Chương 2: Trẻ con không sợ chết

Trẻ con nói chung không sợ chết.

Với trẻ con cuộc đời có nhiều điều quan trọng hơn cái chết. Chẳng hạn như thú vui. Với trẻ con, sống mà không vui xem như là chưa sống. Vì vậy trẻ con lắm khi nghịch dại.

Hồi ba con Dung điệu xây nhà lầu, bọn tôi thường rủ nhau qua nhà nó chơi. Thị trấn lúc đó có gần chục ngôi nhà lầu – nhà con Dung điệu là một. Tôi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún toàn ở nhà một tầng nên đứa nào cũng khoai trò leo lên leo xuống các bậc thang nhà con Dung điệu và thi nhau xem đứa nào treo nhanh hơn.

Leo cầu thang chán, bọn tôi rủ nhau lên sân thượng chơi trò giữ thăng bằng. Bao quanh sân thượng nhà con Dung điệu là một bức tường cao hơn đầu gối một chút. Tôi và thằng Hải cò lấy đà từ xa, chạy thẳng về phai bức tường chênh vênh, chân run run, người lắc lư, cố giữ thăng bằng để xem ai đứng lâu hơn. Cho đến khi không giữ được thăng bằng được nữa thì nhảy lùi về phía sau.

Bọn con gái đứng xung quanh làm khán giả, vỗ tay khích lệ.

-Ráng chút nữa đi, cu Mùi!

-Hải sắp té rồi kìa!

-Cố lên, Hải ơi!

Sau lưng là khoảng sân nhưng trước mắt tôi và Hải cò là khoảng không sâu hút. Nhảy lên đầu tường nếu chẳng may ngã về phai trước, rơi xuống mặt sân xi măng phai dưới, chắc chắn chúng tôi nếu không chết cũng sẽ bị gãy tay hay què chân. Nhưng tôi và Hải cò không hề sợ hãi. Chỉ có cảm giác thích thú và hồi hộp.

Sau này nhớ lại trò chơi mạo hiểm đó, tôi không khỏi lạnh sống lưng. Còn thằng Hải cò – lúc này đã là ông Hải cò – mỗi lần nghe tôi hay con Tủn hoặc con Tí sún nhắc lại truyện này, mặc nó hầm hầm:

-Tao mà gặp lại thằng Hải cò ngày xưa tao sẽ xáng cho nó một bạt tai vì cái tội chơi ngu!

Sở dĩ ông Hải cò tức giận với thằng Hải cò như vậy vì ông đã là người lớn. 50 tuổi thì còn lớn hơn cả người lớn nữa: một người chuẩn bị già. Chuẩn bị già thì sợ chết đúng rồi.

Trẻ con thì khác. Trẻ con nghi đến mọi thứ, trừ cái chết. Chúng không thấy cái chết có liên quan gì đến mình. Hoặc giả cái chết ở xa quá, tận mυ"ŧ bên kia cuộc đời, vì vậy bọn trẻ chẳng mấy bận tâm.

Càng lớn người ta càng đến gần cái chết , vì thế người ta sợ. Cái chết cũng như chiến tranh. Khi chiến tranh còn ở xa, người ta chỉ nhìn thấy nó trên các bản tin thời sự báo chí hoặc trên ti vi, do đó người ta không có cảm giác sợ hãi. Người ta đọc tin chiến sự cũng bình thản như đọc tin thời tiết. Nhưng khi chiến tranh lan đến trước cửa nhà và bom rơi trên nóc hầm, nỗi sợ sẽ tóm lấy gáy từng người.

Thật ra, con người ta nói chung ít nghĩ đến cái chết. Bởi vì nếu ngày nào cũng nghĩ đến cái chết thì chẳng còn hứng thú để mà sống tiếp.

Nhưng khổ thay, cái chết thỉnh thoảng vẫn nghĩ đến chúng ta. Đó là khi trong thị trấn có một ai qua đời, và chúng ta buộc phải nghĩ đến nó. Lúc đó, tim ta thắt lại.

Cái chết khiến người lớn sợ hãi, nhưng chỉ làm trẻ con tò mò.

