Chương 13
Ba ngày, bốn ngày, năm ngày trôi qua và Zorba vẫn biệt tăm. Đến ngày thứ sáu, tôi nhận được một bức thư gửi từ Candia, một bức thư dài mấy trang toàn nói chuyện dông dài. Thư viết trên giấy hồng thơm phức, ở góc có hình trái tim bị mũi tên xuyên qua.
Tôi đã giữ bức thư rất cẩn thận, nay chép lại trung thành, để nguyên những cách diễn đạt chật vật bắt gặp đây đó trong thư, chỉ sửa những lỗi chính tả dễ thương. Zorba cầm bút như cầm cuốc, hùng hục bổ lên giấy, vì vậy giấy bị thủng nhiều chỗ và đầy vết mực.
"Sếp Thân mến, ông Tư Bản!
" Tôi cầm bút hỏi thăm sếp có được mạnh giỏi không. Về phần chúng tôi đội ơn Chúa, cũng rất khỏe!
"Ít lâu nay tôi đã nhận chân rằng mình ra đời không phải để làm con trâu hay con ngựa. Chỉ có giống vật mới sống để mà ăn. Để tránh khỏi lời kết tội trên, ngày đêm tôi bày vẽ ra việc cho chính mình. Tôi liều miếng ăn hàng ngày vì một ý tưởng, tôi đảo ngược câu phương ngôn và nói: "Thà làm con gà nước gầy bơi lội trên hồ còn hơn làm con sẻ béo bị nhốt trong l*иg."
"Ối người thành nhà ái quốc mà chẳng tốn kém gì. Tôi không phải là nhà ái quốc và sẽ không bao giờ là thế, bất kể phải trả giá thế nào. Ối người tin ở Thiên đàng và giữ một con lừa cột sẵn ở đó. Tôi chẳng có lừa nào cả, tôi tự do! Tôi không sợ địa ngục, ở đấy con lừa của tôi hẳn sẽ tịch. Tôi cũng chẳng ao ước Thiên đàng, nơi lừa của tôi hẳn sẽ nhồi nhét đầy cỏ ba lá. Tôi là một thằng dốt đặc cán mai, tôi chẳng biết cách diễn đạt ra làm sao, nhưng chắc sếp cũng hiểu tôi, sếp nhỉ.
"Ối kẻ sợ cái hão huyền của sự đời! Còn tôi đã vượt qua cái đó. Ối người lao tâm khổ tứ nghĩ suy. Tôi chả cần suy nghĩ. Tôi không hớn hở với cái tốt mà cũng chẳng tuyệt vọng vì cái xấu. Nếu tôi nghe tin người Hy Lạp chiếm Constantinople thì với tôi, cũng chẳng khác gì bọn Thổ chiếm Athens.
"Nếu bằng vào những điều nhăng nhít tôi vừa nói, sếp cho là tôi ấm đầu thì xin hãy viết cho tôi hay. Ở đây tôi đến các cửa hiệu tỉnh Candia, tìm mua dây cáp và tôi cười cợt.
"Người ta cứ hỏi tôi: "Người anh em cười cái gì vậy?", Nhưng làm sao tôi có thể giải thích cho họ được? Tôi cười là vì đúng lúc tôi giơ tay ra để xem dây cáp thép có cốt hay không, thì tôi lại nghĩ loài người là cái gì, tại sao con người lại ra đời và nó được việc gì . .. Chẳng được tích sự gì hết, nếu sếp hỏi tôi điều đó. Dù tôi có một mụ đàn bà hoặc là không có, dù tôi lương thiện hay bất lương, dù tôi là quan tổng trấn hay là gã phu khuân vác ngoài phố, thì cũng thế thôi. Điều duy nhất quan trọng là tôi còn sống hay đã chết. Dù ma quỷ hay Thượng đế gọi tôi về đất (mà sếp có biết sao không sếp? Tôi nghĩ ma quỷ với Thượng đế cũng chỉ là một), thì tôi cũng sẽ chết, sẽ trở thành một cái xác thối, đầu độc mọi người. Họ sẽ buộc phải chôn tôi xuống ít nhất là ba thước đất để khỏi bị chết ngạt.
"Nhân tiện, tôi xin hỏi sếp một điều khiến tôi hơi sợ - xin nhớ đây là điều duy nhất - ngày đêm nó không để cho tôi yên. Điều làm tôi sợ hãi, sếp ạ, đó là tuổi già! Cầu trời đừng bắt chúng ta phải già! Chết thì chẳng là cái gì - phụt! một cái, ngọn nến tắt, thế là xong. Nhưng tuổi già thì thật là nhục.
