Hoả Linh thánh mẫu từ trong tay phóng ra hai ngọn lửa về phía Sài Hồ và Thương Lục.
Còn hai người họ cứ đứng im, không mảy may sợ hãi, cũng không chạy đi né đòn.
An Nguyên đã cầm máu cho Diệp Phong xong xuôi, cô biến ra các loại thuốc trị thương và băng gạc để băng bỏ vết thương cho cậu, mắt vẫn luôn quan sát trận chiến kia.
Thấy hai ngọn chân hỏa bay về phía hai thuộc hạ của mình, mà hai người họ vẫn cứ dửng dưng như không. An Nguyên hét lớn:
- Hồ, Lục, mau chạy đi. Chúng là lửa tam muội đấy.
Sài Hồ, Thương Lục vẫn làm như không nghe thấy mà cứ khoanh tay đứng im một chỗ, mặc cho ngọn lửa kia bay đến.
An Nguyên đang định xông lên kéo bọn họ ra thì Diệp Phong chợt nắm lấy cổ tay cô.
- Đừng đi, bọn họ sẽ không sao đâu.
An Nguyên biết Diệp Phong đã tỉnh thì mừng lắm, nhưng rốt cuộc vẫn là lo cho hai người kia hơn.
- Tại sao chứ?
- Mày quên rồi sao? Lần trước hai người họ có nói là bản thân không sợ lửa mà.
An Nguyên suy nghĩ vài giây thì mới nhớ ra. Phải rồi, lần trước khi cô bị teo nhỏ, hai người họ đã nói lý do bọn họ quy phục cô, cũng nói rằng họ không sợ lửa tam muội. Nhưng sao Diệp Phong lại biết chuyện này?
- Sao mày lại biết?
- Tao dõi theo mày từ lúc đó mà.
Vừa dứt lời thì hai người họ nghe thấy một tiếng nổ lớn ở đằng xa. An Nguyên quay ra thì không thấy hai thuộc hạ của mình đâu nữa mà thay vào đó là khói bụi mù mịt che hết tầm nhìn.
Vài giây sau khi khói bụi đã tan hết, cô đã nhìn thấy bóng dáng của hai người, là Sài Hồ và Thương Lục, bọn họ đúng là không bị làm sao.
Hoả Linh thấy vậy cũng rất đỗi sợ hãi. Tại sao lại có chuyện vô lý như thế xảy ra? Tam muội chân hỏa này còn đốt được cả thần tiên, sao hai tên yêu quái này lại không mảy may bị nó làm tổn thương?
Thương Lục nói:
- Bọn ta không sợ lửa đâu, kể cả chân hỏa cũng thế. Bà đừng tốn công vô ích nữa.
Nói rồi Thương Lục trở về nguyên hình cây tiêu trúc có đầu nhọn bay thẳng đến phía Hoả Linh đâm một nhát, Sài Hồ cũng hóa thành cây quạt nhọn xông đến chém đứt tay Hỏa Linh.
Bà ta hét lên đau đớn, vài phút sau liền bị tiêu trúc đâm một nhát xuyên qua bụng chết tươi.
Cũng cùng lúc ấy thì An Nguyên đã băng bó cho Diệp Phong xong xuôi. Hai thuộc hạ của cô làm xong nhiệm vụ cũng trở về nguyên hình rồi treo ở thắt lưng cô ấy.
Binh sĩ phe địch cũng vì sợ hãi bỏ chạy mất.
An Nguyên đỡ Diệp Phong lên ngựa rồi thu quân về thành báo chiến thắng.
Vài ngày sau, Hồ Thăng lại một lần nữa dâng sớ đầu hàng, quân Chu quyết định sáng ngày hôm sau sẽ đến nhận thành.
Vì Diệp Phong vẫn còn bị thương nên An Nguyên xin phép được ở lại quân doanh chăm sóc cậu ấy.
Khi Dương Tiễn và các tướng vừa mới kéo quân đến cổng thành thì chợt có một viên tướng chặn lại, tên đó là Hồ Lôi, đệ đệ của Hồ Thăng, cũng là đệ tử của Hoả Linh thánh mẫu.
