Chương 7: Biện kinh

Phía bên này, Hoa Thiên Ngộ mua xong đồ dùng mới, đưa cho tiểu thương mấy đồng tiền để hắn ta đưa đến chỗ ở cho nàng, nàng không muốn xách theo những thứ nặng trịch này trở về.

Nàng đi dạo đến thị trấn phía nam, nơi này hầu hết là quần áo may sẵn và vải vóc, nàng lại mua thêm vài bộ y phục.

Sau khi đi khỏi cửa hàng, nàng nhìn thấy cách đó trăm mét, có một đám người tụ tập cùng một chỗ nói chuyện với nhau, đặc biệt náo nhiệt.

Với tâm tính thích xem náo nhiệt, Hoa Thiên Ngộ liền bước đến, nàng đẩy đám người ra chen vào, mới phát hiện ở giữa con đường vây chật như nêm cối là hai tên hòa thượng, một người trong đó nàng còn nhận ra, chính là Pháp Hiển.

Một hòa thượng khác mũi cao mắt sâu, ngũ quan lập thể* tạo cảm giác rất ưu việt, mặc tăng phục, tăng bào lộ ra vai phải, đây là trang phục phổ biến của tăng nhân Tây Vực.

*Ngũ quan lập thể (五官立体): đề cập đến sự nổi bật của khí quản trên khuôn mặt, phối hợp đạt được một cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch, thoải mái, và đẹp! Thường chỉ người châu u.

Hai người này lẩm bẩm không biết đang nói cái gì, Hoa Thiên Ngộ nghe xong vài câu, đoán tiếng họ nói chắc là tiếng Phạn.

Nàng không tinh thông Phạn ngữ, chỉ có thể thông qua vẻ mặt cùng động tác của hai người, phán đoán hai người này đang tiến hành biện kinh1.

Biện kinh1 (辩经): Biện kinh đề cập đến việc tranh luận về các khóa học học về giáo lý Phật giáo theo phương pháp lý luận logic của hệ thống nhân minh học (1). Tiếng Tây Tạng được gọi là ‘làng ni làm ba’, có nghĩa là ‘pháp tướng’(2), là cách mà các Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng nghiên cứu kinh của Hiển Tông(3). Chủ yếu được thực hiện ở những nơi trống trải trong chùa, dưới bóng cây. Cuộc tranh luận công khai đầu tiên bắt nguồn từ các nhà sư đại thừa và Karma La Sila trong thời kỳ Xích Tùng Đức Tán. Loại biện kinh này có nguồn gốc sớm nhất từ cổ đại Ấn Độ. Năm 792 sau Công nguyên, Xích Tùng Đức Tán từ Ấn Độ mời các cao tăng như Hoa Sen Sinh, Tịch Hộ (chính là hai người xây chùa Samye) vào Tây Tạng Hoành Pháp. Lúc ấy ở Tây Tạng cũng có không ít Hán tăng, dẫn đầu gọi là hòa thượng Đại Thừa .

Biện kinh là việc thường xảy ra trong cửa Phật, bắt đầu từ một chủ đề, mỗi bên đều tự giữ lời của mình, thông qua bóc trần lời nói tiến hành tranh luận về kinh Phật, so với tranh luận hiện đại thì có chút giống nhau.

Thấy Pháp Hiển nói chuyện không nhanh không chậm, khí độ thong dong, mà tăng nhân Tây Vực vẻ mặt có chút nóng nảy, trán chảy ra mồ hôi mỏng, vì vậy có thể thấy Pháp Hiển hơn một bậc, cũng không biết bọn họ đang biện cái gì?

Hoa Thiên Ngộ chuyển mắt, nhìn về phía Thường Tuệ và Thường Ngộ đang đứng ở một bên, nàng đi qua nói với hai người: ""Kính chào các vị pháp sư.”

Hai người này đang chuyên tâm quan sát, chợt nghe được giọng nói vang lên bên tai, hơi kinh ngạc một chút, âm thanh uyển chuyển nhu mị càng nghe càng thấy quen thuộc.

