Chương 20: Công chúng bàn về sự trinh trắng
Một: GÁI TRINH LÀ DI ĐỘC CỦA VĂN HÓA
Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp. Theo như tôi thấy, ngay ở lớp tôi,cá bạn nam hầu như chả ai chú ý đến chuyện cô gái mình yêu có còn trinh tiết hay không? Và càng gần tới năm tốt nghiệp lại càng chẳng ai quan tâm tới chuyện đó. Tất nhiên cũng có những người chỉ làm bộ không quan tâm mà thôi, nhưng theo tôi, số đó không nhiều. Chúng tôi cũng đã hơn 1 lần túm tụm bàn về chuyện đó và cùng đi đến kết luận rằng trinh tiết của người vợ không phải là thứ mà đàn ông Trung Quốc tất yếu phải cần đến. Đó chỉ là 1 quan niệm cũ kỹ từ xa xưa còn rơi rớt lại, hoặc là người ta còn cố níu kéo lại.
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng là tập tục ngàn nămcủa Trung Quốc, đúng là không dễ dàng thay đổi chỉ trong vài chục năm cải cách. Nhưng tôi tin rằng tầng lớp trí thức, nhất là giới văn nghệ sỹ, sẽ là những người đầu tiên có cái nhìn bao dung và cởi mở về vấn đề này, rồi họ sẽ trình bày trước công luận, và tôi tin, họ sẽ được ủng hộ. Thí dụ, ta sẽ phản dối ra sao khi nghe họ nói người đàn ông Trung Quốc cưới 1 người vợ chung thủy, tận tuỵ chứ đâu có cưới cái danh hiệu "trinh trắng"? Hoặc ta sẽ trả lời sao khi họ hỏi, "Bạn sẽ chọn người vợ trong trắng trong đêm tân hôn rồi sau đó đen sì đen sịt hay người vợ tuy đã 1 lần sẩy chân nhưng suốt cuộc đời còn lại chỉ biết tận tụy chăm sóc việc nhà và yêu chồng, thương con?..." Hoặc... nhiều lắm những câu hỏi mà ta thực khó trả lời, 1 cách thành thật.
Tóm lại ta không nên để bất cứ thứ gì thuộc về hình thức chi phối cuộc đời ta, theo tôi.
Hai: KHÔNG CÒN THÌ SAO?
Quan niệm về trinh tiết phụ nữ của đàn ông Trung Quốc rất nặng nề, giống như cái rễ cây mọc sâu bám chắc trong đất.
Thời phong kiến, phụ nữa Trung Quốc thôi thì trăm đường khổ sở. Nào là cười thì không được hở răng, đi không được hở chân, nào tam tòng, nào tứ đức... toàn những thứ chỉ nhằm phục vụ cho sở thích của cánh mày râu và chứng tỏ quyền dở hữu của họ. Đàn ông thì ngoài tam thê tứ thϊếp lại còn cờ bạc, rượu chè, chơi bời nhưng phụ nữ nhất thiết phải bó buộc, khắt khe, 1 mình 1 bước cũng không ra khỏi nhà, chồng chết rồi cũng phải giữ tiết trinh để làm liệt nữ...
Thử tưởng tượng xem, nếu đêm động phòng hoa chúc mà hôn thê bị phát hiện không còn trinh trắng, hậu quả sẽ ra sao? Sẽ là may nếu không bị trả về nhà bố mẹ đẻ, may nữa là không bị gọt đầu bêu rếu... thì cũng bị nào chồng, nào cả nhà chồng mắng chửi, khinh rẻ từ tháng này qua tháng nọ, không biết khi nào mới được buông tha.
Bây giờ những khổ nạn trên không còn điều kiện tồn tại nữa, nhưng kín sâu trong đầu óc cánh đàn ông, vấn đề trinh tiết của người phụ nữ vẫn rất hệ trọng. Nhưng klhông phải lúc nào họ cũng có dịp bộc bạch quan niệm đó. Có thể vì tự ái, vì sỹ diện và sợ bị chê là hẹp hòi, cổ hũ nữa...
