*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Nghĩ tới chuyện mấy hôm nay trải qua, tôi cảm thấy kịch tính hơn cuộc sống của mình trong hai mươi năm qua. Thế nhưng tôi không muốn loại kịch tính này, tôi chỉ cầu trôi chảy.
Tro cốt ông nội tạm thời sắp đặt tại từ đường họ Tằng, ông tôi qua đời lâu như thế, nhưng không cách nào chôn cất được, bởi vì phần mộ trong đất tổ kia thuộc về Tằng Tử Phồn chứ không thuộc về ông. Thời gian trôi đi tôi càng lo âu, tuy rằng không hiểu lắm về tập tục trước đây thì trong lòng tôi cũng mơ hồ cảm thấy lâu như vậy không an táng quả thật không ổn. Nhưng lúc đó phải thế nào đây? Chẳng lẽ đưa ông đến nghĩa trang công cộng, tôi phải viết tên ông là gì, khắc những gì lên bia mộ của ông?
Bởi vì ở nhờ tại nhà Thái Thanh Hứa nên tôi không dám tỏ ra quá mức buồn bã. Dù sao tết xuân sắp đến rồi, tôi không muốn làm ảnh hưởng đến bầu không khí tốt đẹp của nhà họ, chỉ có thể mỗi ngày cố gắng bình tĩnh, lúc rảnh thì chạy ra ngoài.
Trước đây mấy lần nói muốn tham quan khu dân cư cổ Quế Lĩnh, nhưng cứ nói mãi rồi để đó. Ngày càng không nhìn thấy hi vọng, tôi đã không còn tâm tư suy nghĩ chuyện khác.
Nhiều lần tôi đến nhà Đường thúc công, ngồi ở sân nhà nhìn đàng ông chẻ tre. Chúng tôi không ai nói câu nào, cứ như vậy ngồi đợi bầu trời dần tối, tôi giúp ông nhóm lửa bếp rồi mới đi. Thái Thanh Hứa cũng rất quan tâm chăm sóc tôi, có lúc mang l*иg sưởi từ nhà đến cho tôi, có lúc cũng theo tôi ngồi ở Dẫn Phượng Đình ngẩn người.
“Tùng Viễn, anh nói xem chúng ta có nên nghĩ đến những biện pháp khác không?” Thái Thanh Hứa dường như sợ tôi quá thất vọng, tìm cách bắt chuyện với tôi.
Cậu ấy giúp tôi rất nhiều, tôi thật không thể không để ý tới cậu ấy, liền thuận theo lời của Thanh Hứa: “Còn có biện pháp gì khác?”
“Chúng ta đăng một thông báo tìm người đi, ” cậu vỗ tay một cái, “Dì em không phải làm ở nhật báo xã sao? Nhờ dì giúp chúng ta đăng một thông báo tìm người, tìm kiếm người biết chuyện xưa trong ảnh cũ. Đúng rồi! Bức ảnh bối cảnh là thư viện Khê Nam, không phải là một nguyên tố hấp dẫn sao? Tìm kiếm ” người bạn cùng trường xưa” thế nào? Tạo thành kế hoạch hoài niệm gì đó!”
Tôi hơi buồn cười, cậu ấy luôn có thể nghĩ ra các loại phương án kì lạ. Kỳ thực trong lòng tôi tự hiểu đã dần dần không còn hi vọng, chỉ là thuận theo câu chuyện của cậu ấy: “Như vậy có thể sao? Chúng ta có cần mua quảng cáo không?”
“Không cần quảng cáo gì đâu, đây chính là kế hoạch hoài niệm! Nhật báo ở đây tẻ nhạt muốn chết, ước gì có thứ gì thú vị còn không được. Hơn nữa việc tìm kiếm học sinh học ở thư viện Khê Nam các ban ngành chắc chắn cũng thích nghe ngóng!” Thái Thanh Hứa tựa hồ càng nói càng cảm thấy có thể làm được, trở nên vô cùng hào hứng.
Tôi nghe cậu ấy nói hăng say vậy cũng động lòng, nhưng tôi thực sự khôg muốn vì tôi cậu ấy phải làm phiền người khác nữa, nhất thời không biết nói tiếp thế nào.
Thái Thanh Hứa không để ý tới băn khoăn của tôi, lập tức tự mình gọi điện thoại.
Không ngờ tới ngày thứ ba, nhật báo trong huyện thật sự đăng “Tìm kiếm người bạn cùng trường xưa”, bỏ bớt đi sự nghi ngờ về thân phận ông nội, chỉ là từ góc độ nhân văn muốn tìm kiếm học sinh ở thư viện Khê Nam năm đó, tìm kiếm người biết chuyện xưa trong bức ảnh chụp chung.