"Tôi coi việc phải thừa nhận rằng mình đã cao niên là một điều vô cùng nhục nhã và tôi làm tất cả những gì có thẻ đế ngăn mọi người khỏi thấy tôi già. Tôi tung tăng, nhảy múa, lưng tôi đau nhưng tôi vẫn nhảy. Tôi uống rượu, đầu váng mắt hoa, mọi vật quay tít thò lò, nhưng tôi đâu có chịu ngồi xuống. tôi làm như thể mọi sự đều hoàn hảo. Tôi đổ mồ hôi, tôi nhảy ùm xuống biển tắm, đâm cảm lạn h và muốn ho - Khụ ! Khụ ! - cho nhẹ bớt, song lại xấu hổ, sếp ạ, và tôi cố nén cơn ho. Sếp có nghe thấy tôi ho bao giờ không? Không bao giờ! Và không phải (như sếp có thể nghĩ vậy) chỉ khi có mặt những người khác, mà cả những lúc chỉ có độc một mình tôi cũng vậy! Tôi cảm thấy xấu hổ trước mặt Zorba - sếp nghĩ thế nào về điều ấy hở sếp? Tôi xấu hổ trước mặt hắn!
"Một hôm trên núi Athos - bởi vì tôi đã lên đó mà, ôi, thà tôi chặt béng bàn tay phải đi còn hơn - tôi gặp một tu sĩ, cha Lavrentio, quê quán ở Chios. Tội nghiệp, ông ta tin rằng có một con quỷ bên trong ông, thậm chí ông đã đặt tên cho nó nữa : ông gọi nó là Hodja . " Hodja muốn ăn thịt vào ngày thứ sáu tốt lành!" Cha Lavrentio tội nghiệp thường gào lên như vậy, đập đầu vào tường nhà thờ. " Hodia muốn ngủ với đàn bà. Hodja muốn gϊếŧ tu viện trưởng. Đó là Hodja, Hodja chứ không phải tôi." Và ông đập đầu xuống thềm đá.
"Tôi cũng có một thứ ma quỷ trong tôi, sếp ạ, và tôi gọi nó là Zorba! Thằng cha Zorba bên trong, hắn không muốn già, không muốn tí nào, và hắn đã không già, sẽ không bao giờ già. Hắn là một con yêu tinh, tóc hắn đen như lông quạ, hắn còn nguyên ba mươi hai (viết bằng số: 32) răng, một bông hoa cẩm chướng giắt ở tai. Nhưng cái tên Zorba bên ngoài, khốn khổ thân hắn, bụng hắn đã hơi phệ và tóc đã bạc khá nhiều. Hắn đã quắt queo và nhăn nheo, răng rụng và cái tai to tướng nay đầy những lông trắng của tuổi già, những lông lừa dài!
"Hắn biết làm sao bây giờ, sếp? Hai tên Zorba ấy sẽ đấu nhau đến bao giờ? Tên nào sẽ thắng? Nếu tôi toi sớm thì sẽ ổn chuyện, tôi mách sợ. Nhưg nếu tôi tiếp tục sống một thời gian dài nữa thì hỏng kiểu. Hỏng kiểu, sếp ạ! Sẽ có ngày tôi bị nhục to. Tôi sẽ mất tự do, con dâu tôi, con gái tôi sẽ ra lệnh cho tôi giữ một đứa bé, một con quái vật nhỏ gớm ghiếc, hậu duệ của chúng, trông coi sao cho nó đừng bị bỏng, đừng té nhào, đừng nghịch bẩn. Vì nếu nó nghịch bẩn, úi chao! Chúng sẽ bắt tôi rửa ráy cho nó!
"Rồi sếp cũng sẽ phải qua cái cầu nhục nhã ấy sếp ạ, mặc dầu bây giờ sếp còn trẻ. Sếp hãy coi chừng. Sếp nghe tôi nói đây hãy đi theo con đường như tôi, khó có cách cứu rỗi nào khác đâu : chúng ta hãy lên núi, khai mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ kẽm; chúng ta hãy làm ra hàng đống tiền cho họ hàng kính nể, bạn bè liếʍ gót và tất cả bọn giàu có phải ngả mũ chào chúng ta. Nếu chúng ta không thành công, sếp ạ, thì nên cuốn gói đi, đưa đầu vào miệng hùm, sói hoặc bất kỳ con thú dữ nào ta gặp cho rồi - và cầu sao điều đó đem lại nhiều điều tốt lành cho chúng! Chính vì lẽ đó mà Thượng đế sai thú dữ xuống trần để kết liễu đời một số người như chúng ta để họ khỏi sa sút quá đáng."