Hãy trả lời xem, tại sao đàn ông có thể tùy tiện quan hệ với đàn bà trước khi lấy vợ (và chẳng thấy ai lên án chuyện đó) nhưng lại đòi người vợ nhất thiết phải còn nguyên vẹn, phải là lần đầu tiên với mình?
Họ luôn muốn mình là mối tình đầu tiên, người tình đầu tiên của người yêu, tức là được hưởng trọn vẹn cái trong trắng mà nàng dày công gìn giữ, nhưng sao phụ nữ thì ngược lại, luôn mong ước là tình yêu cuối cùng của họ? Sự khác biệt này có phải là biểu hiện của thói ích kỷ ở bên này và lòng vị tha ở bên kia? Một phụ nữ dù còn trinh trắng đi nữa vẫn dễ dàng chấp nhận quá khứ đầy bóng hồng của người mình yêu còn gã đàn ông lại cứ cố đòi cho được tấm thân con gái còn nguyên vẹn. Bình đẳng ở chỗ nào? Nhẫn tâm ở chỗ nào?
Ba: TÌNH YÊU QUAN TRỌNG HƠN Tìиɧ ɖu͙©
Có 1 người anh em gì đó của tôi từng nói: "Bây giờ thì tiểu thuyết, Internet, báo chí và cả diễn đàn, chỗ nào cũng thản nhiên luận đàm về tìиɧ ɖu͙©, về trinh tiết, toàn những lời lẽ đã cũ rích còn lặp đi lặp lại. Mà sao cứ chăm chăm dò xét phụ nữ như vậy? Bây giờ mà khoa học sáng chế ra cái gì đó kiểm tra được đàn ông trước khi lấy vợ có còn tân hay không, nếu còn mới cho cưới, lại chả có đến 99% các ngài đi phẫu thuật cấy ghép lại cái tân ấy chứ. Quả là bất công cho cánh chị em!"
Đàn ông có thể dễ dãi lên giường với cô gái họ vừa làm quen hôm trước, thậm chí là giờ trước, nhưng khi hành sự xong họ cũng lập tức có thể cao giọng chê bai cô gái đó là rẻ tiền, d6ẽ dãi. Vậy còn chính họ?
Tôi cũng quen không ít đàn ông chẳng mấy quan tâm chuyện thể xác người vợ tương lai của mình thế nào, miễn không mắc phải tứ chứng nan y là được. Hầu hết họ là những người đàn ông có văn hóa, biết cảm thông và nói chung là đáng yêu, đáng kính. Chắc chắn họ đã trả lời được câu hỏi: Tình cảm vững bền hay đêm ân ái đầu tiên quan trọng? Cần cả cuộc đời hay chỉ cần 1 đêm, dù đó là cái đêm đầu tiên?
Nếu cứ luôn so đo đong đếm, luôn tính toán thiệt hơn thì đâu còn gọi là Tình yêu được nữa, và thật đáng buồn, nó dường như lại ở phía đàn ông nhiều hơn trong chuyện ai nhận đươc của ai cái đầu tiên đó. Họ đâu biết rằng sự tính toán suy bì ấy chỉ chứng tỏ họ rất thiếu tự tin. Thiếu cả tự trọng nữa!
Bốn: PHẢI BIẾT MÌNH MUỐN GÌ?
Giải phóng tìиɧ ɖu͙© là 1 trào lưu được phương Tây du nhập vào Trung Quốc. Tại quê hương bản quán, "nó" thực sự là 1 cuộc cách mạng đốu với đời sống tinh thần (kể cả vật chất) của nữ giới, còn ở Trung Quốc ta "nó" quả là lởi bất cập hại cho chị em. Bởi khi tìиɧ ɖu͙© được giải phóng thì đám người hưởng lợi đầu tiên chính là cánh đàn ông. Họ sẽ dễ dàng đưa lên giường các cô gái đơn giản hiểu là từ nay họ sẽ được mặc sức giải phóng nỗi thèm khát da thịt.