"Không biết pháp sư Pháp Hiển đang tranh luận với người bên cạnh về chuyện gì?"

Trên mặt Hoa Thiên Ngộ lộ ra ý cười trong suốt, hai tròng mắt tò mò gợn sóng lấp lánh, kiều mị động lòng người, khiến cho người ta không tự chủ được muốn giải đáp nghi hoặc cho nàng.

Nàng chính là thất thường như vậy, muốn biết một chuyện gì đó, thì sẽ cho ngươi sắc mặt tốt, khi ngươi vô dụng, thì sẽ coi ngươi như đồ bỏ đi.

Thường Tuệ nhìn khuôn mặt tươi cười đó thì không khỏi nhớ lại những ngôn từ gai góc của nàng, người trong phật môn bao dung chúng sinh, hắn tất nhiên cũng sẽ không bởi vì lời nói không tốt của nàng mà trong lòng chán ghét.

Hắn tốt bụng giải thích: "Sư thúc đang biện luận với ngài ấy về Tiểu thừa2 và Đại thừa3.”

Tiểu thừa2: nghĩa là ‘cỗ xe nhỏ’. Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa thường dùng chỉ những người theo truyền thống Phật giáo Nam truyền.

Đại thừa3 (Ma-ha-diễn) tức là ‘cỗ xe lớn’ hay còn gọi là Đại Thặng tức là ‘bánh xe lớn’ là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Triều Tiên. Có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường Bồ Tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh, do đó còn được gọi là ‘Bồ tát thừa’.

Gặp đúng Hoa Thiên Ngộ là người mù kinh Phật, đối với chuyện Phật giáo thì không có chút hiểu biết nào, cũng chẳng biết như này là có ý gì.

Nàng hỏi lại: "Tiểu thừa và Đại thừa có gì khác nhau? Không phải tất cả đều là tu Phật sao?”

"Lời nói này của nữ thí chủ sai rồi, hạch tâm kinh nghĩa của Tiểu thừa chủ yếu độ mình, giải thoát khỏi biển khổ trần gian, đến bờ Bỉ Ngạn, Đại thừa thì phổ độ chúng sinh, vì người trên thế gian.”

Hoa Thiên Ngộ giật mình nói: "A! Hiểu rồi, là lợi ích của mình và lợi ích của người khác.” Nàng tổng kết rất đúng chỗ.

Thường Tuệ hơi dừng một chút, lại nói: "Cũng có thể nói như vậy.”

Nàng lại hỏi: "Vậy các ngươi tin vào Tiểu thừa hay là Đại thừa?”

Thường Tuệ gật đầu, có chút kiêu ngạo nói: "Đương nhiên là Đại thừa.”

Hoa Thiên Ngộ hơi mỉm cười, may mà không phải là một đám đần xả thân vì người khác à.

Nàng nhìn về phía hai người đứng đối lập, khóe miệng hàm chứa nụ cười thú vị, nàng nói: "Ngươi cảm thấy sư thúc các ngươi sẽ thắng sao?”

"Đương nhiên rồi, sư thúc trời sinh có tuệ căn, tuổi trẻ đã thành danh, phật pháp uyên thâm, ở Trung Nguyên biện kinh với người khác còn chưa từng thua.”

Thiếu niên thiên tài, thông minh siêu phàm, khó trách luôn cảm thấy hắn khí độ bất phàm, thì ra không phải là một hòa thượng bình thường.

Lúc này biện kinh đã đi đến hồi kết, tăng nhân Tây Vực ủ rũ liên tục thở dài, cả người đều ỉu xìu, hắn thi lễ với Pháp Hiển, lại nói một chuỗi lời, đoán chừng là khen lấy khen để sau khi nhận thua.

Pháp Hiển cười ôn hòa nói với hắn mấy câu, sắc mặt tăng nhân Tây Vực thay đổi lớn, kích động nói xong lại tôn kính thi lễ chào tạm biệt.

