chương 3: bản kiểm điểm của Hạ Nhuế

Thầy bước vào lớp, theo sau là Nam Tích nhưng khi đến cửa lớp thì cậu lại dừng lại. Thấy vậy, thầy nói:

“Nam Tích, em vào đi.”

Sau khi nghe được câu nói cậu mới rụt rè bước vào lớp. Xong thầy giới thiệu:

“Giới thiệu với các em, em này là bạn học mới chuyển đến lớp ta trong học kì này Nam Tích. Hy vọng các em có thể tiếp nhận bạn học mới này bằng sự thân thiện và nhiệt tình như trước giờ.”

Nghe thầy nói xong cả lớp người vỗ tay người đập bàn như một sự chào đón cho bạn học mới. Thấy ồn quá, thầy lên tiếng:

“Được rồi, được rồi”

Cả lớp ngừng lại, thầy lại nói tiếp:

“Cách thức bộ lạc nguyên thủy thế này, sau này chúng ta kiềm chế lại đi, vừa nghe thấy các em gào thét là tôi lại thấy đau đầu.”

Rồi thầy quay sang nói với Nam Tích:

“Em Nam Tích, em giới thiệu bản thân với mọi người đi.”

Cậu không nói gì cả mà chỉ viết tên mình lên bảng, lúc đặt phấn xuống còn không quên xếp chúng ngay ngắn lại. Ở bên dưới lớp xuất hiện vài lời nói:

“Cậu ấy kì lạ quá!”

Thấy không khí không đúng lắm, thầy chỉ tay về góc phía cuối lớp nói:

“Em Nam Tích, đó là chỗ ngồi của em. Em qua đó ngồi đi.”

Trong ánh mắt dõi theo của mọi người trong lớp, Nam Tích bước xuống chỗ ngồi. Thấy Hạ Nhuế cứ nhìn chằm chằm Nam Tích, thầy Hồ nói:

“Em Hạ Nhuế, nhìn gì vậy? viết xong bản kiểm điểm chưa?”

Cô giơ tay lên nói:

“Thưa thầy”

“Nói”

“Hôm nay đâu phải chỉ có mình em đến trễ.”

Thầy Hồ đứng trên bục giảng thong thả nói:

“Còn cố vùng vẫy chống chọi nữa, sắp chết đến nơi còn kéo theo một người theo làm đệm nữa. Thầy rất buồn khi phải báo cho em tin này, hôm nay khối lớp 11 chỉ có mình em đi muộn. Được rồi các em tự học, không được nói chuyện đó.”

Nói rồi thầy bước ra khỏi lớp, mọi người quay xuống nói chuyện, bàn tán về bạn học mới với những người xung quanh. Hạ Nhuế cũng ngồi xuống quay sang nói chuyện với Trình Dĩ Lạc và Triệu Nghệ Thư:

“Thằng nhóc này chắc không phải có lai lịch gì đấy chứ, lão Hồ thiên vị quá rõ rang.”- Trình Dĩ Lạc lên tiếng trước

Triệu Nghệ Thư còn phụ họa thêm:

“Lão Hồ mói lên chức không bao lâu. Lúc này là lúc quan mới nhận chức ra oai phủ đầu, cậu đừng có đâm đầu vào đó.”

Hạ Nhuế cười một cách hơi gian xảo như có kế hoạch gì đó, cô nói:

“Đừng viết kiểm điểm nữa, hôm nay mình sẽ cho thầy biết bình đẳng là gì.”

Đến tiết chào cờ, người dẫn chương trình nói:

“Tiếp theo, chúng ta xin mời bạn Hạ Nhuế đã đi trễ trong hôm nay đứng dưới cột cờ kiểm điểm, xám hối lỗi lầm của mình, nhận sự giám sát của học sinh toàn trường.”

“Tôi là Hạ Nhuế, lớp 11a9. Hôm nay vì đến trễ vi phạm nội quy nhà trường đã dẫn tới một hình ảnh rất xấu nên đứng trước cột cờ đảm bảo với học sinh và thầy cô toàn trường…”

Cô quay sang nhìn thầy một cái rồi nói tiếp:

“Thầy Hồ, à không chủ nhiệm Hồ, lời chủ nhiệm Hồ nói ban nãy làm tôi hiểu thêm nhiều điều, càng khiến tôi nhớ đến khẩu hiệu của Thành Hoa: thành thật, chân thành, giúp đỡ lẫn nhau, siêng học, sáng tạo đổi mới. Tôi với nguyên tắc thành thật, giúp đỡ lẫn nhau đứng trước toàn trường kiểm điểm và xám hối.”

Nói đến đây cô cúi người một cái rồi nói tiếp:

“Hôm nay bạn Nam Tích lớp 11a9 vẫn ở ngoài trường sau khi tiếng chuông trường reo đã gây nên những ảnh hưởng xấu. Tôi là một trong những nhân chứng đã chưa làm theo những nguyên tắc thành thật mà phản ánh lại với nhà trường, lại quên mất nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau mà giúp đỡ bạn Nam Tích kịp thời nhận ra lỗi lầm của bản thân. Tôi đã ý thức được lỗi lầm của mình. Ban nãy thầy Hồ đã nói: dây dài nghìn dặm, hỏng bởi ổ kiến. Tôi không chỉ đào phải ổ kiến đến trễ mà còn bao che cho ổ kiến đến trễ của bạn Nam Tích.”

Tất cả học sinh đang đứng ở dưới đều vỗ tay, cô vẫn có ý muốn tiếp tục nói thì bị thầy Hồ ngăn lại. Ở dưới Triệu Nghệ Thư nói với Trình Dĩ Lạc:

“Sớm biết thế này thì nên thay cậu ấy viết kiểm điểm cho xong, để cậu ấy tự nói chắc chắn sẽ có chuyện mà.”

“Nam Tích, một trong các nhân sự vậy mà không tham gia chào cờ luôn, học sinh đặc biệt thế này phải để cho Nhuế ca ra tay hạ uy phong mới được.”

“Lúc này làm gì có thời gian mà lo cho người khác, lần này lão Hồ chắc chắn không tha cho Nhuế ca.”