Hồ Lôi vốn không muốn đầu hàng phe địch, lại còn có mối thù gϊếŧ thầy. Nhưng ca ca hắn lại quá nhu nhược, ban đầu vừa nghe tin quân Chu kéo đến đã có ý định dâng sớ nạp thành nhưng bị hắn cản lại. Cứ mỗi lần các tướng bại trận là lại một lần Hồ Thăng muốn dâng sớ nạp thành để bảo toàn tính mạng khiến hắn rất tức giận.
Lần này, vì không thể cản được ca ca nữa nên hắn đã chiến đấu một mình.
Dương Tiễn thấy người trước mặt không có thiện chí, hỏi:
- Ngươi là ai?
- Ta là Hồ Lôi, đệ đệ của tướng trấn thành Hồ Thăng.
- Huynh trưởng của ngươi nhờ ngươi ra đây tiếp đón chúng ta sao?
Hồ Lôi cười lớn:
- Ta đến đây để gϊếŧ các ngươi.
Nói rồi, Hồ Lôi cầm thương xông tới chém Dương Tiễn, Dương Tiễn dùng ngân tiêm bảo kích gạt đi cây thương của Hồ Lôi rồi ra lệnh cho các tướng dưới trướng và binh sĩ lùi xuống.
Dương Tiễn xông lên đánh trả đòn vừa rồi của Hồ Lôi.
Hai tướng đánh nhau hai mươi hiệp, Hồ Lôi bị Dương Tiễn đâm một nhát xuyên tim chết tươi.
Hồ Thăng đứng ở trên thành thấy thế thì hết sức sợ hãi, hắn liền truyền lệnh kêu bình sĩ mau chóng mở cổng thành nghênh đón quân Chu.
Sau khi đã chiếm được thành, Dương Tiễn ra lệnh cho binh sĩ giải Hồ Thăng ra ngoài chém đầu rồi treo lên cổng thành. Tên Hồ Thăng này không có tính quyết đoán, gió chiều nào theo chiều ấy, có giữ hắn lại cũng chỉ làm vướng chân.
Sau đó, Dương Tiễn quay trở lại quân doanh báo tin cho An Nguyên và các binh sĩ, bảo họ sắp xếp đồ đạc sáng hôm sau kéo quân vào thành để sắp xếp người và binh lính trấn ải, sau đó sẽ trở về ải Tỵ Thủy hội ngộ cùng Tử Nha và mọi người.
Từ ngày Diệp Phong bị thương, An Nguyên như cắm rễ ở phòng riêng của cậu ấy, nói là để chăm sóc người bệnh. Mà Vương An Nguyên ở đâu thì chắc chắn nơi ấy sẽ có Sài Hồ và Thương Lục.
Dương Tiễn về đến quân doanh thì lập tức đến bếp bưng hai bát cháo mà hồi sáng hắn nhờ trù tử nấu vào phòng của đệ đệ, bởi hắn biết Vương An Nguyên cũng đang ở đây.
Khi vừa mới bước chân vào, hắn đã thấy Vương An Nguyên và hai binh khí vẫn còn đang nằm ngủ ngon lành ở tấm chiếu mỏng trải trên đất.
Ba người họ từ lúc ở Ma giới đến nay đều ngủ chung một giường. Nhưng lúc đi ngủ thì Sài Hồ và Tiêu Giáp sẽ biến trở lại thành nguyên hình, An Nguyên chỉ đơn giản là nằm ngủ chung với một cây quạt và một cây tiêu. Nhưng cứ đến gần sáng là hai người họ lại biến thành dạng người.
Cả ba người họ, chỉ có dáng ngủ của Thương Lục là đẹp nhất. Cậu ấy nằm ngửa, hai tay xếp lên bụng, hai chân cũng duỗi thẳng. Tiếp theo là Vương An Nguyên, cô ấy cũng nằm ngửa, cả đêm sẽ nằm im một tư thế. Nhưng cứ đến gần sáng là tay chân lại văng chỗ này chỗ kia. Còn tệ nhất vẫn là Ngọc Phiến, cậu ấy xoay 360 độ, lúc quay chỗ này lúc quay chỗ kia, lúc nằm ngửa lúc nằm úp, tay chân vung loạn xạ.
Diệp Phong cũng đã tỉnh, cậu ta biến ra một chiếc lông gà, rồi khẽ chọt phần lông vào mũi An Nguyên.