Người qua đường vây xem, nhao nhao vỗ tay khen ngợi, tiếng khen ngợi không dứt bên tai, vẻ mặt Pháp Hiển vẫn lạnh nhạt như trước, không sợ hãi vinh nhục.

Biện kinh kết thúc, người qua đường cũng nhao nhao tản ra, “ai về nhà nấy”.

Thấy Pháp Hiển nhìn về phía bên này, Hoa Thiên Ngộ mỉm cười.

Nàng một chút cũng không vì vừa rồi không nhìn người khác mà cảm thấy xấu hổ, sắc mặt thong dong hỏi: "Pháp sư, vừa rồi đã nói gì với hắn ta?”

Pháp Hiển thần sắc ôn hòa, giọng điệu thản nhiên nói: "Lọc tâm, độ mình khỏi bể khổ, đạt được tự tại, mà chúng sinh đắc độ, niết bàn4 siêu thoát, là được tự tại.”

Niết bàn4: là khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, mục đích chính cuối cùng của các nhà tu hành. Niết bàn được dịch âm từ gốc tiếng Phạn. Là tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, mát mẻ, thanh lương, tịch tịnh, tĩnh lặng. Niết bàn là thái độ tâm hết sạch phiền não, rõ biết tất cả pháp là vô ngã, vô thường, và bất toại nguyện.

Cái quỷ gì vậy?

Hoa Thiên Ngộ mơ hồ trong chớp mắt, sau khi nàng cẩn thận suy nghĩ mới hiểu rõ lời này của hắn là có ý gì, đây không phải là khuyên người ta nhập giáo sao? Học Đại thừa của ta, thì có thể thành Phật.

Đột nhiên Hoa Thiên Ngộ vui vẻ.

Khóe miệng nàng tươi cười, ánh mắt hình như cũng không thân thiện, cố ý khiêu chiến nói: "Pháp sư chính là cảm thấy, Đại thừa cao thượng hơn Tiểu thừa?”

Pháp Hiển liếc mắt nhìn nàng một cái, lắc đầu nói: "Bần tăng cũng không có ý này, tự giải thoát, hay là độ hóa người đời, cũng chỉ là lựa chọn cá nhân mà thôi, tại sao lại nói cao thượng được.”

"Tâm cảnh của pháp sư ngược lại sáng tỏ." Hoa Thiên Ngộ cười như không cười nói.

"Ta còn có việc, không quấy rầy các vị pháp sư nữa.”

Nói xong câu đó, nàng liền ẩn vào trong đám người.

(1)Nhân minh học: Học thuyết về luận chứng và phản bác của Ấn Độ thời xưa, giống như logic học hiện nay, được Phật giáo truyền vào Trung Quốc.

(2)Pháp tướng: là thuật ngữ Phật giáo, đề cập đến tướng hình của các phương pháp, bao gồm thể tướng (bản chất) và nghĩa tương (ý nghĩa). Sự khác biệt giữa ‘pháp tướng’ và ‘pháp thân’ là pháp tướng là một pháp bao hàm mở rộng và nội hàm, là biểu tượng của pháp; Pháp thân giống như quy luật của đạo, pháp thân pháp tướng bao hàm phân thân, phân thân cũng bao hàm ngược lại.

(3) Hiển Tông là một trong những tông phái Phật giáo, cũng có thể được gọi là ‘Hiển giáo’, trong đó ý nghĩa của nó là khác nhau, ngày nay là một từ. Tùy thuộc vào tình hình, đôi khi ‘Hiển Tông’ có thể bao gồm tiểu thừa, đôi khi không bao gồm. Tên Hiển Tông này là do Mật Tông căn cứ vào giáo phán của mình, gọi các phe phái Phật giáo khác biệt với nó là ;Hiển Tông’, tức là ‘Hiển liễu chi tông’ (giáo phái rõ ràng) khác biệt với Mật tông ‘Bí mật chi tông’ (giáo phái bí mật). Theo giáo lý của Mật Tông, nó là thuật ngữ chung cho các trường phái khác nhau được xây dựng từ nguyên nhân đến kết quả và không nhấn mạnh đến mật chú tu hành.