Chương 28

Nhài vẫn nghe bên tai tiếng chị y tá, tiếng dụng cụ loảng xoảng va vào nhau. Cô thấy mình như đang lạc vào một màn sương mờ đυ.c, Nhài cứ đi, đi mãi...Bỗng một dòng sông đầy khói sóng hiện ra. Từ dưới sông, một con thuyền lướt tới cạnh Nhài. Cô định lên thuyền nhưng chân không nhấc nổi. Bỗng nhiên, một bóng người lướt như bay từ dưới thuyền lên. Chẳng hiểu sao Nhài không hề sợ hãi. Cô nhìn kĩ khuôn mặt hiền từ trước mắt mình. Là MẸ. Cô nức nở:

- Mẹ, sao mẹ lại bỏ con, mẹ ơi...

Mẹ dịu dàng:

- Mẹ vẫn ở đây, con gái mẹ lớn rồi, xinh quá!

Nhài khóc to:

- Mẹ, có phải mẹ về đưa con đikhông..còn..con của con....

Mẹ vẫn cười hiền lành như xưa :

- Không, con về đi, về đi , đừng để cháu ngoại của mẹ mất mẹ sớm...đi đi con...

Nhài không ngăn được nước mắt, cô thấy mẹ đặt tay lên trái tim mình rồi từ từ biến mất. Bên tai co lại vang lên âm thanh " tit..tit.." của máy trợ tim. Như một động lực kì diệu, Nhài dồn hết tâm sức rặn đẩy mạnh, cảm giác tất cả đều vỡ tung, có một cái gì đó được đẩy ra ngoài, trống rỗng. Nhài ngất lịm.

Khi cô tỉnh dậy, thấy Việt và dì Ngát đang ngồi cạnh. Mắt dì đỏ hoe, sưng húp, còn Việt cũng đang lau đi giọt nước mắt tràn mi người đàn ông từng trải. Nhài nhìn xuống bụng, thấy xẹp lép. Cô không để ý đến dây chuyền dịch, vội bật dậy:

- Con đâu? Con của em đâu?

Việt vội ôm lấy cô:

- Không sao đâu em! Em nằm xuống đi, con đang ở phòng bé , lát nữa y tá sẽ bế con qua đây.

Nhài bật khóc:

- Không phải. Anh nói dối. Nếu con em còn sao ai cũng khóc thế này?

Việt vẫn ôm chặt cô:

- À không. Vì em tụt huyết áp rồi tự dưng như mê sảng. Bác sĩ định đưa lên phòng mổ cấp cứu bỗng nhiên em hồi phục một cách kì diệu và đẻ bình thường. Anh và dì khóc vì thấy em lâu tỉnh , anh nói thật mà.

Lúc này Nhài nhìn sang dì Ngát, thấy dì gật đầu. Dường như dì vẫn chưa bình tĩnh lại được nên nghẹn ngào, giọng lạc đi:

- Tốt rồi, con tỉnh là tốt rồi. Bà thông gia đang ở với em bé bên phòng kia.

Vừa lúc ấy, y tá cùng bà Tâm bế con trai của Nhài vào. Đứa bé nặng 3, 4kg rất bụ bẫm. Nhìn thấy bé con đang ngủ say sưa, Nhài bật khóc vì hạnh phúc. Cô đưa tay đón con vào lòng. Tiếng chị y tá cất lên:

- Cô làm bọn chị sợ khϊếp vía đấy! Đang bình thường bỗng tụt huyết áp rồi lịm dần. Không hiểu sao lại đẻ thường được nữa. Kì diệu thật!!

Nhài khẽ cười nhưng một dòng nước mắt khẽ lăn dài, cô nói rất khẽ chỉ mình và bé con nghe thấy:

- Cảm ơn mẹ...

Vì sinh thường nên một ngày sau, Nhài về nhà. Trong tháng ở cữ, Nhài được cả hai bên gia đình chăm sóc rất chu đáo. Trộm vía bé con ngoan, không quấy nên Nhài cũng sớm lại sức. Sữa mẹ nhiều nên bé con không phải ăn thêm sữa ngoài nữa. Vợ chồng cô đặt tên con là Phạm Kiên Cường để mong bé luôn vững vàng, bản lĩnh và luôn nhớ đến khoảnh khắc kiên cường vượt cạn cùng mẹ.

Bà Tâm thì khỏi nói, đứa cháu đích tôn của bà được cưng nựng như con rồng, con phượng. Đi đâu bà cũng khoe một cách đầy tự hào về nòi giống họ Phạm:

- Bố nó giỏi rồi nó cũng giỏi thôi!

Mối quan hệ giữa Nhài và bà Tâm cũng được cải thiện, bà lại mẹ mẹ con con như xưa cũng khiến Nhài dần quên đi mọi chuyện,chỉ tập trung lo toan gia đình. Cô vẫn luôn mặc định đây là con của Việt, là dòng máu họ Phạm nên chỉ mong cuộc sống bình an diễn ra mà thôi. Phụ nữ là thế , có đau đến mấy thì chỉ cần những lời nói ngọt ngào, mưa dầm thấm lâu là có thể xoa dịu đi những đớn đau xưa cũ tưởng không bao giờ lành.

Cu Sóc- tên ở nhà của Kiên Cường mới đó đã một tuổi rưỡi, bụ bẫm, kháu khỉnh với làn da bánh mật, đôi mắt to tròn dễ thương. Từ ngày có con, công việc của Việt cũng suôn sẻ hơn, Nhài cũng mở lại quán tạp hóa , kinh tế gia đình khá giả hơn. Vợ chồng bà Tâm chỉ mỗi việc chơi với cháu nên nhàn hạ lắm. Bà luôn khoe rằng cu Sóc là lộc Trời ban cho nên khiến vận mệnh nhà bà thay đổi. Nhài bằng lòng với cuộc sống hiện tại, với cô, chỉ cần có Việt, có cu Sóc yêu thương là ổn. Bố và dì Ngát thỉnh thoảng lên thăm Nhài và mua rất nhiều quà bánh cho cu Sóc. Nhìn con lớn lên khỏe mạnh, lòng Nhài như ấm áp hơn. Những bất an, những giông bão ngoài kia dường như tan biến hết...