Nhật báo liên tục đăng một tuần, lục tục có người gọi điện đến tòa soạn, nhưng đều không phải kết quả chúng tôi mong muốn. Có người nói là nhớ mang máng đã thấy hình ở đâu, có khi là người già trong nhà từng học ở thư viện Khê Nam… Thế nhưng chuyện về bức ảnh chụp chung này lại không có ai biết.
Tâm trạng của tôi lại một lần nữa từ mong đợi rơi xuống dưới đáy vực, tuy rằng đăng báo đã kéo được sự chú ý rất nhiều người. Thế nhưng tôi quên mất, những người từng trải qua mưa gió hơn nửa thế kỷ có còn mấy người vẫn ở đây.
Khi tôi và Thái Thanh Hứa sắp mất đi hi vọng vào việc đăng báo lại đột nhiên nhận được điện thoại của tòa soạn: “Có rồi! Có một người già nhận ra bức ảnh! Đã xác định cụ ấy là sinh viên tốt nghiệp năm 1935!”
Người liên lạc là một người cao tuổi nhà ở thôn Tú Khê. Thế là rạng sáng hôm sau, tôi và Thái Thanh Hứa lập tức lên đường.
Điều khiến tôi bất ngờ chính là sáng sớm hôm đó ông Thái và Đường thúc tiễn chúng tôi đến tận cửa thôn. Ông Thái dường như có rất nhiều điều muốn nói nhưng cuối cùng chỉ nói: “Tiểu Tằng, ông biết mấy ngày nay trong lòng cháu không dễ chịu gì. Lần này cũng vậy… dù cho kết quả có là thế nào cháu cũng phải cẩn thận.”
Thế tôi mới biết hóa ra ông Thái luôn lặng lẽ lo lắng cho tôi. Tôi muốn an ủi ông là tôi không sao đâu nhưng lời đến cuống họng lại nghẹn, mũi cay cay cái gì cũng không nói ra được. Tôi đành gật đầu thay câu trả lời.
Đường thúc công ở bên cạnh yên lặng rời tẩu thuốc, ông chú không biết nói nhiều tiếng phổ thông, khi tôi sắp lên xe ông chú bỗng bước đến cầm tay của tôi. Đôi tay mỗi ngày chẻ tre vót lạt khô ráo mà lại thô ráp nhưng ấm áp kiên định. Tôi cũng nắm chặt lấy tay ông chú nói người đừng lo.
Thật ra tôi hiểu, hôm nay cũng không dám ôm hy vọng quá lớn. Nhúng tôi thật sự không can tâm, tôi muốn tìm được nơi an nghỉ cuối cùng cho ông.
Từ Quế Lĩnh đến thôn Tú Khê phải đi thêm mấy chục km nữa, cả đoạn đường tôi và Thái Thanh Hứa không nói một lời. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng của tôi, vẻ mặt của Thanh Hứa cũng trở nên nghiêm túc.
Chiếc xe bán tải chạy trên con đường quanh co, tôi lặng lẽ nhìn mùa đông giăng trên những đỉnh núi xanh biếc, cây thường xanh mọc thẳng tắp … Cây xanh trồng tự vao giờ? Lúc ông nội tôi còn nhỏ có lẽ chúng còn chưa được trồng? Rừng nguyên thủy trong huyện ngày càng ít, bây giờ đã không còn là khu rừng trong ký ức thế hệ của tôi nữa huống chi là thời đại của ông. Cuộc sống trước kia đến tột cùng là thế nào? Tôi không tưởng tượng ra được.
“Anh căng thẳng à?” Rất lâu sau Thái Thanh Hứa mới lên tiếng nói chuyện với tôi.
“Khụ, ” tôi hắng giọng, “Có một chút.”
“Hơn hai tiếng nữa mới đến thôn Tú Khê, anh thắt chặt dây an toàn rồi ngủ một lúc đi. Nhìn vành mắt anh thâm xì cả rồi.”
Tôi lắc đầu, cười khổ: “Giờ sao ngủ được, chúng ta nói chuyện đi.”
Đoạn đường sau đó tôi và Thái Thanh Hứa câu được câu không hàn huyên những chuyện linh tinh. Có lẽ chúng tôi cũng không biết phải nói gì, chỉ muốn giảm bớt bầu không khí tù túng kia.
Bởi vì đi từ sớm, lúc chúng tôi đến thôn Tú Khuê mới là mười giờ sáng. Thôn Tú Khê cách thị trấn tương đối gần, người của tòa soạn cũng đã tới. Dì Thái Thanh Hứa là người viết bản thảo kế hoạch này đăng lên lên báo đã đứng ở cửa thôn chờ chúng tôi.
