Chương 3

“Tôi thật sự lấy làm tiếc về những điều đó, nhưng tôi thật sự không biết họ đã đi đâu.”

Lam hoài nghi: “Thật sao?” - Bà Bảo Anh gật đầu, cô lại hỏi: “Trước khi họ đi có thông báo cho bà biết hay có bất kỳ một dấu hiệu khác thường nào không?”

Câu hỏi được đặt ra nhằm mục đích phục hồi lại trí nhớ của nghi phạm, cô hy vọng khơi dậy trong trí nhớ của bà những mối liên tưởng khác nhau, nhờ đó bà sẽ nhớ lại những tình tiết mà cô đang quan tâm.

“Tôi không để ý nhiều vì hàng ngày có rất nhiều việc phải giải quyết và có rất nhiều người đến ở nên không kiểm soát được. Nhưng tôi nghĩ có lẽ họ đều có lý do riêng để rời đi, hoặc cũng có thể tìm thấy một chỗ tốt hơn.” - Bà ta đang cố thuyết phục cô ấy tin vào những lời vô căn cứ của mình.

“Thực chất không có lý do gì cả, chỉ là bà đang cố tình nói dối thôi phải không?” - Nghi Lam đang cố áp đặt sức ép để lấy lời khai của bà Anh. Đối với người trong nghề đây được gọi là hành vi mớm cung bất hợp pháp, có Trần Bách Quang ở đây anh ta sẽ không cho điều đó xảy ra.

“Cô Lam, nếu cô còn đặt ra những câu hỏi không liên quan, tôi buộc phải tạm dừng buổi hỏi cung này lại.” - Nghi phạm không chịu hợp tác cùng với thái độ cứng rắn từ phía luật sư biện hộ khiến Nghi Lam không cách nào tiếp tục hỏi cung, cô chuyển sang khuyên:

“Bà Anh, tôi hy vọng bà có thể khai báo một cách trung thực, bởi vì khi mời bà đến, chứng tỏ chúng tôi điều tra rõ ràng... nếu bà cứ mãi vòng vo không chịu thú nhận sẽ mất thời gian hai bên, không những vậy mà còn bị buộc vào tội có hành vi khai báo gian dối. Nó khiến tội của bà thêm nặng chứ chẳng thể nào thoát khỏi đâu!”

“Phản đối đây là hành vi ép cung.” - Luật sư Trần đột ngột lên tiếng.

Cô bình tĩnh tiếp nhận lời nói từ phía luật sư, dù khó chịu trong lòng cũng không biểu lộ, cô ấy nhẹ nhàng giải thích:

“Tôi chỉ đang tra hỏi mà thôi. Anh nói tôi ‘bức cung’, vậy thế nào là bức cung anh có hiểu hay không?”

Bên ngoài tổ Trưởng ban chuyên án và Trung tá đang theo dõi qua cửa sổ. Thấy tình hình bất ổn bên trong, Trung tá nhìn Trưởng ban lo lắng.

Trần Bách Quang khá nóng tính và rất dễ nóng giận.

“Là một luật sư, đương nhiên tôi biết thế nào là ép cung.” - Anh ta đứng lên nhìn thẳng vào mặt cô, hai tay chống lên bàn giải thích: “Bức cung là truy tố hay xét xử sử dụng thủ đoạn trái pháp luật, nhằm cưỡng ép người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai những điều họ biết.”

“Đúng, và tôi có bảo bà ta khai sai những điều bà ta biết hay không?” - Cô hất cằm, giọng thách thức.

Anh ta nhìn thân chủ mình, không có ý định trả lời. Lam nghịch cây bút trong tay, không thèm quan tâm đến gương mặt biến sắc của vị luật sư kia, cô khẳng định mình không hề làm điều đó. Mà chỉ đang muốn bà ta nói ra sự thật rằng tại sao những người khách trọ của bà ta lại không từ mà biệt, mất tích một cách bí ẩn?

