậy.

Bà Kim: con không cần khen nó đâu. Thời gian mới đo được lòng người.

- Vậy con về nha bác, ngày khác người ta chuyển ba ba tới con đem sang cho bác nấu cho anh Việt liền bác ah! Hai bác già cả rồi chắc cũng mong có cháu nội ẵm bồng đúng không ạ? Cháu là người ngoài cũng còn thấy nóng ruột nữa là hai bác. Mà ngẫm cũng lạ bác nhỉ, sao bao nhiêu năm mà anh Việt với Hạ lại không đi khám xét gì để biết đường mà chữa trị sớm. Kể mà chữa từ mấy năm trước thì có khi giờ bác đã có cháu biết chạy lon ton rồi không bằng ấy.

Bà Kim nghe Diệp nói lại khó chịu trong lòng: con nhắc bác lại thấy bực. May mà có con nhắc nhở chứ không chờ con Hạ nhà này chả biết đến bao giờ bà già này mới được bế cháu.

Diệp vui vẻ: ấy chết, bác nói thế người khác nghe thấy không hiểu là bảo con vô duyên đâm chọt đời sống riêng tư của cô Hạ, mang tiếng con chết.

Bà Kim: con nói đúng chứ đâm chọt cái gì đâu mà phải lo? Bác phải cám ơn con ấy. Con hơn tuổi con Hạ lại đi tây đi tàu chắc con nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Từ rày con rảnh cứ qua bên này nói chuyện với bác và cho cả con Hạ nó nghe để nó mở mang đầu óc ra biết chưa? Ai cũng tưởng là cô giáo mà ngon lắm đấy hả? Lương thì ba cọc ba đồng, suốt ngày cắm mặt vào trong phòng bài soạn với chả giáo án. Bác thấy nó chả làm được cái việc gì ra hồn.

Mắt Diệp loé lên một tia sáng. Diệp nhanh chóng nở nụ cười: con thấy Hạ là cô giáo tốt được rất nhiều phụ huynh khen ngợi ấy bác ạ! Hơn nữa công việc của anh Việt là kinh doanh thì cô Hạ làm sao mà giúp được ạ! Con dù gì cũng sống bên Đài Loan 6 năm rồi nên quen biết hơn, có khi hôm nào con bảo anh Việt để con vào công ty làm việc, nếu cần phiên dịch hay giấy tờ liên quan đến Đài Loan con giúp được bác ạ!

Bà Kim: thế thì may quá! Để bác bảo thằng Việt cho con vào công ty làm, có gì con giúp đỡ chứ bác nói thật, nó học phổ cập mới lấy được cái bằng cấp 3 thì làm sao mà đủ tài để làm ăn với người nước ngoài.

Diệp như mở cờ trong bụng: dạ vâng, con sẽ cố gắng giúp anh Việt hết sức mình bác ạ!

Bà Kim gật gù: con về quê ở hẳn cũng cần phải có công việc kiếm tiền sinh hoạt mà. Bác thấy vậy là hợp lý nhất rồi đấy.

Diệp xua tay: con là có ý giúp anh Việt chứ không phải lương lậu đâu bác ạ!

Bà Kim: giúp nó cũng có giới hạn thôi chứ. Con cũng cần có tiền để sống nữa. Không nói chuyện này nữa nhé, tất cả cứ quyết định như vậy đi.

Quả nhiên dưới sự tác động của bà Kim Diệp được Việt nhận vào công ty. Tuy nhiên do Diệp không bằng cấp chuyên môn nên Việt nhận với tu cách tạp vụ chuyên trà nước, dọn dọp tại văn phòng. Diệp thì vui khỏi nói vì được đến công ty gặp gỡ Việt mỗi ngày. Chị Hiên thấy Diệp ngày nào cũng ưỡn ẹo ở văn phòng lại thấy chướng mắt: cô Diệp này, cô là nhân viên tạp vụ mà tôi nhìn cô cứ như giám đốc không bằng ấy nhỉ? Người ta đến văn phòng lại nhầm sếp thì chết dở.

Diệp ghét cay ghét đắng bà vợ của ông Phúc nhưng vẫn đon đả: em dù có là nhân viên tạp vụ nhưng cũng làm ở văn phòng mà chị. Em phải ăn mặc đẹp để khách khứa đến khỏi phê bình giám đốc chứ.

Chị Hiên bĩu môi: đẹp ở cái vùng quê này là gọn gàng, sạch sẽ; không hở trên thủng dưới. Tôi thấy mấy bộ đồ cô mặc này nó hợp với "đậu cô ve" hơn thì phải!