-Ai chết vậy. Hải cò?

-Ông Tám ve chai.

-Sao ổng chết vậy?

Hải cò nhún vai:

-Ba tao nói ổng nhậu xỉn trượt chân té xuống sông

Con Tủn rụt cổ trong khi con Tí sún thè lưỡi. Còn tôi đưa tay xóa mắt:

-Tội ổng quá mày!

Nhưng bọn tôi chỉ thấy tội lúc đó thôi. Hôm sau mãi chơi, bọn tôi quen ngay. Thỉnh thoảng nghe ai nhắc đến ông Tám ve chai, bọn tôi mang máng nhớ là từng có một người như thế đi ngang qua cuộc đời này. Đầu óc trẻ con nói chung đơn giản, dễ nhớ, mau quên – như chiếc bàn trượt, chuyện thế sự không bám được dài lâu

Đối với người lớn, cái chết trầm trọng hơn nhiều. Nó trầm trọng vì nó đáng sợ. Đáng sợ nhất là không ai biết bản chất cái chết là gì. Từ cổ chí kim, chưa ai kể được cái chết của mình. Chẳng thà cái chết tồi tệ hơn thực tế, nhưng đâu ra đó rõ ràng. Để chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần mà đón nhận và nghi ra cách đối xử với nó – như vậy đỡ sợ hơn.

Một bậc thông thái như Khổng Tử, khi học trò Tử Lộ nói “ Xin thầy cho con biết đạo lý của sự chết”, cũng chỉ biết gãi đầu bối rối “ Sống ta còn chưa biết hết, làm thế nào biết được sự chết?”

Phương Tây khác phương Đông. Phương Tây nói thẳng toẹt:” trên đời chỉ có hai loại người: những người đã chết và những người đang chết.”

Phương Tây nói đung quá. Con người xét cho cùng ngay từ khi ra đời đã cần mẫn kéo nhau đi từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc – như kéo một đoạn thẳng từ điểm A đến điểm B trong phép hình học. Những người đã chết là những người đã đi đến đích, còn những người “đang chết” (trong đó có người đang viết truyện này) đang từng ngày lê bước để hoàn tất hanh trinh một kiếp người.

Chỉ có đức tin mới giúp con người ta điềm tinh đối diện với cái chết.” Cứu rỗi” là một mỹ từ bắt nguồn từ tôn giáo.

. . .

Bạn có sợ chết không?

Bạn cảm thấy gì khi nghi đến cái chết?

Nếu bạn hỏi tôi như vậy, tôi sẽ trả lời là tôi không sợ, nhưng tôi cảm thấy buồn. Những cái chết luôn gieo vào hồn tôi một nỗi quạnh hiu. Mỗi khi một người quen biết qua đời, lòng tôi lập tức hóa thành tháng 11 mưa dầm.

Cách đây dăm, bảy năm. Tết nào tôi cũng chuẩn bị 4 phần quà gồm báo Xuân, lịch Tết và một gói bánh mứt đem tặng cho những người bạn lớn – những người anh mà tôi yêu quý: một nhà văn, một nhà báo, một linh mục và một nhà hoạt động xã hội. Nhưng thời gian trôi qua, tôi chỉ chuẩn bị 3 phần quà vào dịp đầu năm mới, rồi 2 phần, rồi vọn vẹn 1 phần, giờ thì tôi không còn dịp tặng quà cho ai nữa. Những cái Tết vắng người, ngồi nhìn những tấm lịch, tờ báo và bánh kẹo bày trước mặt, một cảm giác bâng khuâng trống trải tràn về và nhanh chóng lấp đầy tôi.

Tôi lớn lên với truyện loài vật Tô Hòa, thơ tinh Xuân Diệu và nhiều nhà văn khác. Khi nghe tin từng người trong số họ qua đời, tôi luôn cảm thấy bườn bả và mất mát. Sự ra đi của các nhạc sĩ, ca sĩ mà tôi hâm mộ cũng gây cho tui cảm giác chông chênh đó.

