Chương 37: Nhắm Vào Hai Nguồn Tài Nguyên Lớn: Phụ Nữ Và Cái Miệng
Xã hội hiện đại, bất kỳ thứ gì cũng có thể trở thành thương phẩm, có thể nói “cơ hội thương mại là vô hạn”. Nhưng buôn bán luôn có sự phân chia giữa lợi nhuận nhiều và ít, và cũng có cả vấn đề làm ăn ngắn dài. Có thương phẩm được tiêu thụ mạnh nhưng lợi nhuận lại rất thấp; có thương phẩm thị trường tiêu thụ không rộng, nhưng lợi nhuận lại rất cao; có những món hàng chỉ trong một hoàn cảnh và thời gian nhất định mới có thể mang lại lợi nhuận.
Khi đa số các thương nhân còn trong tình trạng mò mẫm, người Do Thái đã tiến hành phân loại thương phẩm. Họ cho rằng, bất kể quá khứ, hiện tại hay tương lai, “phụ nữ” và “cái miệng” luôn là hai nhân tố có thể khai thác để kiếm được nhiều tiền nhất. Kinh nghiệm của người Do Thái là: “Đàn ông làm việc để kiếm tiền, đàn bà sử dụng số tiền đàn ông kiếm được”.
Trong cuộc sống không có gì quan trọng hơn ăn uống. Chỉ bằng cách đưa thức ăn vào bụng, để cơ thể tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, con người mới có thể sống được, xã hội cũng nhờ đó mà phồn vinh, phát triển. Đó là một đạo lý hết sức đơn giản. Người Do Thái đã nắm bắt đạo lý này và mở ra một cơ hội kiếm tiền. Trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm thực tiễn, họ đã tổng kết được một “chân lý”: “Cái miệng” cũng là một trong những đối tượng có thể khai khác để kiếm tiền rất hiệu quả.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chương