Diệp tức tái cả mặt: chị nói xỉa xói cái gì đấy? Em có làm gì động đến cái gấu váy của chị mà chị cứ nhằm em mà nói. Chị đừng tưởng cái "Đậu cô ve" chị nói ám chỉ cái gì

Chị Hiên cười ha hả: giỏi! Biết ngay cô Diệp giỏi mà! Ngay cả đậu cô ve cô còn biết thì tôi nghĩ chắc chỉ người trong ngành.

Diệp không cần giữ thể diện nữa té tát nói lại: này bà chị già, tôi nói cho chị biết nhé! Phúc tổ 70 đời nhà chị mới được ông Phúc rước về. Bà mau về nhà mà cầu ông bà ông vải phù hộ đi, đừng ở đây mà thọc gậy bánh xe. Tôi không còn là con Diệp ngây thơ, yếu ớt ngày xưa để mặc bà chị muốn làm gì thì làm đâu.

Chị Hiên đáp: dĩ nhiên, mặt dày thế kia cơ mà! Mèo muốn hoá cáo cũng cần có thời gian chứ.

- Này! Bà một vừa hai phải thôi nhá! Tôi chưa ăn miếng cơm nào nhà chị đâu mà chị đến đây chọc ngoáy.

- Chả ăn cơm, chỉ ăn chuối thôi phải không? Tôi nói cho cô Diệp nghe nhé, tôi năm xưa là vì giữ thể diện cho ông Phúc mới không ra tay. Giờ thì lành làm gáo, vỡ làm môi nhá! Con này trải qua đủ sóng gió rồi, sẽ không thua một con hồ ly mới thay lông đâu.

- Tôi không hiểu ông Phúc mắt mù hay sao mà lại rước một người đàn bà chua ngoa như chị về làm vợ.

- Chứ nếu ông ấy không mù thì có lẽ rước em gái nuôi về nhà à?

- Chị....

- Sao? Cứng miệng hả? Đi làm vệ sinh thôi mà như đi sàn đú thế kia thì phải biết con người cô thế nào rồi. Chả có đứa nào đi dọn dẹp lại hở ngực, thò mông thế kia đâu. Hay là cô lại muốn trèo lên giường người nào đấy?

Vừa hay lúc đó Việt về công ty, Diệp ra vẻ kẻ yếu bị ức hϊếp: anh Việt, hay là em nghỉ việc nhé. Em đi làm mà người ta khó chịu thế này làm sao mà em dám đi nữa.

Chị Hiên cười mỉa mai: tốt, mai cô Diệp nghỉ cũng được, chị giới thiệu bà bác chị sang làm tạp vụ thay cho. Bác chị có kinh nghiệm chục năm làm tạp vụ tại nhà hàng, khách sạn 4*. Đảm bảo nghiệp vụ và kĩ năng không chê vào đâu được.

Diệp thấy vậy tỏ vẻ ấm ức. Việt đáp: hai chị em lại cãi lộn rồi sao? Chị Hiên sao cứ khắt khe với Diệp thế? Bình thường em thấy chị với Hạ nhà em thân thiết, tình cảm lắm mà.

Chị Hiên: cô Hạ nhà chú chuẩn rồi, người tốt thế không giao lưu thì tôi đúng là con ngu.

Chị Hiên nói vậy chả khác nào chê Diệp là người xấu. Diêp cau có, khó chịu. Diệp và chị Hiên như hai kẻ địch đối đầu có nợ nhau từ kiếp trước tới kiếp này vẫn không buông.

Chị Hiên nói tiếp: tôi chỉ là có ý tốt nhắc nhở cô Diệp về trang phục ở văn phòng thôi. Dù sao thì chúng ta đang ở quê, công ty là xuất khẩu vôi chứ có phải ở giữa trung tâm thành phố ngồi máy lạnh chỉ ăn với tiếp khách cao cấp đâu.

Anh Việt dường như hiểu ý chị Hiên liền vui vẻ đáp: vâng, cái này cũng hợp lý chị ạ!

Anh quay lại nói với Diệp: từ mai em đến công ty làm việc không nên mặc váy ngắn dưới hở trên như vậy. Sáng nay anh đi làm nghe mấy anh công nhân bốc vôi kháo nhau mấy chuyện không hay ho cho lắm.

Diệp tức tối: bọn bốc vác này đúng là lũ vô duyên, vô học.Sao anh không cho họ nghỉ việc đi.