Đến đây, Zorba dùng bút chì màu vẽ một người cao, gày đang chạy trốn dưới mấy cây xanh với bảy con sói đỏ bám sát gót và bên trên hình đó là câu: "Zorba và Bẩy Trọng Tội" viết bằng chữ lớn.
Rồi lão viết tiếp.
Qua bức thư này sếp hẳn thấy tôi là người bất hạnh như thế nào. Chỉ những lúc ở bên sếp, tôi mới có dịp trút: vợi bớt tâm trạng bệnh hoạn của mình qua những buổi trò chuyện với sếp. Bởi vì sếp cũng giống tôi, có điều sếp không nhận ra đấy thôi. Sếp cũng có một con quỷ trong người sếp, nhung sếp chưa biết tên nó và vì sếp không biết, nên sếp có thể thở được ( [42] ). Hãy đặt tên cho nó đi, sếp, sếp sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
" Tôi đã nói tôi bất hạnh biết mấy Tôi có thể thấy rõ rằng tất cả thông minh của tôi chỉ là ngu xuẩn, không hơn không kém. Tuy nhiên, có những thời kỳ hàng ngày liền, những tư tưởng lớn đến với tôi và nếu tôi có thể làm những điều mà cái thằng cha Zorba bên trong gợi ý thì thế giới sẽ phải kinh ngạc!
" Thấy mình không có điều khoản hạn định thời gian trong giao kèo với cuộc đời, tôi cứ nhả phanh khi xuống những con dốc nguy hiểm nhất. Đời người là một con đường hết lên đèo lại xuống dốc. Tất cả những kẻ khôn ngoan đều sử dụng phanh. Nhưng tôi - sếp ạ, đây có lẽ là chỗ tôi bộc lộ cốt cách của mình - tôi đã hoàn toàn vứt bỏ phanh từ lâu rồi. Vì tôi không hề sợ xóc. Khi máy trật đường ray bọn thợ máy chúng tôi gọi là "xóc" ! Và có quỷ biết tôi có để ý đến những cú xóc tôi phải chịu đựng hay không! Ngày đêm, tôi phóng hết ga, chỉ làm những gì mình thích, thây kệ nếu như tôi đổ rụn và tan thành từng mảnh. Tôi có cái gì mà mất? Chẳng có gì. Ngay cả nếu tôi cứ ung dung thư thả, liệu tôi có khỏi nhắm mắt xuôi tay không? Tất nhiên là không! Cho nên ta hãy cứ mở hết tốc lực!
" Tôi chắc chắn là lúc này sếp đang cười tôi, nhưng tôi cứ viết ra đây những lời ba hoa rỗng tuếch của tôi, hay nếu sếp thích, những suy nghĩ của tôi, hay những nhược điểm của tôi - ba cái đó thì có khác gì nhau? - quả là tôi không phân biệt nổi - tôi đang viết cho sếp và sếp hãy cười thoải mái nếu sếp không thấy ngán. Tôi cũng cười khi nghĩ là sếp đang cười và chính bởi thế cái cười không bao giờ dứt trên trái đất này. Mỗi người đều có cái điên rồ riêng, nhưng cái điên rồ lớn nhất, theo quan điểm của tôi, là không có cái điên rồ nào cả.
"Cho nên sếp có thể thấy là tôi đang phân loại sự điên rồ của tôi ở đây tại Candia và tôi xin bộc bạch tất cả với sếp vì tôi muốn thỉnh vấn sếp. Tất nhiên là sếp đang còn trẻ, nhung sếp đã đọc sách thánh hiền cổ xưa và sếp đã - nói thế này sếp bỏ qua cho... sếp đã trở nên hơi cổ lỗ cho nên tôi muốn thỉnh vấn sếp.
"Phải, tôi nghĩ người nào cũng có hơi hướm riêng của mình . Ta ít đế thấy nó , vì các thứ mùi lẫn lộn cả vào nhau và ta không thể khẳng định mùi nào là của anh, mùi nào là của tôi, thục thế. Ta chỉ biết là có một mùi hôi và cái đó ta gọi là "nhân loại"... tôi muốn nói "mùi hôi người" . Có những kẻ hít lấy hít để cái đó như thể đó là hương hoa nhài vậy. Còn tôi thì nó làm tôi lộn mửa. Dù sao, ta cũng cho qua, đó là chuyện khác.
