Chương 40

Bé Thùy đi lại, ôm Thỏ lên trên tay, lúc đầu nó còn phản kháng kêu meo meo nhưng sau lại được bé nó vuốt ve rồi im ru.

"Dạ, mợ nói đi mợ."

Nói ở lại một thời gian thì lại đi cả hơn một tháng, Phúc cũng hay liên lạc về lắm, mà do công việc nhiều quá nên phải ở lại dài dài. Điều này cũng không phải là lạ, vì đặc tính công việc của anh rất linh hoạt, không chỉ anh mà còn có ba chồng tôi, ông cũng không về nhà nhiều như trước nữa.

Tôi lại có chút mất mát, thấy xa anh nhiều cũng có chút nhớ rồi, lúc nào anh gọi tôi cũng bảo rất ổn, nhưng nào nói thật, tôi bị ốm liên miên cả tuần trời, đến đêm là bị hành xác, ói lên ói xuống, chóng mặt đau đầu, trời đất quay cuồng.

Và có cả, ngày nào cũng thấy cô Hai Mỹ đến nhà chơi, chơi gì mà ở từ sáng đến chiều tối mới chịu về. Ngày nào tôi cũng nghe tiếng mấy bà chị chồng, má chồng cùng với cô Hai Mỹ nói chuyện đon đả, nói mà không ngớt.

Tới giờ ăn tôi toàn kêu bé Thùy đem hai suất cơm, tôi với bé ở trong phòng cùng ăn chứ ở dưới hôm nào chả thấy cô Hai Mỹ ở dưới dùng bữa, toàn là đàn bà, tôi nuốt không trôi. Không vó chồng và ba chồng nói giúp, tôi sợ bị họ chèn ép rồi tôi đánh người lúc nào không hay.

Hôm nay cũng thế, bé Thùy đem cơm lên, chuẩn bị đóng cửa thì có người ở ngoài đi ngang, cái bộ dáng chắc là Hai Mỹ, cô ta lanh lảnh nói vào:

"Cô Út ăn sao mà cứ trốn trong đó mãi thế, bộ không thích tôi hay sao mà tránh dữ vậy?"

Giọng nói hơn chát chúa, tôi nghe còn bị ù, cứ như cố tình nói lớn để ai cũng nghe hết vậy. Tôi còn chưa kịp trả lời, ở dưới nhà dưới đã có tiếng nói của một người trẻ, vọng đáp lại:

"Kệ nó đi nàng ơi, lo chi cho mệt. Làm dâu mà cứ như bà hoàng, lại còn người chăm riêng, vài hôm nữa chắc nó đá ba chồng để ngồi lên chức ba luôn quá."

"Thôi, chị nói như thế cô Hà buồn thì sao."

Hai Mỹ giả tạo, nói lời nào giả tạo lời đó, chỉ có mấy mụ điên ở dưới nhà là không nhận ra mà thôi, ở dưới tiếng của ai đó lại nói thêm:



"Thôi nó mà biết buồn gì bà ơi, mau xuống ăn đi kẻo nguội Mỹ ơi!"

Hai Mỹ cười khanh khách, cô ta nhíu mày vào trong phòng của tôi, giữa khe hở tôi thấy ánh mắt cô ta bị cơ thể bé Thùy che hết một bên mắt. Nhìn ớn lại tột cùng, nó sắt lẹm mà còn gian manh nữa. Giọng Hai Mỹ cười nhỏ nhẹ nhưng tởm lợm, đáp:

"Vânggg, em xuống liền."

Con bé Thùy thấy vậy thì bĩu môi, nó đóng cửa kêu một cái rầm. Đi lại dọn cơm nước, tôi thì chưng hửng, con bé vung bàn tay trước mặt tôi, gọi:

"Mợ sao vậy?"

Tôi định thần lại, chợt thở dài, lăm lăm nhìn vài thứ rồi quay sang con bé:

"Thùy này, em thấy mợ có sống tệ với ai không?"

"Dạ không, sao mợ hỏi vậy?"

Nó đơ một chút rồi "à" lên, thêm lời:

"À, là do mấy bà trong nhà này nên mợ mới thế à? Kệ đi mợ, sống tốt hay bị xỉa xói lắm, nghĩ chi cho mệt mợ."