An Nguyên vì ngứa mũi lên bật dậy hắt hơi một cái, kéo theo Sài Hồ và Thương Lục thức luôn. Cả ba người họ ngồi dậy với gương mặt vẫn còn ngái ngủ, hai mắt vẫn còn nhắm tịt.
Hai giây sau, cả ba lại lăn ra ngủ tiếp.
Dương Tiễn thấy An Nguyên nằm trên tấm chiếu mỏng thì cũng xót lắm, đã thế còn bị Sài Hồ gác chân lên nữa. Hắn đặt mâm cháo xuống rồi tiến đến định bế cô mang về phòng nhưng đã bị Diệp Phong cản lại.
- Ca ca cứ chờ vài giây nữa là biết.
Vài giây sau, An Nguyên bật dậy. Cô vươn vai, bẻ khớp tay khớp chân một lúc, hai mắt vẫn cứ nhắm tịt. Cô lay người Sài Hồ, Thương Lục, giục hai người họ:
- Dậy đi, trưa rồi.
Hai huynh đệ Sài Hồ ngồi dậy, tác phong cũng y hệt chủ nhân của họ.
Mất thêm một phút nữa cả ba mới có thể mở mắt.
Bọn họ nhìn thấy Dương Tiễn đang đứng ở phía cửa thì giơ tay lên chào.
- Chào sư huynh.
- Chào Dương tướng quân.
Dương Tiễn tiến đến đỡ Vương An Nguyên đứng dậy. Hắn khẽ thở dài:
- Từ nay đừng ngủ dưới đất nữa, mặt đất vừa cứng vừa lạnh, sẽ bị bệnh.
An Nguyên dạy mắt, nói:
- Có gì đâu, trước đây ở trên núi muội cũng toàn ngủ trên đá hay trên cành cây đấy thôi.
Dương Tiễn đang định nói gì thì Diệp Phong chen ngang:
- Ca ca không cần phải lo, Nguyên sống khổ quen rồi nên không quen sống sung sướиɠ đâu, bây giờ mà bắt nó nằm nệm là nó phát điên lên đấy.
Sài Hồ đồng tình:
- Cậu Phong nói đúng rồi, huynh không cần lo cho chủ nhân tôi đâu.
Dương Tiễn thấy thế cũng chỉ biết ngậm ngùi đồng ý.
- Muội đi súc miệng trước đã.
An Nguyên kéo theo hai thuộc hạ đi ra ngoài súc miệng và rửa mặt. Xong xuôi, An Nguyên vào phòng Diệp Phong hỏi chuyện, còn hai huynh đệ Sài Hồ thì đến bếp kiếm đồ ăn.
An Nguyên hỏi Dương Tiễn:
- Sư huynh, đã chiếm được thành chưa?
Dương Tiễn gật đầu, nói:
- Tuy gặp kẻ cản đường nhưng chúng ta đã lấy được ải này rồi. Bây giờ các binh sĩ đang dọn đồ để ngày mai vào thành sắp xếp công việc và định người trấn ải.
Diệp Phong nói:
- Vậy thì tốt quá.
Dương Tiễn quay lại bưng mâm cháo lên đưa cho An Nguyên và Diệp Phong mỗi người một bát, nói:
- Từ sáng đến giờ hai người vẫn chưa ăn gì phải không? Ăn tạm bát cháσ ɭóŧ dạ trước đi.
Hai người họ cảm ơn Dương Tiễn, hắn cũng ngồi xuống ghế nhìn đệ đệ và sư muội ăn sáng.
Nhưng cả hai vẫn chưa ai chạm thìa. Nửa phút sau, Diệp Phong gọi An Nguyên:
- Nguyên, đưa cho tao.
An Nguyên bưng bát cháo chạy đến rồi ngồi xuống bên cạnh Diệp Phong.
Diệp Phong lấy thìa múc cháo từ bát của An Nguyên sang bát của mình, một lúc sau cậu lại múc cháo từ bát của mình sang bát của cô.
Lúc đầu, Dương Tiễn không hiểu đệ đệ của mình đang làm gì nhưng đến bây giờ hắn đã hiểu. Sư muội không thích ăn hành, Diệp Phong cẩn thận múc hành ra cho cô ấy.