" Tôi muốn nói - tôi lại sắp thả phanh đấy - rằng đàn bà, các mụ các ả ấy thính mũi như chó. Họ đánh hơi ra ngay thằng đàn ông nào thèm muốn họ và thằng nào không. Chính vì thế mà mọi thành phố tôi đặt chân tới, ngay cả bây giờ khi tôi đã già nua xấu xí như khỉ đột lại chẳng có quần áo diện, bao giờ tôi cũng có một hai mụ đàn bà chạy theo. Họ đánh hơi ra tôi, đồ đĩ! Cầu Chúa ban phước cho họ!
"Dù sao mặc lòng, hôm đầu tiên tôi tới Candia an toàn, trời đã sẩm tối. Tôi cấp tập đến ngay các hiệu buôn, nhưng tất cả đều đóng cửa . Tôi vào một quán trọ , cho là ăn, tôi cũng ăn uống và tắm rửa sạch sẽ. Rồi tôi châm một điếu thuốc lá và đi dạo một vòng thăm dò. Tôi chẳng quen biết ai trong thành phố và cũng chẳng ma nào biết tôi, tôi hoàn toàn tự do. Tôi có thế huýt sáo vang trên đường phố, cười, nói một mình. Tôi mua ít hạt bầu rang muối, nhấm nháp, nhổ vỏ và lang thang thỏa thích.
Đường phố lên đèn, đàn ông uống rượu khai vị. đàn bà trở về nhà, không khí ngào ngạt mùi son phấn, xà phòng thơm, rượu hồi và souvlakia ( [43] ). Tôi tự bảo: "Này Zorba, liệu mày hy vọng còn được sống bao lâu nữa với hai cánh mũi phập phồng này? Mà chả còn mấy nả mà hít không khí nữa đâu. Dấn tiếp đi, ban già hỡi, cố hít cho thật sâu hết mức vào!"
"Ấy, tôi đang tự nhủ thế trong khi đi ngang đi dọc cái quảng trường lớn mà sếp biết đó. Bỗng nhiên - đội ơn Chúa! - tôi nghe thấy tiếng hò reo, tiếng khiêu vũ, tiếng trống chơi mấy ca khúc Đông phương. Tôi dỏng tai lên và chạy đến chỗ phát ra những âm thanh rộn rã đó. Đó là một tiệm cà phê ca múa nhạc. Đúng là cái tôi đang cần.
Tôi bước vào. Tôi ngồi vào một bàn nhỏ ngay ở hàng đầu. Tại sao tôi lại phải rụt rè nhỉ? Như tôi đã nói, chẳng ai biết tôi, tôi hoàn toàn tự do.
"Mộc phụ nữ lóng ngóng, to đùng đang nhảy trên bụ c, váy vén cao, nhưng tôi không buồn chú ý đến . Tôi gọi một chai bia, rồi một cô nàng nho nhỏ, dễ thương da ngăm ngăm, đến ngồi vào bàn tôi. Mặt ả bự phấn như thế trát bằng tay thợ nề.
- "Ông nội không phản đối chứ?Ả vừa hỏi vừa cười khanh khách.
"Nghe vậy máu bốc lên đầu tôi. Con nhỏ hỗn xược! Tôi cảm thấy một thôi thúc ghê gớm muốn vặn cổ ả. Nhưng tôi nén giận, tôi ái ngại cho giống "cái", cho nên tôi bèn gọi bồi:
" Bồi, hai chai sâm-banh!
"Sếp thứ lỗi cho! Tôi đã tiêu khá tiền của sếp, nhưng đây là một xúc phạm ghê gớm, tôi phải cứu vãn danh dự của chúng ta, danh dự của sếp cũng như của tôi. Tôi phải bắt con ranh con này quì gối trước chúng ta, đó thật sự là nhiệm vụ của tôi. Tôi biết sếp ắt không bao giờ để tôi không vũ khí tự vệ như thế trong một thời điểm gay go! Cho nên, "Bồi, hai chai sâm-banh!"
"Sâm-banh được mang đến và tôi gọi cả bánh ga-tô, rồi thêm chút sâm banh nữa. Một gã mang hoa nhài đến, tôi mua cả giỏ đút vào lòng con nhỏ dám lăng nhục chúng ta .
"Chúng tôi uống hoài uống hủy, nhưng thề với sếp tôi không hề cấu véo ả. Tôi biết cái chất của mình chứ.