Song, cũng chính đám đàn ông ấy, với những đòi hỏi cổ hủ của mình về phụ nữ, lại càng "bế quan tỏa cảng" hơn. Nghĩa là sao? Đơn giản thôi, nghĩa là mặt này họ hô hào cổ súy cho trào lưu giải phóng tìиɧ ɖu͙© để dễ dàng giải phóng con nhà người khác, thì mặt kia họ lại cấm đoán coi thường những phụ nữ trong nhà mình (hoặc có quan hệ gần gũi với mình) đã hoặc đang đòi giải phóng. Từ đó ta chẳng khó khăn gì khi nhận ra phong trào giải phóng tìиɧ ɖu͙© khi thâm nhập Trung Quốc đã bị bóp méo, bị lợi dụng bởi những gã phóng đãng lắm tiền nhiều quyền, dẫn theo đám môi giới đυ.c nước béo cò.
Là phụ nữ, tôi không hề muốn mình trở thành công cụ của đám người bụng dạ xấu xa, sinh hoạt bừa bãi, vô tình hoặc cố ý hủy hoại tình cảm tốt đẹp của những người đàn ông lương thiện khác. Tôi và những người bạn gái có cùng cảm nghĩ đều biết mình muốn gì. Chúng tôi muốn trở thành niềm hy vọng cho những người đàn ông chân chính.
Năm: TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH CẦN GÌ?
Đàn ông đòi hỏi mình sẽ được hưởng cái lần đầu tiên của người mình sẽ lấy làm vợ. Ngược lại, họ trao cái lần thứ mấy (hoặc thậm chí mấy mươi) cha bạn đời của mình?
Người phụ nữ sẵn sàng dâng hiến tất cả cho người mình yêu vì họ coi trọng tình yêu hơn thân xác. Khi người đàn ông mà họ yêu say đắm hết lần này tới lần khác đòi hỏi, mấy cô có thể cự tuyệt hết lần khác tới lần này? Hoặc mấy cô có thể ra điều kiện, "Thế thì ta ra phòng đăng ký kết hôn đã, rồi anh sẽ muốn gì được nấy..." Hoặc cô nào dám quyết liệt "Em phải dành cho đêm động phòng. Nếu chỉ muốn mỗi chuyện đó, anh hãy tìm mấy bà dễ dãi hặoc mấy ả bán hoa"
Phải chăng đấy là cái kết quả mà đàn ông muốn có? Và tình yêu, với họ, chỉ có cái đó, việc đó là quan trọng nhất? Họ luôn muốn người yêu tạm ứng cho nhưng nếu phải lấy 1 người khác làm vợ, sao họ lại cứ đòi hỏi người kia phải nguyên vẹn? Vậy cái cô người yêu mà họ chia tay ấy phải ở vậy suốt đời sao, vì đâu có người đàn ông nào muốn hưởng đồ thừa?
Có quá nhiều câu hỏi mà cánh đàn ông không dễ bề giải đáp.
Đâu đã hết.
Khi cưới vợ mà người đàn ông bị cái chuyện còn trinh trắng hay không của vợ ám ảnh đến ngột ngạt, liệu anh ta có nhớ vì lý do gì anh ta hồi hộp ngỏ lời yêu? Và sẽ xảy ra chuyện gì khi nàng, với sự trung thực đến nghẹt thở, trước khi gật đầu, nói rằng đã trao gửi cái đêm đầu tiên cho 1 người đàn ông mọi thứ đều thua kém anh, chỉ hơn 1 điểm là gặp gỡ trước? Anh sẽ khinh bỉ bỏ đi hay bốc đồng chấp nhận?
Xem ra cả 2 cách trên đều khó!!!
Nhưng hãy thật bình tĩnh tự hỏi, mình có yêu nàng không?