Hai đứa cười với nhau rồi múc lấy múc lấy múc để từng thìa cháo, chắc là hai người họ đói lắm rồi.
Tốc độ ăn của hai người này cũng nhanh thật, trong vòng hai phút hai bát cháo đã sạch bong.
Diệp Phong ngả người ra phía sau, nói với An Nguyên:
- Bao nhiêu năm nay vẫn chỉ ăn mỗi cháo thịt bằm, không chịu đổi khẩu vị đi.
- Mày cũng biết là tao không thích ăn cháo rồi mà, cháo thịt bằm thì cũng tạm chấp nhận được.
Diệp Phong ngồi dậy, nói với Dương Tiễn:
- Huynh không biết đâu, nết ăn của con nhỏ này khó chiều lắm. Không thích ăn hành, không thích ăn củ cải, su hào, súp lơ, không thích ăn gừng, riềng, tỏi, không thích vị của vỏ ớt nhưng rất thích ăn cay. Còn rau cải bắp hay bí đao thì không thích ăn luộc, cá cũng vậy, phải rán mới chịu ăn. Không thích ăn cháo, bị bệnh không thể nhai nổi cơm cũng nhất quyết không ăn cháo, nhưng mà cháo thịt bằm thì lại ăn.
An Nguyên ngồi bên cạnh nghe Diệp Phong kể tính xấu của mình thì đánh vào tay cậu một cái, nói:
- Ai mượn, ai mượn kể thế?
- Tao phải nói để huynh ấy biết tính xấu của mày.
Nói rồi hai người họ bắt đầu cãi nhau chí choé.
Dương Tiễn ngồi đối diện âm thầm ghi nhớ tất cả. Hắn cũng hiểu vừa rồi là Phong cố tình nói với hắn, như muốn nhắc nhở hắn điều gì đó, như muốn nói rằng cậu ấy sắp phải rời khỏi đây.
Sau vài ngày, khi đã sắp xếp mọi công việc ở ải Giai Mộng xong, Dương Tiễn kéo quân về ải Tỵ Thủy để hội ngộ cùng với Tử Nha và mọi người. Ải Giai Mộng giao cho Kỳ Công trấn giữ.
Nhưng vừa đi được vài ngày đường thì nhận được thư của Tử Nha. Trong thư nói bọn họ đã lấy được hai ải Tỵ Thủy và Thanh Long. Lệnh cho Dương Tiễn kéo quân đến thẳng ải Giới Bài.
_________________________________
Quân đội Tây Kỳ đóng quân cách ải Giới Bài mười dặm.
Na Tra hỏi Tử Nha:
- Sư thúc, sao chúng ta lại đóng quân cách thành xa như vậy?
- Chúng ta sắp phải tiếp đón vài vị khách đặc biệt.
Hôm sau, Tử Nha lệnh cho các tướng xếp thành hai hàng chuẩn bị đón vị khách quý, chỉ riêng Diệp Phong là không có mặt.
Chẳng bao lâu sau thì thấy Nguyên Thủy Thiên Tôn ngồi trên Trầm Hương liễn, theo sau là thập nhị kim tiên và các đệ tử. Bên cạnh là Đạo Đức Thiên Tôn cưỡi Thanh ngưu, có Huyền Ðô Ðại pháp sư theo phò hộ, đồng đáp xuống.
Các tướng quỳ xuống làm lễ:
- Bái kiến Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn.
Hai vị thiên tôn đồng thanh:
- Không cần đa lễ.
Các tướng đồng thanh:
- Đa tạ nhị vị thiên tôn.
Đạo Đức Thiên Tôn nói:
- Giờ đây Thông Thiên sư đệ dung túng đệ tử làm loạn, lại bày ra Tru Tiên trận cản quân Chu. Ta cùng nhị sư đệ đã thảo luận cùng nhau xuống núi giúp các con phá trận.
Chợt thấy từ phía Tây có một vị ngồi trên bông sen đi đến.
Hai vị thiên tôn niềm nở tiếp đón. Tử Nha ra lệnh cho các tướng:
- Mau bái kiến Chuẩn Đề đạo nhân.
Các tướng làm lễ:
- Bái kiến Chuẩn Đề đạo nhân.
Chuẩn Đề nói:
- Không cần đa lễ, hôm nay tôi đến giúp mọi người phá trận Tru Tiên.