Khi còn trẻ. điều đầu tiên tôi làm với phụ nữ là cấu véo, đùa giỡn. Bây giờ về già, điều đầu tiên tôi làm là chi tiền, chiều chuộng, đãi đằng xả láng. Đàn bà rất thích được đối đãi như vậy. Các mẻng đâm chết mê mình; và dù mình có gù lưng, già cú đế, xấu như ma, họ cũng quên tiệt. Đồ đĩ rạc, họ chẳng nhìn thấy gì khác ngoài bàn tay đổ tiền bạc như nước chảy. Cho nên , như tôi đã nói , tôi đã tiêu một đống tiền - cầu Chúa ban phước lành cho sếp và đền bù lại cho sếp gấp trăm lần - và cô ả nói trên bám riết lấy tôi. Ả xích lại mỗi lúc một gần, áp cái đầu gối xinh xẻo vào hai cẳng chân to tướng xương xẩu của tôi. Những tôi cứ lạnh như tảng băng, mặc dầu bên trong thì nóng bỏng, bồn chồn. Đó là cái làm đàn bà điên đầu, sếp nên biết thế, trong trường hợp sếp ở vào tình thế như vậy điều đó có thể giúp ích cho sếp: cứ để họ cảm thấy mình sôi sục bên trong mà vẫn không thèm đυ.ng tới họ!
" Thế, nửa đêm qua, rồi sang giờ tý. Tiệm cà phê bắt đầu tắt đèn đóng cửa . Tôi rút ra mộ tập giấc bạc một nghìn drachma, trả tiền và cho gã bồi bàn một món puốc boa hậu hĩnh. Cô ả bám chặt lấy tôi.
"- Anh tên gì? Ả hỏi tôi, giọng đầy sầu muộn tuơng tư.
"- Ông nội, tôi đáp, vẻ tự ái.
"- Con đĩ trơ tráo véo tôi thật mạnh và thì thầm: " - Đi với em... đi với em nào!"
" Tôi cầm bàn tay nhỏ nhắn, siết chặt ra vẻ hiểu ý và đáp:
"- Vậy thì đi, cô bé. . . .
"Giọng tôi khản đi.
"Phần còn lại, chắc sếp có thể hình dung ra được. Chúng tôi mần trò của mình. Rồi chúng tôi lăn ra ngủ.
Khi thức giấc, ít ra cũng đã mười hai giờ. Tôi nhìn quanh và tôi thấy gì ? Một căn phòng nhỏ dễ thương, mới toanh , những chiếc ghế bành, một lavabo, những bánh xà phòng, những lọ nước thơm, gương lớn, gương nhỏ, những chiếc áo váy màu sắc tươi vui treo trên tường, hàng lô ảnh chụp nào thủy thủ, sĩ quan, nào thuyền trưởng cảnh sát, nào vũ nữ, những ả mang độc một thứ trên người: đôi dép, và trên giường, bên cạnh tôi, một mẫu giống cái - nồng ấm, thơm tho và lõa xõa tóc!
"Ối Zorba, tôi nhắm mắt lại tự nhủ, mày đang còn sống mà đã lọt vào Thiên đàng! Đây là một nơi trú ngụ tốt đừng có rời khỏi!
"Sếp à, trước đây đã có lần tôi nói với sếp rằng mỗi người có Thiên đàng riêng của mình. Với sếp. Thiên đàng chứa đầy sách cùng những chai mực lớn. Với kẻ khác, nó là một kho đầy những thùng rượu vang, rượu rum và brandi, với ai nữa lại là những đống tiền. Với tôi, Thiên đàng là như thế này: một căn phòng nho nhỏ thơm phức với những chiếc áo váy màu sắc tươi vui trên tường, những bánh xà phòng thơm, một cái giường lòxo lớn và bên cạnh tôi, một con cái.
" Xưng tội là được tha thứ một nửa . Hôm ấy, tôi không thò mũi ra khỏi cửa . Thử hỏi tôi còn cần đi đâu và làm gì nữa? Chả cần! Tôi ở đây tốt chán rồi. Tôi cho người đến lữ quán số một của thành phố đặt họ mang tới cho chúng tôi một khay thức ăn toàn đồ bồi bổ hảo hạng: caviar đen, thị sườn, cá, nước chanh ép, cadaif ( [44] )
Chúng tôi lại chăm lo việc riêng mần tình tí ti và ngủ thêm giấc nữa. Đến tối chúng tôi dậy, mặc quần áo và lại khoác tay nhau đến tiệm cà phê.