Bà Bảo Anh bị rơi vào tình thế bị động, lúng túng trước những diễn biến phức tạp của cuộc hỏi cung. Gương mặt bà tái nhợt, bà giấu hai tay xuống bàn để che giấu sự bất ổn trong nội tâm nhưng chẳng thể qua mặt Lam, cô nhanh chóng nhận ra sự bất thường, nên đã cho bà biết:

“Cách đây một ngày, công an đã đến nhà trọ của bà…” - Vừa nói cô vừa dùng ánh mắt để thăm dò thái độ của Bảo Anh. “Đồng thời hỏi chuyện của bà với một người thuê trọ.”

Ánh mắt bà ta dấy lên một chút ngạc nhiên, khó khăn lắm cô ấy mới tìm được một khoảnh khắc bà để lộ cả cảm xúc thật của mình, lúc ấy cô biết mình đã đi đúng hướng khi bà chủ động hỏi: “Họ nói gì với cô?” - Giọng bà có vẻ khẩn trương.

Cô rời mắt khỏi bà, lật xấp tài liệu trên bàn ra xem.

“Người thuê trọ nói tốt về bà trước mặt công an rất nhiều” - Dù động tác diễn ra chưa đến 25s nhưng cũng bị Lam thu vào tầm mắt, cô thấy hành động thở phào nhẹ nhõm chớp nhoáng của bà.

“Nhưng sau đó lén đưa cho công an một tờ giấy tố cáo bà ép họ nói dối.” - Lam lấy ra tấm giấy tố cáo viết tay đưa cho bà xem.

“Người này báo cho công an việc bà thuê người đào hố trong sân và lấp bằng bê tông để chôn thi thể những người ở trọ biến mất bí ẩn. Ngoài ra còn chỉ đích danh người bà thuê để thực hiện những việc đó.”

Nghe vậy sắc mặt bà bỗng trở nên tái nhợt một cách bất thường, hành động liếʍ môi của bà lặp đi lặp lại một cách vô thức.

Trần Bách Quang ngờ vực nheo mắt nhìn Nghi Lam, cầm lấy tờ đơn tố cáo từ tay cô xem lướt qua một lượt và yêu cầu muốn gặp người được cho là nhân chứng của vụ án, được thân chủ của mình thuê. Lam nhìn về phía Trưởng ban, ông ra hiệu cho Trung tá Nghị, không lâu sau một thanh niên với vẻ ngoài luộm thuộm, gầy gò ốm yếu với bờ môi nhợt nhạt.

Không cần đợi Lam hỏi cung, Trần Bách Quang chủ động hỏi trước: “Bà biết người ngồi trước mặt này là ai không? Bà quen cậu ta chứ?”

Bà ta quay mặt sang chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào nhân chứng.

“Có, cậu ta tên Khôi, nhà ở cuối xóm, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, lớn lên không được dạy dỗ đàng hoàng nên liên tục đi khắp xóm trộm cắp để có tiền hút chích.”

“Ê! Bà nói ai không được dạy dỗ đàng hoàng hả bà già?” - Tên thanh niên kích động, đứng lên muốn làm gì đó chưa rõ ý định nhưng đã bị Trung tá kịp thời giữ lại, ấn cậu ta xuống lại ghế ngồi.

Luật sư nhìn sang Trung tá Nghị muốn xác minh lại lời khai của thân chủ: “Cho hỏi những gì bà Bảo Anh vừa nói đều là sự thật chứ?”

Trung tá gật đầu, cất giọng nghiêm nghị: “Đúng, vì hiện tại người này là nhân chứng duy nhất trong số những nhân chứng trong thư tố cáo, chúng tôi đang thực hiện việc truy bắt các đối tượng khác đang lẩn trốn.”

Quang bĩu môi nhẹ, đẩy đơn tố cáo về phía Lam.