“Chúng ta đi hỏi thăm một chút trước đã, ” người phụ nữ nhìn già giặn hơi có ý xin lỗi, “Thế nhưng tình huống không quá lạc quan, các cháu phải chuẩn bị tâm lý thật tốt.”
Trái tim của tôi lại rơi xuống thất vọng, tuy rằng vốn là không dám ôm hy vọng quá lớn nhưng không ngờ vận mệnh lại lần nữa trêu ngươi tôi.
Thôn Tú Khê so với Quế Lĩnh là kiểu nông thôn hiện đại không có nét quyến rũ cổ kính nghìn năm của Quế Lĩnh. Chúng tôi đi dọc theo con đường xi măng thẳng tắp sau đó quẹo vào một hẻm đất, lại đi một đoạn nữa thì nhìn thấy một ngôi nhà gạch đỏ nông thôn quen thuộc. Cửa nhà mở sẵn đã có người của tòa soạn và họ hàng của người đưa tin đanh đợi.
Tôi và Thái Thanh Hứa vào tầng một ngôi nhà trong trạng thái mơ hồ, hàn huyên vài câu, sau đó liền thấy một ông lão mang vị trí chủ vị phía sau mọi người. Đó là thứ cảm giác không thể quen thuộc hơn được, cụ ấy già nua mức khuôn mặt nhăn nheo và ánh mắt bắt đầu vẩn đυ.c. Cụ ấy cũng giống ông nội tôi trước kia, đã là nến tàn trước gió. Tôi muốn đến gần rồi lại sợ hãi, cái gọi là tình huống không lạc quan là thế nào?
Vào lúc này người của tòa soạn bắt đầu giới thiệu về tôi, người thân cụ ghé vào tai cụ dùng ngôn ngữ địa phương nói lại.
Cụ nâng đôi mắt vẩn đυ.c lên nhìn tôi, tôi đi tới. Van xin cụ! Cầu mong cụ hãy biết chút ít gì đó!
“A a…” ông cụ duỗi bàn tay khô gầy ra nắm thật chặt cổ tay của tôi. Tôi ngồi xổm xuống cạnh cụ, bàn tay còn lại của cụ run rẩy chỉ vào tấm hình trong báo rồi lại chỉ vào bản thân cụ, trong miệng gọi “A a…”.
Trong nháy mắt tôi đã hiểu cái gì gọi là “Không lạc quan”. Khi tôi đến thăm ông nội ở viện dưỡng lão đã gặp những người như vậy, sau khi trúng gió mất đi khả năng nói chuyện. Trong lòng tôi bỗng dưng cực kỳ khó chịu, không chỉ là bởi vì cảm thấy lần thứ hai mất đi manh mối mà một phần là vì ông cụ trước mặt đang cố hết sức giao tiếp với tôi
Tôi cố gắng tìm ra người cụ đang chỉ vào trong báo, dùng ngôn ngữ địa phương ít ỏi tôi biết lớn tiếng đáp: “Đây là ông, đúng không ạ?”
Ông cụ nghe thấy lời của tôi, cố gắng gật đầu, lần thứ hai chỉ chỉ vào bản thân, dường như cụ đang nhếch miệng nở nụ cười.
Tôi lấy bức ảnh gốc ra đặt lên trên tay: “Ông xem, ông nội con giữ bức ảnh này đây!”
Ông cụ muốn đưa tay nhận bức ảnh lại bất ngờ rụt lại giống như chạm vào thứ gì nóng bỏng.
Tôi chỉ cho cụ ông ấy nhìn: “Đây là ông ạ!” Người trẻ tuổi nãy cụ chỉ trong hình đứng ở góc trái phía dưới, hình như là thiếu niên trẻ nhất trong hình. Tính trẻ con mặt hơi dịu dang đang nở nụ cười ngốc nghếch, đôi mắt sáng ngời tứa chất chứa ánh dương. Thật sự, nếu không phải ông cụ tự nhận rồi chỉ thì không ai dám tin tưởng thiếu niên kia chính là ông cụ già trước mặt nói không ra lời này.
Ông cụ nhận lấy bức ảnh, giơ lên trước mắt nghiêm túc quan sát nửa ngày, tay run rẩy nắm lại nắm không được. Tôi muốn dìu tay ông, lại không nắm kịp, ông run lên, bức ảnh rơi xuống trên đất. Tôi cúi đầu xuống nhặt, lại nghe thấy người xung quanh đang khuyên nhủ an ủi: “A Đáp, ông đừng khóc a! A Đáp, đừng khóc…”
Tôi ngẩng đầu lên, phát hiện cụ đang nhắm chaetj mắt, trên mặt là những vệt nước mắt ướt đẫm, tay ông run rẩy kịch liệt, không cách nào khống chế. Trong nháy mắt đó, trái tim của tôi thật giống bị cái gì đánh trúng. Không biết tại sao, ngón tay của tôi cũng trở nên mềm yếu run rẩy nhặt không nổi tấm hình kia.