"Để nói vắn tắt và khỏi làm sếp ngụp trong những lời dông dài, cái chương trình ấy vẫn còn đang tiến hành. Nhưng sếp đừng lo sếp ạ, tôi cũng vẫn chăm lo công việc của sếp. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đi ngó quanh các cửa hiệu. Tôi sẽ mua dây cáp và tất cả những thứ ta cần, sếp yên trí. Sớm một ngày hay chậm một ngày hoặc một tuần hoặc thậm chí một tháng đi nữa thì có hệ trọng gì? Như bọn tôi thường nói, mèo mẹ nóng vội sinh mèo con dị dạng.
Vì lợi ích của sếp, tôi đang đợi cho tai tôi nghe hết được mọi chuyện và đầu óc tôi sáng sủa ra để khỏi bị lừa. Tôi phải mua được dây cáp hạng nhất, kẻo chúng ta sẽ thất bại. Cho nên, hãy kiên nhẫn, sếp ạ, và hãy tin tôi.
"Nhất là sếp đừng lo cho sức khỏe của tôi. Những cuộc phiêu lưu là có ích cho tôi. Chỉ trong mấy ngày tôi đã trở lại tuổi đôi mươi. Xin cam đoan với sếp, tôi sung sướиɠ đến nỗi sắp mọc một bộ răng mới. Khi tới đây lưng tôi hơi đau một chút những bây gìờ lại khỏe như vâm. Mỗi sáng, tôi soi gương và cứ ngạc nhiên là qua đêm rồi mà sao tóc mình chưa đen lại như xi đánh giày.
" Nhưng chắc sếp sẽ hỏi tại sao tôi lại viết cho sếp như vậy? Ờ ... sếp cũng kể như một đức cha nghe tôi xưng tội vậy và tôi chẳng hề xấu hổ thú nhận mọi tội lỗi với sếp. Sếp có biết tại sao không? Theo nhận thức của tôi, dù tôi làm phải hay làm bậy, sếp cũng bất cần. Giống như Thượng đế, sếp cầm một miếng bọt biển đẫm nước và xoẹt xoẹt! Sếp lau sạch hết. Đó là điều thúc đẩy tôi nói hết mọi chuyện với sếp như vậy. Cho nên sếp hãy nghe nhé!
"Đầu óc tôi đang lộn tùng bậy và tôi sắp sửa hoàn toàn mất trí. Xin sếp hãy vui lòng cầm bút viết cho tôi ngay sau khi nhận được thư này. Từ giờ đến lúc nhận được thư trả lời của sếp, tôi sẽ như ngồi trên đống lửa. Tôi nghĩ là từ bao năm nay tên tôi đã bị gạch trong sổ của Thượng đế! Và cả trong sổ của Xa tăng nữa. Duy nhất chỉ có sổ của sếp là còn ghi tên tôi. Tôi nghĩ vậy cho nên tôi chả còn ai ngoài sếp tôi chí tôn chí kính để hướng về; cho nên xin lắng nghe điều tôi cần bộc bạch . Đầu đuôi là thế này:
" Hôm qua, ở một làng gần Candia, có mở hội - ma quỷ bắt tôi đi nếu tôi biết đó là hội mừng ông Thánh nào! Lola... à, đúng là tôi quên chưa giới thiệu với sếp tên nàng là Lola - phải, nàng bảo tôi:
" Ông Nội à ! Nàng lại gọi tôi là ông nội, những bây giờ, đó là một cái tên âu yếm, sếp ạ. "Ông Nội", nàng nói, " em muốn đi hội."
" -Vậy thì Bà Nội cứ đi đi, tôi bảo nàng.
" -Nhưng em muốn đi với anh cơ.
" -Anh không đi. Anh không thích các vị Thánh. Em đi một mình vậy " Thôi được, em cũng chả đi nữa .
"Tôi trùng trừng nhìn nàng.
" - Em không đi ư? Tại sao? Em không muốn đi sao?
" - Nếu anh cùng đi thì em muốn. Nếu không thì em chả thiết.
"- Tại sao? Em là một người tự do cơ mà?
"- Không, em đâu phải là người tự do.
"- Em không muốn tự do ư?
"- Không, em không muốn .
" Tôi ngỡ mình nghe thấy những tiếng siêu phàm. Thật thế "
"- Em không muốn tự do ? Tôi kêu lên .
" - Không, em không muốn ! Em không muốn ! Em không muốn!
"Sếp ạ, tôi đang viết thư này trong phòng của Lola, bằng giấy của Lola; vì lòng kính Chúa, xin sếp hãy nghe cho kỹ. Tôi nghĩ chỉ những ai muốn được tự do, mới là con người. Đàn bà không muốn tự do. Vậy đàn bà có phải là người không?