Sáu
CŨNG ĐỪNG NÊN ĐỂ PHÍ HOÀI
Xét ở góc độ thụ hưởng cuộc sống hoặc sự tự do cá nhân thì việc kìm nén, gìn giữ cho cái đêm động phòng cũng là một dạng lãng phí. Bất kỳ phụ nữ nào, nếu không mắc chứng lãnh cảm hoặc chứng sợ người dị giới, thì chuyện ân ái đều không chỉ cần thiết mà còn là một nhu cầu, bởi trước hết là nó mang tới cảm giác thoả mãn, sau là nó góp phần ổn định tinh thần, tình cảm, đôi khi ngăn ngừa cả một vài chứng bệnh thuộc về thể xác. Chẳng trách thời phong kiến biết bao cung tần mỹ nữ buộc phải hoá ra "liệt nữ!"
Ta nên coi cái việc người phụ nữ gìn giữ sự trinh trắng hay sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi của thân xác đều chỉ là tự do cá nhân của họ.
Nhưng nếu nhìn từ góc độ ước lệ đạo đức hay từ vị trí ổn định xã hội để sắp xếp những lựa chọn của chúng ta thì trong các dạng thức Cuộc sống không tìиɧ ɖu͙©, Cuộc sống tìиɧ ɖu͙© dồi dào, Cuộc sống tìиɧ ɖu͙© ngoài hôn nhân... xem ra việc cẩn thận gìn giữ sự trinh trắng đến ngày cưới vẫn được xã hội ngưỡng mộ.
Bảy
SỰ KÍN ĐÁO CẦN THIẾT?
Cái gì mới gọi là trong trắng? Theo tôi, bất kể đàn ông đàn bà, nếu vì yêu nhau mà ân ái, mà có quan hệ tìиɧ ɖu͙© với nhau, thì đó chính là trong trắng, là hạnh phúc, là món quà tuyệt vời mà Thượng Đế ban tặng loài người. Vậy thì, tôi đang yêu và được yêu, tôi muốn là vợ anh ấy, và ngược lại. Vậy tại sao chúng tôi không-thể-trao-gửi thân xác cho nhau?
Nhưng rồi chúng tôi chỉ có duyên mà không có phận. Thiếu gì những chuyện như thế xảy ra, cả hai đều yêu nhau, đều muốn là vợ chồng, vậy mà vẫn phải chia lìa. Mọi cố gắng, và cả nước mắt đều không níu giữ được.
Và thời gian cứ thản nhiên trôi. Tôi lại yêu, lại muốn làm vợ một người đàn ông khác. Tôi không có ý định giấu anh chuyện gì trong quá khứ, nhất là chuyện tôi đã một lần trao thân gửi phận. Nhưng liệu có bao nhiêu đàn ông hiểu và chấp nhận được sự trung thực trong thái độ đó? Tiếc thay, người chồng mà tôi đã chọn lại không nằm trong số ấy, để rồi kết quả lại là một cuộc chia tay - may là không có nước mắt, chỉ sót chút dư vị chua chát trong lòng.
Vậy là, nếu chót gây tiền sự mà lại muốn làm vợ một người không ưa cái sự phạm pháp đó, người phụ nữ chỉ còn mỗi cách né tránh nếu không muốn lừa dối chồng. Nhưng né tránh thực khó. Không dấu vết trong đêm tân hôn hoặc trong lần làʍ t̠ìиɦ đầu tiên giữa hai người, chắc chắn người đàn ông sẽ có nghi ngờ, rồi vặn hỏi. Mà phải hỏi cho ra nhẽ để còn xử lý...Vậy né tránh vào đâu? Nghĩa là muốn êm ấm chỉ còn cách lừa dối.
