Chôn Xác Hồi Sinh Quỷ

4/10 trên tổng số 3 lượt đánh giá
Tác Giả: Khuyết Danh Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Hàng trăm năm trước, ở bên xứ tàu có thịnh hai môn phái lớn mạnh về thuật bỏ bùa là phái Lỗ Ban và phái Mao Sơn. Người xưa thì thường nghi kị hai phái này và xếp họ vào trong những loại môn phái tà ma …
Xem Thêm

Ông Dương vừa nói xong, thì cũng đã thấy dáng ông Khanh lấp ló ngoài cửa bước vào. Ông Khanh hai tay đút vô túi quần cho ấm bước đi khoan thai.

Trời mùa đông vùng Tây Bắc sương lạnh, bụi mù tung khắp nơi, cái lạnh rét buốt khiến người ta chỉ muốn ngồi bên bếp lửa ấm. Mà ông Khanh lại lặn lội đi ra giữa trời rét này, chắc là có việc gì gấp lắm. Thường thì người Tây Bắc mùa đông có rất ít vụ, đa phần đều đã tích trữ lương thực từ mùa trước... Vậy thì việc ông Khanh ra khỏi nhà vào cái trời đông giá lạnh này quả thật là một sự lạ.

Ông Khanh ngồi xuống chiếc ghế băng, nhanh tay cầm lên chén chè nóng ông Dương vừa mới pha. Cầm chén chè lên vừa xoa tay vừa xoa chén rồi nói:

- Tôi có việc này quan trọng lắm, phải cần bàn bạc với chú...

Ông Dương nhấp một ngụm trà đặc, rồi mới híp mắt từ tốn hỏi:

- Chuyện gì thế hả anh?

Ông Khanh đặt chén chè lại bàn, rồi mới tặc lưỡi nói:

- Tôi nghe bà cụ nói, dưới vực Tà Xùa có cây liễu cổ lắm!

Ông Dương đang thong dong, liền trợn mắt, thả giọng hỏi dồn:

- Bà cụ nói có cây liễu cổ lắm ở dưới vực Tà Xùa hả anh?

Ông Khanh gật đầu chắc nịch nói:

- Bà nói là có, mà hồi trẻ bà cũng trông thấy mấy lần. Mà bà nói là lần cuối bà xuống vực Tà Xùa thì không còn thấy cái cây ấy nữa, còn nói khéo nó thành tinh mà đã bỏ đi mất rồi!

Ông Dương vỗ đùi nói:

- Vớ vẩn, thành tinh là thành tinh thế nào, cái thứ liễu cổ ấy quý hiếm lắm. Nay anh em mình cứ xuống vực Tà Xùa thử một lần? Cho dù người ta có chặt, thì cũng chỉ chặt phần thân, chứ còn phần gốc thì hãn còn ở đấy, chỉ nhiêu ấy thôi là người xuôi đã trả ối tiền rồi!

Ông Khanh gật đầu cười hưởng ứng nói:

- Chính thế, nên hôm nay tôi mới muốn qua đây bàn bạc với chú ngay. Mình phải nhanh nhanh chóng chóng xuống ấy mà đào nốt cái gốc về, kẻo để lâu nữa nhỡ người ta thấy thì lại đẵn mất. Anh em ta mà có được thứ gỗ cổ ấy, thì có mà dư sức mua giống cả mấy vụ mà chẳng lo gì cả, rồi sắm cả xe, xây cả nhà chứ chẳng chơi!

Ông Dương vội vã đứng phắt dậy, hưng phấn nói to:

- Đi, anh em mình đi luôn, chứ để chờ thêm nữa là em chịu không nổi. Nhỡ rủi mà có thằng nào nó trông thấy thì hỏng...