Chị Hiên cười phá lên: cô Diệp cứ như bà tướng ấy nhở! Cô mà đuổi hết lấy ai ra bốc hàng? Hay cô bốc thay họ hả? Người ta không học hành đàng hoàng mới phải đi bốc vác chứ ai cũng đại học với tiến sỹ thì lấy ai ra làm thuê. Với cả cô nên chấp nhận đi, sự thật ở đây nó là như thế. Mấy người bốc vác này có vẻ bổ mắt rồi đây, tôi không dám chắc mắt họ no thì họ sẽ làm gì tiếp theo đâu.

Anh Việt: anh nghĩ tốt nhất mai em đi làm mặc kín đáo một chút. Anh là lo cho em chứ ở quê không như bên Đài Loan em đã sống đâu.

Bị Việt lên tiếng nhắc nhở nên Diệp không dám không nghe. Từ hôm sau cô mặc dài hơn, kín hơn nhưng vẫn mát mắt mấy anh công nhân bốc vác.

Chị Hạ hôm nay được nghỉ về sớm nên nấu cho chồng bát cháo bồ câu đậu xanh. Chị hớn hở xách cạp l*иg chạy xe lên công ty của chồng. Cả đoạn đường đi chị vui vẻ nghĩ đến vẻ mặt vui vẻ và ngạc nhiên của chồng, bởi lẽ chưa khi nào chị chủ động quan tâm anh như thế. Chị vốn rất ngại khi thể hiện tình cảm với chồng.

Chị cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc sẽ đem đồ ăn lên cho chồng. Một phần chị ngại mọi người cười; một phần chị ngại có chị ở đó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của anh. Tuy nhiên dạo gần đây chị thấy anh vất vả nên thấy thương. Hơn nữa chị ngẫm lời chị Hiên nói với chị đúng lắm. Phụ nữ mà không chủ động giữ lấy hạnh phúc của mình thì e có ngày hạnh phúc ấy sẽ tan biến. Mà đặc biệt chị đang phải đứng trước một mối lo lắng vì cái cô em gái nuôi của anh. Từ ngày cô ta vào công ty làm chị lại cứ nơm nớp một nỗi lo không có tên.

Mới chiều hôm qua thôi, chị đi dạy về gặp chị Hiên ở trường. Chị Hiên kéo chị lại thủ thỉ: cô giáo này, chị quý cô hiền lành, thật thà. Tuy nhiên cô hiền quá sắp hoá đần đến nơi rồi đấy.

- Chị có chuyện gì muốn nói cho em biết phải không ạ?

- Thì chuyện chú Việt ấy. Cô cẩn thận kẻo cõng rắn cắn gà nhà đấy nha. Cái con Diệp nó không đơn giản như mọi người nghĩ đâu. Người ta vẫn nói: lửa gần rơm lâu ngày cũng bén; cô thực là không thấy lo sao?

- Chị lo xa rồi. Em nghĩ anh Việt nhà em đủ bản lĩnh đối phó với cám dỗ nɧu͙© ɖu͙© tầm thường.

- Chậc chậc...Cô giáo ngây thơ thật đấy. Cô dám đặt chăn bông cạnh cái lò lửa đang cháy tràn, tôi không tin lửa nó không bốc cháy rụi cả nhà chứ chả riêng gì cái chăn bông.

- Vâng! Em cám ơn chị đã nhắc nhở. Em sẽ chú ý hơn ạ!

- Tại cái con Diệp này nó cáo thành tinh rồi. Tốt nhất là cô nên quan tâm tới nhà chú Việt nhiều hơn. Để kẻ khác dụ dỗ chồng mình thì thà rằng mình tự dụ dỗ còn hơn. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng cô ạ! Tôi là rút kinh nghiệm từ cái lão Phúc nhà tôi ra đấy. Ngoài xã hội giờ lắm loại người lắm, hồ ly giống người như đúc nên ta chả biết đằng nào mà lần đâu. Cách tốt nhất là mình phải tự giữ lấy hạnh phúc của mình.

Chị mải mê nghĩ ngợi nên đoạn đường cũng như gần hơn. Chị thấy xe của anh trong lán nên biết ngay anh đang ở trong phòng làm việc. Chị vui vẻ xách cạp l*иg đi vào phòng riêng của anh. Tiếng động trong phòng làm chị chết trân tại chỗ. Cánh cửa kia đang đóng kín, âm thanh rêи ɾỉ ái muội trong phòng vang lên làm chị muốn ngộp thở. Chị nắm chặt chiếc quai cạp l*иg, chân mày chau lại, tim đau buốt như có nhát dao đâm trí mạng. Chị bước từng bước về phía cửa phòng. Tâm trí chị dồn tới việc lao thẳng vào căn phòng kia lột bộ mặt của đôi cẩu nam nữ đang làm trò mèo mả gà đồng.