Ngay cả những người ở xa tít tắp, cách nơi tôi sống hàng vạng năm: các danh ca Luciano Pavarotti, whitney Houston, Michael Jackson, ngôi sao bống đá Johan Cruyf, võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali, các nhà văn Harper Le, Gunter Grass, nhà du hành vũ trụ Neil armstrong, các diễn viên Elizabeth Taylor, Marlon Brando, khi nghe tin họ không còn nữa, tôi thấy rõ một nỗi buồn vô hạn ngấm vào tim tôi và ở lại trong nhiều ngày.

Bởi vì tôi lớn lên trong cuộc đời họ và họ trở thành một phần quan trọng của cuộc đời tôi, góp phần tạo nên đời sống tinh thần của một người đàn ông sống vắt qua 2 thế kỉ.

Những cuộc giã từ lần cuối đó khiến tôi cảm thấy cô đơn, tạo cho tôi cảm giác tôi đang rớt ra khỏi thời đại mình đang sống ( hay thời đại tôi đang sống đang lìa bỏ tôi thì cũng thế), khiến thế giới trong mắt tôi ngày thêm hoang vắng. Giống như những người tinh rủ nhau ra đi và khi nhớ họ tôi chỉ biết ngẩn ngơ sầu muộn ngắn nhìn những dấu chân họ còn để lại trên cát ướt, và trên cõi lòng cũng đang sũng ướt của tôi.

Ôi, tôi lan man gì thế này? Thật là ủy mị!

Tôi đang nói về tai nạn của thằng Hải cò.

Sau chuyến bay bất thành, Hải cò từ bệnh viện trở về nhà vào buổi chiều với cảnh tay bó bột trắng toát. Mới hồi trưa đây thôi, nó hiên ngang đứng trên nóc nhà con Tí sún với dáng điệu của một chú gà trống huênh hoang khoe mẽ, vậy mà bây giờ mặc nó nhau nhò y hệt một thiên thần vừa gãy cánh – theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Bọn tôi ghé nhà Hải cò thăm nó.

Tôi sờ tay lên lớp thạch cao bọc quanh canh tay gãy:

-Đau không hở mày?

-Đau lắm! – Hải cò rụt tay lại – Mày đừng đυ.ng vào!

Nó huơ cái tay lành lặn còn lại trước mặt tôi:

-Tại mày hết đó

-Tại tao?

-Có đôi cánh chim mà làm cũng không nên thân!

Rất lâu về sau này tôi mới biết đến chuyện cậu bé Icaruslaf nghệ thuật Daedalus, một nhà phát minh đại tài. Thần hoại Hy Lạp kể rằng hai cha con Daedalus bị vua Minos nhốt vào mê cung Labyrinth. Deadalus đã dùng sáp ong và lông chịm chế tạo 2 đôi cánh để 2 cha con ông có thể bay thoát khỏi nơi giam cầm. Bay được như chim, Icarus thích quá quên khuấy lời cha dặn. Cậu cao hứng bay tuốt lên cao nên sáp ong bị mặt trời làm cho tan chảy. Icarus lập tức rơi thẳng xuống biển. Tất nhiên đây là câu chuyện tưởng tượng, bộ lộ khát khao của con người là làm sao có thể bay được như chim.

Người Hy Lạp ước mơ thì sáng tác truyện thần thoại. Còn bọn tôi ước mơ thì rủ nhau làm thật. Từ đó suy ra tác giả câu chuyện Icarus chắc chắn là một người lớn. Bởi khi ý tưởng lãng mạn này hiện ra trong óc một đứa bé Hy Lạp, nó sẽ không ngồi một chỗ nhẩn nha viết truyện. Nó sẽ leo lên nóc nhà hay ngọn cây, xỏ tay vô cánh chim tự chế và … lao thẳng xuống đất như Hải cò.

Con người ta cơ thể nặng ì, làm sao mà bay được như chim, có cánh hay không thì cũng thế! Thật là ngu ngốc! Nhưng lúc đó tôi không đủ hiểu biết để cãi nhau với Hải cò.

Nghe nó trách móc, tôi chỉ biết nhe răng cười trừ:

-Ờ, để tao làm lại cho mày