Chương 36: Kinh Doanh Xuyên Quốc Gia, Có Ý Thức Toàn Cầu. Vì Tiền Chạy Bốn Phương, Kinh Doanh Xuyên Quốc Gia

Montesquieu từng nói: “Nơi nào có tiền, nơi đó có người Do Thái”.

Suốt gần 2.000 năm, người Do Thái không có quốc gia. Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, họ đã trở thành những “công dân quốc tế”; thương nhân Do Thái không có thị trường cố định, điều này khiến họ trở thành “thương nhân thế giới”.

Khi bắt đầu quần tụ trên vùng đất Canaan, dựa vào ưu thế đất đai, người Do Thái bắt đầu tiến hành các hoạt động buôn bán trong vùng hoặc thực hiện những chuyến buôn xa. Đến thời kỳ vương triều Solomon, người Do Thái đã tổ chức được những đội tàu buôn nhỏ và hạm đội quốc gia, tiến hành những cuộc viễn chinh đến Ấn Độ, mua về những thổ sản quý giá như vàng, ngà voi, gỗ đàn hương, đá quý, khỉ và chim công.

Sau khi đất nước sụp đổ, người Do Thái bị bức hại phải lưu tán đến các nước trên thế giới, hoạt động buôn bán cũng di chuyển theo bước chân của họ. Dưới sự kỳ thị của nhiều chế độ thống trị và dân tộc trên thế giới, họ cứ phải bôn ba khắp nơi, học cách đối phó với những biến cố phát sinh trong cuộc sống và thương trường. Nhờ đó, họ am hiểu tình hình thị trường thế giới, kết giao được với những bạn hàng ở khắp các quốc gia.

Dân tộc Do Thái xem trọng giao ước, ngay từ rất sớm đã định ra những quy tắc giao dịch hết sức nghiêm ngặt và một hệ thống luật kinh tế hết sức rõ ràng. Điều này giúp họ có thể vượt qua biên giới quốc gia, dân tộc, dễ dàng chen chân vào thị trường các nước. Hơn nữa, những người Do Thái thông minh còn không quên học thuộc những quy tắc và pháp lệnh thương nghiệp của nước sở tại, tìm ra những khe hở hoặc những điều khoản có lợi cho hoạt động giao dịch của mình, để có thể dễ dàng tìm ra đối sách, giành được ưu thế. Có thể nói, thương nhân Do Thái là những người luồn lách khe hở pháp luật một cách tự nhiên nhất, kiếm tiền một cách đường đường chính chính nhất.

Sau khi đạo Hồi hưng thịnh, do sự khác biệt về tín ngưỡng, thế giới Hồi giáo và thế giới Cơ Đốc giáo bước vào thời kỳ thù địch, đối chọi với nhau, làm đứt đoạn mối quan hệ mậu dịch giữa ba châu lục Á – Âu – Phi. Sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa khiến cho các thương nhân Đông – Tây khó thâm nhập vào thị trường của nhau. Nhưng đó lại là một cơ hội tuyệt vời mà “thượng đế” đã ban cho những người Do Thái tha hương không tổ quốc.

Thương nhân Do Thái giương đông kích tây, chuyển nam lên bắc, mở rộng giao dịch, thực hiện hết cuộc giao dịch này đến cuộc giao dịch khác, thu về túi mình không biết bao nhiêu lợi nhuận. Thế giới Hồi giáo và Cơ Đốc giáo thù địch lẫn nhau. Hình thái ý thức không trung lập, nhưng tiền thì trung lập. Chỉ cần đặt quan hệ làm ăn với người Do Thái, ai cũng đều là bạn bè. Đó là một trong những chuẩn tắc kinh doanh “vì tiền chạy bốn phương” của người Do Thái. Họ không chỉ tự mình bôn ba khắp chốn, mua vào bán ra, mà còn khích lệ đồng bào mình cùng nhau hăng hái thực hiện.

Có người nói, cống hiến vĩ đại nhất của thương nhân Do Thái đối với sự hình thành thị trường thế giới là sự phát hiện ra lục địa châu Mỹ – việc phát hiện ra Tân đại lục là kết quả “rong ruổi” vì tiền của người Do Thái.

Không lâu sau khi Tân đại lục được phát hiện, đã có những cuộc di cư của người Do Thái, họ trở thành một trong những thực dân đầu tiên ở vùng đất này. Một thế kỷ sau, người Do Thái đã khống chế được hoạt động mậu dịch trên các vùng đất thực dân ở Tân đại lục, hoạt động xuất nhập khẩu hầu như đã hoàn toàn nằm trong tay của các thương nhân Do Thái. Họ vận chuyển nguyên vật liệu của Tân đại lục đến châu Âu, rồi lại đem công nghệ, thành phẩm từ châu Âu đến đất thực dân, qua đó thu được những nguồn lợi khổng lồ. Về sau, họ thậm chí còn lao mình vào những hoạt động buôn bán nô ɭệ đầy tội lỗi.

Nói chung, người Do Thái đã có những cống hiến to lớn cho việc hình thành thị trường kinh tế thế giới. Tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ thói quen vì tiền chạy khắp bốn phương của người Do Thái.

Người Do Thái quả thực là những thương nhân có đẳng cấp thế giới.