Dư luận xã hội và đạo đức con người thật khó chấp nhận việc vá víu để cô dâu lại có được sự nguyên vẹn trong đêm tân hôn, nhưng với đầu óc chật hẹp của những ông chồng ích kỷ, nếu không dối trá vậy, hỏi còn biết làm sao để trong ấm ngoài êm không chỉ một đêm đầu tiên mà còn bao năm tháng tiếp theo, nếu không nói, cả đời chồng vợ? Ai hiểu cho rằng người phụ nữ cũng phải cũng phải cắn răng mà làm chuyện đó, phần vì lo lắng kết quả không bảo đảm thì thật mất cả chì lẫn chài, phần vì có thể họ sẽ phải gánh mặc cảm tâm lý suốt đời...
Tôi cũng rất ghét phải dối trá, vì nó biểu hiện sự hèn nhát, nỗi sợ sệt của mình. Nhưng riêng trong chuyện này, tôi nghiến răng khuyên các bạn gái rằng, nếu chẳng may người chồng bạn sẽ cưới lại không phải người đàn ông đầu tiên của bạn thì cũng nên liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau, chứ đừng có mạo hiểm thử thách tình yêu "lớn" hoặc lòng khoan dung cao cả của chồng, nhất là với những ông coi sự thẳng thắn của vợ không là biểu hiện của lòng trung thực mà là mang hàm ý khıêυ khí©h.
Tất nhiên, chẳng lời khuyên nào thực sự hoàn hảo trong chuyện tế nhị này. Chính bạn mới là nguời biết rõ mình phải có thái độ ra sao.
TÁM
TỰ DO CŨNG PHẢI CÓ GIỚI HẠN
Đến năm 2003 này thì đã có vô vàn người tuyên bố bằng lời nói, chữ viết ở trên bàn tiệc hay trên các phương tiện thông tin, rằng chuyện trinh tiết của phụ nữ không còn là vấn đề ảnh hưởng tới tình yêu hay tình cảm vợ chồng nữa. Nếu một cô gái chấp nhận (kể cả muốn) ân ái với người yêu, hẳn cô ta đã yêu một cách sâu sắc, một cách thật lòng, và đó là một biểu hiện đáng trân trọng. Nhưng sự trinh trắng của người con gái cũng được trân trọng không kém, (số đông còn dám nói là hơn) bởi ước lệ ngàn xưa vẫn coi đó là thứ quý báu nhất, đáng phải giữ gìn nhất của cô gái khi bước về nhà chồng. Nó chẳng có giá trị gì về mặt khoa học (hoặc cơ thể học gì đó) mà chỉ là một cách bày tỏ thái độ tôn trọng sự thuần khiết của tình yêu, sự tự kiềm chế bản thân, sự cưỡng chống lối sống buông thả...
Nhiều khi, những kẻ cổ súy mạnh mẽ nhất cho tự do tìиɧ ɖu͙© lại rất sợ cái tự do ấy thấm vào vợ họ, con gái họ. Sự tự do nào cũng phải có giới hạn, có đạo lý thì mới là cái tự do được đông đảo công chúng chấp nhận. Các bạn gái thân mến, tôi hy vọng các bạn thông cảm với cánh đàn ông, cho dù khắt khe này nọ nhưng họ luôn mong được có người vợ sáng trong, đoan chính.
CHÍN
ĐÀN ÔNG CŨNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Không ít đàn ông cho rằng trước khi họ kết hôn, nếu có làʍ t̠ìиɦ với các cô gái đã thành đàn bà thì đó chỉ là chuyện chơi bời, miễn hai bên đều vui vẻ. Còn khi kết hôn thì chính cái đám không ít ấy lại nhất định muốn phải có bằng được người vẫn còn là một cô gái vẹn nguyên.
Đa phần các cô gái chưa chồng mà đã thành đàn bà, "thủ phạm" đều là đàn ông. Nếu họ có thể kìm giữ, khống chế được mình thì "con gái vẫn là con gái" cứ gọi là nhan nhản trên khắp trái đất này.
Vậy mà họ cứ luôn miệng ca ngợi, luôn mắt dõi tìm sự trinh trắng.
HẾT