Thái Thanh Hứa phát hiện ra tôi không ổn, vội tới giúp tôi nhặt bức ảnh lên: “Tùng Viễn, đừng khóc, sao anh cũng khóc.”
Khóc? Tôi kinh hoảng thay đổi sắc mặt, phát hiện mình chẳng biết tự lúc nào cũng chảy nước mắt.
Cảnh tượng như vậy khiến người ta quá không đành lòng nhìn thẳng, ông cụ sắp đi đến phần cuối cuộc đời bỗng nhiên nhìn thấy bức ảnh bảy mươi mấy năm trước, ông sẽ nghĩ gì? Nghĩ về bản thân ở những năm tháng cũ hay nghĩ về cả một đời đã trải qua? Thế nhưng nhiều đắng cay ngọt bùi như vậy cụ cũng không thể nói ra được.
Đợi tôi lấy lại tinh thần, cụ ông đã lau đi nước mắt. Cụ vẫy vẫy tay với tôi, tôi ngơ ngác không hiểu
“A Đáp bảo anh đừng khóc.” Cô cháu gái đứng bên cạnh giải thích cho tôi.
Tôi cố gắng nhanh chóng xóa đi cảm xúc buồn bã, nở một nụ cười thật tươi với cụ: “Ông ơi, cháu không khóc nữa.”
Thái Thanh Hứa cạnh bên so với tôi thì tỉnh táo nhiều hơn, cậu nhờ cô cháu gái hỗ trợ hỏi ông mình một vài chuyện liên quan đến Tằng Tử Phồn.
“A Đáp, ông biết ông Tằng Tử Phồn lúc trước có quan hệ tương đối tốt với ai không ạ?”
Tội vội vàng chỉ vào vị trí của ông Tằng Tử Phồn trong hình.
Cụ ông cúi đầu nhìn một lúc lâu, giống như đang nhớ lại cái gì đó.”si…” Cụ ông cố gắng phát ra âm thanh.
“A Đáp, ông muốn nói cái gì?”
“si… l…”
Cô gái kề tai sát lại để nghe.
Tôi hồi hộp nhìn chằm chằm bọn họ, lại chỉ thấy cô gái tỏ ra nghi ngờ không thôi.
“Ra sao?” Thái Thanh Hứa liền vội vàng hỏi.
Thiếu nữ xin lỗi lắc đầu một cái: “A Đáp hình như nói, chết rồi, đã chết.”
Tôi không nhớ mình rời khỏi đó như thế nào, khoảnh khắc nghe thấy đáp án kia tôi thật sự dùng là tất cả chỉ như vậy mà thôi. Một đêm mất ngủ lại mới vừa khóc, đôi mắt của tôi trở nên đau nhức, nhưng không còn nước mắt rơi, tôi chỉ cảm thấy rất mệt.
“Tùng Viễn, phấn chấb lên một chút!” Không biết qua bao lâu, nghe Thái Thanh Hứa nói tôi mới bình tĩnh lại chút, “Chú em nói đã liên hệ với ông cụ ở Đài Loan rồi, ngày mai chúng ta cùng gọi video cho ông ấy. Thân thể ông cụ này rất khỏe mạnh, ký ức cũng rõ ràng, lần này nhất định sec có thu hoạch!”
Tôi máy móc gật đầu nhưng hi vọng trong lòng đã tắt lịm.
Lời tác giả:“L*иg sưởi” là lò sưởi tay, bên ngoài dùng trúc đan thành, giống cái giỏ nhỏ, bên trong là chậu than.
“A Đáp” là ngôn ngữ địa phương để gọi ông cụ già.
Nhà gạch đỏ:Vừa nãy Hạ Xưa sốt. Thực ra cũng không biết mình sốt chỉ tự dưng cảm thấy người nóng bừng lên. Bình thường khi hốm đầu óc kiểu mông lung nặng nề nhưng bây giờ hoàn toàn tình táo nên không nghĩ mình ốm. Nhưng nhiệt độ cơ thể không thể lừa dối. Hạ Xưa đã uống thuốc rồi, mọi thứ đều đã ổn. Bị sốt vậy có thể tự xử lý được. Chỉ là tự dưng muốn kể ra thôi.