"Vì Chúa, xin sếp hãy trả lời thật sớm.
" Chúc mọi điều tốt lành nhất cho ông chủ tốt nhất trong các ông chủ.
Tôi, ALEXIS ZORBA"
Đọc xong thư của Zorba, tôi phân vân mất một lúc, do dự giữa hai bề - không, ba bề. Tôi không biết nên nổi giận hay nên cười, hay chỉ nên thán phục con người hoang sơ ấy đã đập vỡ béng cái vỏ ngoài cuộc sống - lô gích, đạo lý, lương thiện - để đi thẳng vào bản chất của nó. Tất cả những đức tính nho nhỏ, rất hữu ích, lão đều không có. Lão chỉ có độc một đức tính bần tiện, nguy hiểm, khó thỏa mãn, không ngừng thôi thúc lão với một sức mạnh không cưỡng nổi tiến tới những cực hạn, tới vực thẳm.
Khi viết, người lao động thất học này làm gãy bút trong xung khí mãnh liệt của lão. Như những con người đầu tiên trút bỏ lốt khỉ, hoặc như những triết gia lớn, lão bị chi phối bởi những vấn đề cơ bản của nhân loại. Lão nghiệm sinh những vấn đề đó như thể chúng là những nhu cầu trực tiếp và cấp bách. Giống như trẻ thơ, lão thấy mọi vật lần đầu tiên. Lão không bao giờ hết ngạc nhiên và không ngừng tự hỏi: tại sao? Do đâu? Mọi sự đối với lão đều thần diệu và mỗi sớm mai mở mắt thấy cây cối, biển cả sỏi đá và chim muông, lão đều bàng hoàng ngây ngất.
- Phép thần kỳ gì đây? Lão kêu lên. Những sự huyền bí gọi là cây, đá, biển, chim kia, đó là gì nhỉ?
Tôi nhớ một hôm, đang đi về phía làng, chúng tôi gặp một ông già nhỏ bé cưỡi một con la. Zorba trố mắt ra nhìn con vật. Cái nhìn của lão dữ dội đến nỗi ông già nông dân phát hoảng kêu lên.
- Lạy Chúa, người anh em, đừng nhìn nó như kiểu gieo tai họa thế! Và ông làm dấu thánh giá.
Tôi quay sang Zorba:
- Bác làm gì ông lão để ông ta kêu lên như vậy? Tôi hỏi lão.
- Tôi ấy à? Sếp cho là tôi làm gì? Tôi nhìn con la, có thế thôi! Sếp không thấy kỳ lạ sao?
- Cái gì kỳ lạ?
- À... lạ cái là làm sao lại có những thứ như con la trên đời này!
Một hôm khác, tôi đang nằm dài trên bãi biển đọc sách thì Zorba đến ngồi trước mặt tôi, đặt cây santuri lên đầu gối và bắt đầu chơi. Tôi ngước mắt lên nhìn lão. Nét mặt lão thay đổi dần và một niềm vui cuồng khấu xâm chiếm lão. Lão lắc lư cái cổ dài nhăn nheo và bắt đầu hát.
Những ca khúc Macedonia và Klepht, những tiếng hò man rợ, cổ họng con người như trở lại thời tiền sử khi mà tiếng thét là một tổng hợp lớn chứa tất cả những gì ngày nay ta gọi là thơ, nhạc và tư tưởng. "Ắc-kh! Ắc-kh! " Tiếng kêu phát ra từ sâu thẳm tâm can Zorba và toàn bộ lớp vỏ mỏng của cái ta gọi là văn minh vỡ toác để cho con thú bất tử, vị thần lông lá, con đười ươi khủng khϊếp, bước ra.
Than bùn linhít, lỗ lãi, mađam Hortense và những kế hoạch cho tương lai, tất cả đều biến mất. Tiếng kêu chở tất cả đằng trước nó; chúng tôi không cần gì khác. Bất động trên bờ biển cô liêu này của đảo Crete, cả hai chúng tôi đều giữ trong l*иg ngực tất cả sự cay đắng và ngọt ngào của cuộc đời. Cay đắng và ngọt bùi đều không tồn tại nữa. Mặt trời lặn, đêm đến, chòm sao Đại Hùng Tinh nhảy nhót quanh cái trục bất động của bầu trời, trăng lên và kinh hãi nhìn hai con thú nhỏ xíu đang hát trên bãi cát, không sợ bất kỳ ai.