“Vậy thì xin lỗi, tôi buộc phải bát bỏ lời buộc tội này vì người cung cấp thông tin là kẻ nghiện ma túy. Tôi không chắc trí nhớ cậu ta có còn minh mẫn để biết những gì mình đang nói hay không.”

Quả thật, lý do của Trần Bách Quang đưa ra không hẳn vô lý, Trung tá đành dẫn người rời đi mà không thể nói thêm gì. Nghi Lam đổi sang một câu hỏi khác:

“Hầu hết những người sống trong khu nhà trọ của bà đều chưa đến một tháng đã mất tích, không lẽ bà chưa bao giờ cảm thấy nghi ngờ hay có ý định gọi báo công an sao? Hay là bà có ý muốn che giấu nên không đến trình báo?”

Bà nhìn sang luật sư của mình để cầu cứu, Trần Bách Quang thấy thân chủ mình đang ấp úng liền thay lời: “Thưa cô, câu hỏi này cũng giống như câu hỏi trước đó và thân chủ của tôi đã trả lời, yêu cầu cô đổi câu hỏi khác!”

Câu hỏi cô ấy vừa đặt ra chỉ muốn bổ sung lời khai nhằm mục đích bổ sung vào lời khai trước đó của nghi phạm. Sự cứu giúp kịp thời của luật sư như chiếc phao cho nghi phạm bấu víu vào, bà ta gật đầu liên tục và thành công thoát khỏi câu hỏi khó.

Nghi Lam nhíu mày nhìn Trần Bách Quang, tính cô gái này khá nhẫn nại và dễ tính nên không thường nổi giận: “Tôi đang hỏi bà Bảo Anh anh là Bảo Anh à?”

Anh ta kéo ghế ngồi xuống tố cô đang ép buộc thân chủ của mình nói theo những lời của cô ấy. Lam uất ức đứng ngồi không yên, liền đem nội dung số tài liệu công an đã thu thập ra đối chất với hai người họ:

“Bà Bảo Anh, có phải hôn nhân của bà liên tục đổ vỡ vì có nhiều tiền án tiền sự trong quá khứ không?” - Cô kể: “Bà từng ngồi tù 4 tháng vì viết séc giả, ngồi tù 90 ngày vì bị bắt tại nhà chứa. Sau đó mở một nhà trọ không có giấy phép trong suốt những năm 2000, phục vụ cho những người tàn tật, người già và người vô gia cư. Tuy nhiên, bà lại bí mật ăn cắp tiền phúc lợi của họ, và bị quản chế suốt 5 năm.”

Bà ta không phủ nhận: “Đúng, nhưng đó chỉ là quá khứ, bây giờ tôi đã thay đổi.”

Lam cười khinh đưa ra hàng loạt bàn chứng bát bỏ lời bà ta:

“Phải! Sau đó, bà bắt đầu tạo dựng hình ảnh đoan trang, đứng đắn hơn bằng trang phục và cách trang điểm chững chạc để trở thành người chăm sóc tại nhà. Bà ta chuốc thuốc mê ba bệnh nhân nữ lớn tuổi, lấy trộm tiền và đồ có giá trị của họ. Vụ lừa đảo khiến bà phải ngồi tù vào năm 2 mà gọi là ‘đã thay đổi à’?”

Bà ta bịa ra nhiều câu chuyện khác nhau để che đậy, nhưng cuối cùng cũng không thể lay chuyển được sự nghi ngờ của Lam. Bách Quang chưa bao giờ nghe khách hàng của mình nói về những tiền án đó và rất sốc khi nghe chúng.