Tôi nghe cũng thấy đúng, gật gật đầu. Dạo này Thùy chỉ nấu ăn riêng cho tôi, hình như là do cái con bé Liên nó vẫn không chịu nấu ăn, còn nói là thức ăn nấu không hợp vị nên bắt Thùy nấu riêng cho tôi. Thật thì không biết Liên nó muốn gì ở tôi nữa, làm gì mà ghét dữ hổng biết.

Con bé Thùy đưa lên một bát cơm to cho tôi, bên trong nào là rau muống xào, cà rốt, vài con tôm cỡ lớn, thịt bò và còn có cả trứng. Tôi tưởng con bé đang chuẩn bị cho heo ăn không ấy, cơm thì ít mà thức ăn thì nhiều không đếm được, con bé cứ nhướng mi kêu tôi ăn.



"Mợ đâu phải là heo đâu sao em lấy nhiều vậy?"

Thùy cười hì hì, ngón tay dụi đầu mũi:

"Mợ cần ăn nhiều hơn tí chứ em thấy mợ ốm quá, toàn thức ăn bổ dưỡng không đó, mợ mà không ăn hết là em buồn đấy."

Ôi chao, con bé i chang Phúc, lúc nào cũng chê tôi ôm và bắt ép tôi ăn nhiều hơn, có khi là anh bảo con bé cũng có. Nhìn Thùy, tôi mỉm môi cười hiền, cằm khư khư cái bát cơm to mà muốn rớt nước mắt, nhiều quá sợ tôi ăn không hết đây.

Vài tuần sau:

Tôi trong thời gian này cũng hay đi xe buýt lên bệnh viện mà ba tôi nằm, ông cũng không khá hơn là mấy, bệnh tình thì cũng không có chút khởi sắc, ngày nào đến ngồi với ông tôi cũng khóc. Khóc vì sót ba phải chịu đựng, đấu tranh với căn bệnh quái ác, khóc vì ba tôi bị bỏ rơi, không một anh chăm sóc, ngày nào cũng đến, mà lúc nào phòng cũng trống trơn.

Cho số điện thoại cho bệnh viện, có chuyện thì bảo họ gọi cho tôi ngay. Cho như thế, tôi nghĩ là không có chuyện gì bất lợi cho ba tôi, nhưng không. Ông bị bỏ đó nằm chênh vênh một mình, nhiều lúc bỏ đói, không có một chút nước vào miệng, bác sĩ hay y tá thì ít khi kiểm trả việc này, vì cứ ngỡ ông có người thân lo

Khi gọi cho tôi, ông đã trông tình trạng sơ xác, y tá đã cho ông uống nước. Nhưng tình trạng cưa kéo dài nhiều ngày, họ gọi khuyên tôi hãy ở bên cạnh ông trong thời gian tới.

Từ mấy hôm sau đó tôi lại quyết định đem đồ lên ở với ông một thời gian, cũng tiện thể khám sức khỏẻ cho mình luôn. Dù sao ở nhà cũng không ai quan tâm tôi, tôi lên đây có ba còn đỡ tủi thân hơn một chút, Thỏ thì tôi đưa sang cho cô hàng xóm hôm trước chăm giúp, chứ trong bệnh viện không cho đem vật nuôi.

Tất nhiên cũng phải báo cho Phúc, lúc đầu anh không đồng ý vì do đường xá xa xôi, nhưng tôi năn nỉ quá nên anh đành đồng ý và bảo bé Thùy phải đi theo mới được đi.

Giờ tôi cũng đăng kí ở dài hạn ở lại chăm ba, còn bà má tôi với con Hương đi đâu biệt tích luôn rồi, bóng dáng cũng không thấy lấy lần thứ ba, chắc tại mỗi lần miễn cưỡng đến chăm ông lại thấy tôi ở lì chăm ba nên mới yên tâm, về nhà ăn nằm rồi cũng may.

Lúc nào trước khi đi cũng phải moi của tôi một tí tiền mới chịu, không thì bà rủa, ớn lắm. Bé Thùy ngày nào cũng giúp tôi thay nước cho ba, con bé chăm chỉ lắm, cái gì cũng xung phong làm cho tôi, không hổ là lời anh nói.