Ông Khanh cười khành khạch đáp:

- Ui trời, xem chú kìa. Nếu nó mà dễ đẵn thế, thì đã chẳng chờ hôm nay mới đến lượt anh em mình. Phải tính toán xem làm sao, có thể đào được cái gốc ấy lên, phải chuẩn bị dụng cụ đồ nghề thật chu đáo thì mới được!

Ông Dương gãi đầu, xoa tai nói:

- Đấy, nhiều lúc thích thú quá mà mất khôn, anh dạy phải. Thôi thì cứ để thư thư đã vậy...

Ông Khanh lại lắc đầu nói:

- Thư thư là thế nào, chậm, nhưng không phải là chậm như thế! Ngay đêm nay, tôi với chú đi đẵn cái gốc ấy về. Tôi đã tính toán đủ cả rồi, đồ nghề thế nào cũng đã có kế hoạch. Chỉ có điều, tuy tôi không mê tín cho lắm, nhưng vẫn thích chọn giờ đẹp. Giờ đẹp để đẵn cái cây ấy là khoảng hai giờ sáng, khi ấy phần âm tản bớt, không khí trong lành. Cái giống liễu thì lại lắm tà, phải chọn giờ ấy thì mới ổn...

Ông Dương gật đầu nói:

- Anh quyết thế nào cũng được, em chỉ cần tiền thôi. Phải mua được cái xe máy thì chở ngô nó mới tiện, mùa sau còn không bị tiểu thương ép giá, có gì thì mình còn chở thẳng được đến chợ huyện mà bán ngô chứ...

Ông Khanh gật gù đáp:

- Ừ, chú tính thế là phải. Nhưng thôi, không mơ mộng viển vông nữa, cứ phải có được gỗ trong tay thì mới coi là thành công. Trước chú cứ đi nấu cơm rượu đi, anh em mình ăn no say, rồi mới chuẩn bị đồ đạc dần dần. Quan trọng là kết quả, chứ còn khi chú có tiền, mơ thế nào mà chẳng được...

Ông Dương thích chí ưng ngay, xuống ngay dưới bếp hối vợ là bà Hồng, phải nhanh chóng chuẩn bị cơm rượu thết đãi anh trai, rồi sau đấy lên bàn chuyện với ông Khanh, mưu tính chạy vạy khắp nơi trong bản để mượn đồ nghề, chỉ nói thác là để sửa nhà.

Làm xong những việc ấy, thì trời cũng đã đổ đêm, hai người quần áo mặc bận đồ đông cho thật kín gió. Rồi mới men theo con đường mòn từ bản, chạy xuống dưới đường lớn quốc lộ 37. Dọc theo con đường nhựa ấy mà đi vào lối đường dẫn qua Tà Xùa.

Đi bộ cả đêm, hai người đã thấm mệt, cuối cùng thì khoảng mười giờ đêm hai người cũng đã có mặt ở trên đỉnh Tà Xùa. Việc còn lại là chỉ chờ cho đúng giờ cho hợp phong thủy, rồi mới thả thừng xuống tận dưới đáy, để mò tìm cái gốc liễu cổ như lời bà cụ kể.

Ông Khanh đem bao thuốc lá Vinataba chìa ra, mời ông Dương một điếu, nói:

- Đây, cứ làm mấy điếu thuốc lá mà gϊếŧ thời gian đi. Bao thuốc lá này là anh để dành kĩ lắm, quý mới đem ra, chứ bình thường thì cũng chỉ dám hút Du lịch với lại Thăng long mà thôi. Kì này nếu mà quả như đẵn được cái thân gỗ quý ấy, thì thuốc lá Vina anh em mình có mà còn được hút cả thùng ấy chứ...

Ông Dương không khách khí, thò tay cầm ngay một điếu thuốc lá châm ngay, nhả khói trắng đều thật đã rồi mới nói:

- Công nhận, cái thuốc lá Vina này nó vừa thơm mà vừa êm, sướиɠ thật...