Võ Vương nói:
- Làm phiền ba vị thần tiên rồi.
Nguyên Thủy Thiên Tôn nói:
- Trận Tru Tiên chia ra làm bốn cửa. Cửa Ðông có treo Tru tiên kiếm, cửa Bắc có treo Lục tiên kiếm, cửa Tây có treo Hãm tiên kiếm, cửa Nam có treo Tuyệt tiên kiếm. Nay ta sẽ vào cửa Đông cướp lấy Tru tiên kiếm, sư huynh Đạo Đức Thiên Tôn sẽ vào cửa Tây đoạt lấy Hãm tiên kiếm, Chuẩn Đề đạo nhân sẽ vào cửa Nam cướp lấy Tuyệt tiên kiếm, còn Lục tiên kiếm...
Nguyên Thủy nhìn qua các tướng một lượt rồi dừng ánh mắt lại ở chỗ Vương An Nguyên:
- Con vào cửa Bắc cướp lấy Lục tiên kiếm.
Ánh mắt của tất cả mọi người đổ dồn vào cô. An Nguyên nhìn sư tổ, hỏi:
- Người thật sự giao cho con trọng trách to bự như vậy ư?
Nguyên Thủy Thiên Tôn gật đầu, nói:
- Trong các đệ tử của Xiển giáo và cả Triệt giáo, con là người xuất sắc nhất.
- Nhưng mà tu vi của con còn không bằng các sư bá và sư phụ.
- Không sao, ta tin tưởng vào năng lực của con.
An Nguyên gãi đầu ngại ngùng, sư tổ nói thế làm cô ngại quá cơ.
- Đệ tử tuân mệnh.
Ngày hôm sau, mọi người cùng nhau đi phá trận. Các đệ tử sắp hàng từng cặp theo thứ tự sau:
- Xích Tinh Tử đi với Quảng Thành tử.
- Thái Ất chân nhân đi với Linh Bảo Ðại pháp sư.
- Cù Lưu Tôn đi với Thanh Hư đạo đức chân quân.
- Phổ Hiền chân nhân đi với Văn Thù Quảng pháp thiên tôn.
- Vân Trung Tử đi với Từ Hàng đạo nhân.
- Ðạo Hạnh thiên tôn đi với Ngọc Đỉnh chân nhân.
- Hoàng Long chân nhân đi với Lục Yểm.
- Nhiên Ðăng đạo nhân đi với Tử Nha.
- Vương An Nguyên đi với Dương Tiễn.
- Thổ Hành Tôn đi với Đặng Thiền Ngọc.
Còn Kim Tra, Mộc Tra bưng lư hương theo sau, kế nữa là Na Tra, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử và Lý Tịnh.
Cách cổng trận rất xa đã cảm thấy khí độc bay lên ngất trời, gió thổi ghê mình, biến hóa trăm ngàn thứ lạ.
Bên trận Tru Tiên, Thông Thiên giáo chủ ngồi giữa, bốn vị đệ tử hầu cận là Ða Bảo đạo nhân, Kim Linh thánh mẫu, Võ Dương thánh mẫu, Quy Linh thánh mẫu. Còn các tiên nhỏ đều đứng hầu ở từng dưới.
Các đệ tử hay tin hai vị thiên tôn đến liền vào báo với Thông Thiên giáo chủ, tức thì một hồi chiêng đổ vang, tiếp đó cờ phướng kéo ra như mây, Thông Thiên giáo chủ cỡi Khuê ngưu ra trước cửa trận, đệ tử hầu hạ hai bên.
Thông Thiên giáo chủ thấy hai vị sư huynh liền bái và nói:
- Đệ chào hai vị sư huynh.
Nguyên Thủy nói:
- Khi trước chúng ta đồng họp mặt trên Bích Du cung, nghị lập bảng Phong thần, chia ra ba bậc, ai có đức thì làm tiên, ai ít đức công quả thì làm thần, nếu ai quá nữa thì làm quỷ. Nay Trụ Vương vô đạo, khí số đã tận, Chu Võ vương hiền lương, số trời đã định, lẽ nào sư đệ không biết hay sao mà lập trận cản đường quân Chu? Trước khi luận bảng Phong thần, sư đệ đã thỏa thuận với số 365 người lên đài Phong thần trong đó Triệt giáo có tên những người không được thành chính quả cũng nhiều sao nay sư đệ lại thất tín?