- À! con người là dã thú, Zorba đột ngột nói, quá kích động với những bài hát của mình. Bỏ mặc sách vở đấy! Sếp không xấu hổ sao? Con người là dã thú, mà dã thú thì không có đọc sách.
Lão im lặng một lúc, rồi cất tiếng cười.
- Sếp có biết Thượng đế tạo ra con người như thế nào không? Lão nói. Sếp có biết câu đầu tiên con vật ấy - tức là người - nói với Thượng đế là như thế nào không?
- Không. Làm sao tôi biết được? Tôi có ở đấy đâu.
- Tôi có ở đấy. Zorba kêu lên, hai mắt long lanh.
- Vậy thì kể tôi nghe nào.
Nửa xuất thần, nửa giễu cợt, lão bắt đầu bịa ra câu chuyện hoang đường về việc tạo ra con người.
- Được nghe đây, sếp! Một buổi sáng, Thượng đế thức dậy cảm thấy lòng buồn ngao ngán. "Thượng đế quái gì ta! Ta chẳng có thằng người nào thắp hương trầm khấn vái ta và nhân danh ta mà thề thốt để tiêu sầu! Ta đã chán sống thui thủi một mình như con cú già rồi. Xì!" Ngài nhổ vào hai bàn tay mình, xắn tay áo, đeo kính, lấy một nắm đất, nhổ lên làm thành bùn, nhào thật kỹ và nặn thành một thằng người nhỏ xíu cắm vào mặt trời.
"Bảy ngày sau, Ngài rút nó ra khỏi mặt trời. Nó đã được nung rắn như sành. Thượng đế nhìn nó và ôm bụng cười ngặt nghẽo.
"- Quỷ tha ma bắt, Ngài nói, đó là một con lợn đứng bằng hai chân sau! Hoàn toàn không phải cái ta muốn! Rành là ta đã làm hỏng bét!
"Thế là Ngài túm gáy nó xách lên và đá đít nó.
"- Thôi, xéo đi cho rảnh! Tất cả công việc của mi giờ đây là tạo ra những con lợn con khác; trái đất là của mi đó! Nào a-lê hấp, tới đó đi! Một, hai, một, hai!... Bước mau, bước?
"Nhưng, sếp thấy đó, nó đâu phải là con lợn! Nó đội một cái mũ phớt, một cái áo vét-tông thèo đảnh khoác lên vai, quần là xếp li phẳng phiu, chân đi dép lê Thổ Nhĩ Kỳ có búp tua đỏ. Và ở thắt lưng - hẳn đây là do ma quỷ cho - là một con dao găm nhọn có khắc dòng chữ: Ta sẽ hạ thủ mi!
"Đó là con người! Thượng đế giơ tay ra cho kẻ kia hôn, nhưng con người xoắn bộ ria mà rằng:
"- Xê ra, lão già, tránh đường cho ta qua!"
Đến đây, Zorba dừng lại khi thấy tôi phá lên cười.
Lão cau mày:
- Đừng có cười ! Lão nói. Chuyện xảy ra đúng như thế đó.
- Làm sao bác biết được?
- Tôi cảm thấy nó diễn ra như vậy và nếu tôi ở vào địa vị Adam, ắt tôi đã làm thế. Tôi xin cuộc là nếu Adam làm khác thế thì cứ chặt đầu tôi đi. Và sếp đừng có tin những điều nói trong sách; tôi mới là người sếp nên tin cậy. Không chờ tôi trả lời, lão xòe bàn tay hộ pháp và lại tiếp tục chơi santuri .
Tôi vẫn còn cầm lá thư thơm phức có hình trái tim xuyên qua của Zorba và sống lại tất cả những ngày ấy, những ngày ăm ắp sự hiện diện rất người của Zorba, mà tôi đã trải qua bên lão. Trong sự bầu bạn với Zorba, thời gian đã đượm thêm một hương vị mới. Nó không còn là một chuỗi số học những sự kiện bên ngoài, cũng không còn là một vấn đề triết học nan giải bên trong. Nó là cát ấm rây từng hạt nhỏ và tôi cảm thấy nó êm ái lọt qua kẽ tay.
"Cầu Chúa ban phước lành cho Zorba!" Tôi thì thầm. "Lão đã đem lại một hình thể sống động, nồng ấm, yêu dấu cho mọi ý niệm trừu tượng run rẩy trong tôi. Khi lão không có đây, tôi lại bắt đầu run rẩy."
Tôi lấy một tờ giấy, gọi một công nhân và gửi một bức điện khẩn: "Về ngay!"