Đối với nhiều người, sau khi nghe được sự việc này, họ coi hành vi phạm tội của Bảo Anh là “không thể tha thứ được”. Nhưng Bách Quang đã nhận tiền hứa bảo lãnh nên vẫn phải đứng ra bảo vệ cho thân chủ:

“Tôi đồng ý với cô Lam đây, trước kia thân chủ tôi từng có một quá khứ không tốt đẹp. Nhưng sau nhiều lần vào tù, bà ấy đã suy nghĩ lại và bắt đầu một cuộc sống mới để hòa nhập với xã hội. Những câu hỏi cô hỏi chỉ nhằm xác minh, tôi biết cô và công an vẫn chưa tìm ra bằng chứng cụ thể nên mới không đưa bà ấy ra tòa…”

Lam hơi bất ngờ trước câu nói của vị luật sư, cô quay ra sau nhìn về hướng Trung tá và Trưởng ban chuyên án.

“Hiện tại thân chủ tôi còn có việc, từ đây đến khi có chứng cứ chứng minh thân chủ tôi có liên quan đến vụ sự mất tích của những người đó, tôi hy vọng không ai quấy rầy thân chủ của tôi!

Bên luật sư nghi phạm đề nghị tạm dừng, Nghi Lam đứng lên đi về phía Trưởng ban chuyên án, Trung tá bên ngoài hiểu ý trượt vội một bên kính cửa sổ để hai bên nói chuyện với nhau.

“Xem ra hôm nay mình không thu thập được gì rồi. Em đã cố gắng nhưng bà ta vẫn chưa chịu thừa nhận, theo em các anh cần cung cấp đầy đủ chứng cứ xác thực. Lời khai một phía không có đầy đủ chứng cứ hoàn toàn không thể cáo buộc được bà ta!

Trung tá nghiêng người nhìn Trần Bách Quang, ánh mắt rực lửa hờn. “Nếu không có tên luật sư kia mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều!”

Nghi Lam liếc mắt về phía Bách Quang, nhỏ giọng: “Chỉ là tên luật sư lang băm thôi, không đáng ngại!”

Trần Bách Quang đưa tay che miệng vờ ho, nhìn thẳng vào Lam nhắc: “Tôi có thể nghe được đó cô gái.”

Nghi Lam giật mình quay sau. Trưởng ban chuyên án biết mình cần thêm bằng chứng chứng thuyết phục để buộc bà ấy nhận tội, vốn dĩ họ nghĩ sẽ tìm được một ít manh mối qua lời khai từ nghi phạm.

“Bên luật sư muốn hoãn lại cuộc điều tra, hai anh nghĩ sao?”

“Để tôi tìm thêm bằng chứng sau đó làm việc với bà ta.” - Nói xong, trưởng ban quay lưng bỏ đi. Nhận được câu trả lời, Nghi Lam cất bước đi về phía nghi phạm.

“Tạm thời bà có thể về, nhưng không được rời khỏi thành phố, khi nào nhận được điện thoại của công an, bà phải quay lại có hiểu không?”

Bà ta đứng dậy và nói không chút xấu hổ: “Tôi biết rồi, hợp tác với cảnh sát để duy trì trật tự xã hội là nghĩa vụ của mỗi người dân mà.” - Rất giỏi giả vờ, Nghi Lam khoanh tay nhìn theo bà ta, để cô chống mắt lên xem khi cơ quan công an có đầy đủ chứng cứ để buộc tội xem bà còn thảnh thơi thế không.

Trần Bách Quang thu dọn giấy tờ trên bàn, Nghi Lam nhìn anh ấy một lúc, đột nhiên tiến lại gần.

“Luật sư Trần!”

Anh dừng động tác lại.

“Sao vậy?”

“Tôi có thể nói chuyện với anh chút không?” - Cô tỏ ra dễ thương, thân thiện, nói chuyện dễ nghe lịch sự này kia. Anh đoán được cô sẽ trao đổi vấn đề liên quan đến vụ án nên mới dùng giọng điệu đó.

“Không biết một chuyên gia tâm lý học muốn nói gì với một luật sư lang băm như tôi vậy?” - Trần Bách Quang biết rõ lý do nhưng vẫn cố tình dùng những lời lẽ khıêυ khí©h để trêu chọc Tống Nghi Lam, nhưng đã bị cô phớt lờ.