Thông Thiên giáo chủ nói:
- Cái này thì phải hỏi các đệ tử của huynh. Khương Tử Nha tự xưng là đệ nhất cao thủ Xiển giáo nói những lời khi dễ Triệt giáo chúng tôi. Thập nhị kim tiên không biết lễ nghĩa, hùa theo Khương Tử Nha khinh miệt môn hạ Triệt giáo. Xiển giáo các người ỷ thế khinh khi người khác thế là người tốt sao?
Nguyên Thủy Thiên Tôn nhìn các đệ tử của mình rồi nói:
- Từ trước đến nay sư huynh luôn dạy đệ tử rằng Xiển giáo và Triệt giáo là đồng đạo, phải yêu thương bảo vệ lẫn nhau. Đệ lại đi tin những kẻ lòng lang dạ sói nói lời chia rẽ, thật là không có chính kiến.
Thông Thiên giáo chủ vừa cười vừa đáp:
- Có lòng lang dạ sói hay không thì tôi mới là sư phụ của chúng, tôi tự hiểu đệ tử của mình thế nào. Còn học trò sư huynh khinh học trò tôi là loài có lông, có sừng. Mọi sinh vật trong vũ trụ đều bình đẳng trước đạo đức, trong lĩnh vực đạo đức không thể phân chia trên dưới, dẫu là loài có lông, có sừng cũng được quyền làm việc đạo. Đến như sư huynh, trước mặt tôi mà sư huynh còn mắng học trò tôi là cầm thú thì bảo sao cái tư tưởng ấy lại không in đậm trong đầu đệ tử Xiển giáo?
Đạo Đức Thiên Tôn nói:
- Sư đệ quá tin tưởng vào phẩm chất của đệ tử mình mà làm chuyện bừa. Xiển giáo chưa từng khinh khi đệ tử Triệt giáo các người. Nhưng chính môn hạ Triệt giáo lại làm ra những chuyện khiến chúng tôi coi thường.
Thông Thiên giáo chủ nói:
- Chính vì nhị vị sư huynh đây luôn coi thường những loài yêu quái nên Triệt giáo chúng tôi luôn bị hà hϊếp, bắt nạt. Huynh luôn nói tôi dung túng đệ tử làm điều xằng bậy, tôi lại thấy hai người mới dung túng cho môn hạ Xiển giáo làm việc trái đạo đức.
Nguyên Thủy Thiên Tôn nói:
- Tại sao sư đệ cứ cho là môn đồ mình bị môn hạ Xiển giáo bắt nạt? Đệ không nghĩ đến việc tại sao Tứ Thánh lại mất mạng? Không phải vì bốn người bọn nó cãi lời đệ xuống núi thảo phạt Tây Kỳ hay sao? Những hệ lụy sau đó thì đệ cũng thấy rồi, đến giờ này đệ có thể nghe lời đệ tử làm bậy?
Thông Thiên giáo chủ nói:
- Chính sư huynh đã bênh môn đồ mình không xét lẽ công bằng. Tôi lập trận này không phải vì nóng giận hay vì trái mệnh trời, mà chỉ để giữ thể diện, bảo vệ giáo lý Triệt giáo thôi.
Nguyên Thủy cười:
- Công bằng của Triệt giáo là nghịch thiên?
Thông Thiên giáo chủ cũng cười cay đắng:
- Ðạo huynh lầm rồi! Nó là sự vươn lên không chịu bị tiêu diệt.
Nguyên Thủy nói:
- Thế thì cũng do số trời định, không thể tránh nổi.
Thông Thiên giáo chủ nói:
- Tôi đã lập trận rồi, nhị vị huynh cứ vào phá.
Thế rồi Thông Thiên giáo chủ cùng các môn đồ vào trận. Đúng như kế hoạch đã chia từ trước, Nguyên Thủy Thiên Tôn vào cửa Đông, Đạo Đức Thiên Tôn vào cửa Tây, Chuẩn Đề đạo nhân vào cửa Nam, Vương An Nguyên vào cửa Bắc lần lượt đoạt bốn thanh tiên kiếm.