Ông Khanh tặc lưỡi nói:

- Thuốc lá đắt tiền nó phải khác chứ lại, chẳng thế mà nó lại tự nhiên đắt gấp đôi, chú lại cứ đùa!

Hai người vui vẻ trò chuyện kéo dài suốt đêm. Cuối cùng, cái giờ khắc đã định trước mà ông Khanh nói cũng đã đến. Hai giờ sáng, hai người đã bắt đầu ngay vào công việc, bằng việc thả hai sợi dây thừng xuống vực, buộc chặt mỗi đầu dây vô cái xà lan ven quốc lộ, mỗi dây cách nhau chừng vài mét. Một người được chọn đi xuống trước để thăm dò, một người còn lại đứng ở đằng trên rọi đèn pin, đồng thời trông chừng cái dây thừng.

Ông Khanh đương nhiên là người đầu tiên đòi xuống trước, trước khi đi ông còn nói:

- Anh xuống trước xem có còn cái gốc cây ấy hay không, nếu như mà nó còn, thì anh sẽ rung dây thừng cho cái chuông buộc ở giữa đoạn dây kêu lên. Khi ấy thì chú chỉ cần tuột theo đường dây thừng mà xuống với anh. Trong thời gian chờ, thì cột chắc cái dây thừng mấy lần vào cho thật ổn, tính cả cái dây thừng dự bị nữa, nhỡ kẻo đứt thì còn có cái khác mà leo lên...

Ông Khanh nói xong, liền tụt xuống dây thừng, leo trèo trên vách đá, nhanh thoăn thoắt đã dần mất bóng trong màn đêm, xa đến độ đèn pin của ông Dương rọi theo mà cũng chẳng nhìn thấy được nữa.

Ông Dương nghe lời, chỉnh sửa mối dây thừng cho thật chắc chắn, rồi cứ ngồi vậy mà chờ ở trên. Trong lúc chờ đợi, ông Dương đem cái đài radio ra mở để dò tần số đài.

Chẳng là ông Dương có cái thói quen rằng là đi đâu cũng mang theo cái đài radio, mà lại còn thêm một cái tật nữa là hễ rảnh là đem đài ra dò sóng. Mặc dù giờ là hai giờ sáng, trời tối đen như mực. Chẳng có cái đài phát thanh nào lại phát vào giờ này cả, nhất là đài địa phương lại càng không.

Những tưởng cái thói quen chỉ là vô thức ấy, chỉ là một thứ để gϊếŧ thời gian. Thế nhưng không ngờ ông Dương lại dò được thật. Trong cái tiếng xèo xèo của âm loa đài ngắt quãng, ông có thể nghe thấy lờ mờ một thứ âm thanh rêи ɾỉ kêu gào nào đó từ loa đài phát ra, âm thanh không hề rõ ràng, mà ngừng từng nhịp theo một cách cực kỳ quái dị.

- Hay thật, giờ này mà đài vẫn còn phát cải lương...

Ông Dương thích chí reo lên, bàn tay ngắc nguẩy xòe múa, mắt ông lơ đãng mà quên béng mất sợi dây thừng, chỉ chăm chăm chú ý vào cái đài radio, quên luôn cả ông anh trai đang mò mẫm dưới đáy vực.

Ông Khanh thì khác, trong lúc người em trai đang hứng chí nghe đài ở trên, thì ở dưới này, ông đang phải vật lộn với mớ dây thừng, bị cheo leo ở giữa sườn núi. Cái dây thừng bị mắc vô vách đá ở tít tận lưng chừng núi, nếu ông Dương mà chú ý, thì hẳn là sẽ thấy cái chuông rung lên bần bật cầu cứu của ông Khanh, nhưng điều đơn giản ấy lại bị cái đài radio chết tiệt ngăn cách. Ông Khanh kêu khản cả giọng mà chẳng thấy một thứ âm thanh nào đáp lại. Bất lực, ông Khanh đành phải tự tìm cách cứu lấy mình.

Thêm Bình Luận