Chương 7

Đây có lẽ là vùng ngoại ô Hồng Kông, tương đối xa xôi, thoạt nhìn núi xanh, nước xanh, đất nông nghiệp và ao hồ trong cơn mưa phùn rất đẹp, mọi thứ không khác gì vùng nông thôn ở đại lục.

Điểm khác biệt duy nhất là có thể nhìn thấy một số dấu vết của việc xây dựng đường, nghe người ta nói gần đây Nguyên Lãng đang xây dựng một thị trấn mới ở Nguyên Lãng, nói rằng muốn tạo cầu sửa đường, bây giờ xem ra điều đó là đúng rồi.

Cô vừa đi vừa nhìn như thế liền thấy được được một bà cụ, người nọ mặc một chiếc áo choàng ngắn ôm ngực, phía dưới là quần không có đáy, tóc búi cao.

Cô hơi ngạc nhiên nhưng cũng không có gì bất ngờ cho lắm, dường như Hồng Kông tuy là một nơi phồn hoa song vẫn duy trì truyền thống nông thôn giống như đại lục.

Bà cụ một tay giơ ô, một tay kia khoác cái giỏ đi về phía trước, đột nhiên nhìn thấy Diệp Thiên Hủy khiến bà ấy cũng rất kinh ngạc.

Rõ ràng bà ấy liếc mắt đã nhìn ra lai lịch của Diệp Thiên Hủy: “Cháu gái à, cháu mau đi đi, đi nhanh đi, nếu không… Quân lính Khuếch Nhĩ Khách* sẽ tới bắt cháu đấy.”

*Gurkha hay còn gọi là Gurkha (tiếng Nepal: गोर्खा; tiếng Trung Quốc: 廓尔喀, phiên âm: Khuếch Nhĩ Khách) là thuật ngữ để chỉ về những binh sĩ đến từ Nepal thuộc Vương quốc Nepal.

Trước đây Diệp Thiên Hủy không biết tiếng Quảng Đông, chỉ là bây giờ cô đang ở Quảng Đông nên cũng học được một ít. Mặc dù bà cụ nói có hơi nhanh, cô vẫn nghe không hiểu nhưng cô biết mấy chữ “Quân Khuếch Nhĩ Khách” có nghĩa là gì. Đó là quân đội Nepal được Anh thuê, tên tiếng Anh là Gurkha.

Người Nepal dũng cảm, giỏi chiến đấu và đã trở thành những người đứng đầu trong giới lính đánh thuê, ngày nay, binh lính Gurkha ở Hồng Kông được người Anh thuê để canh gác biên giới và duy trì các tình huống khẩn cấp.

Cô lập tức ra hiệu bằng tiếng Quảng Đông không chuẩn và nói: "Bà ơi, cháu muốn hỏi bà có điện thoại không, cháu muốn tìm người thân."

Bà cụ xua tay, rõ ràng là có ý từ chối, Diệp Thiên Hủy hỏi thăm đường ra phố, cô muốn đi ra phố gọi điện thoại.

Bà cụ nhìn dáng vẻ Diệp Thiên Hủy như vậy: “Bà đứa cháu đến đó.”

Diệp Thiên Hủy nghe hiểu, nói “cám ơn”* , cô biết “cám ơn” có nghĩa là cảm ơn. Bà cụ vẫy tay, ý bảo cô đi theo bà ấy về phía trước, vừa đi bà ấy vừa nói gì đó.

*Gốc là “ngô cai” (wú gāi - 唔该 ): cảm ơn tiếng Quảng Đông.

Khẩu âm của bà ấy rất nặng, Diệp Thiên Hủy nửa hiểu nửa không, biết đại khái những năm qua bà cụ đã gặp rất nhiều người giống cô nhưng đa phần là nam giới, hơn nữa cũng có rất nhiều người đã chết đuối. Bà ấy tốt bụng, sẽ cho đối phương ăn một chút.

Có điều, rõ ràng là bà cụ không đồng ý và nhấn mạnh nhiều lần: “Cháu trở về đi, chỉ khi trở về cháu mới có thể sống lâu hơn. Ít nhất cháu còn có cơm để ăn!”

Chẳng bao lâu, bà cụ đưa Diệp Thiên Hủy về của bọn họ. Thôn này có nhà trệt, cũng có những tòa nhà hai tầng với mái ngói dốc màu xám và những bức tường trắng không nhìn thấy được nền, ở đầu thôn còn có một số thùng sơn bỏ đi chất đống.

Bà cụ chỉ về hướng đó và nói: “Ở đó có điện thoại.”

Diệp Thiên Hủy nhìn theo hướng ngón tay của bà cụ, vừa nhìn cô cũng rất ngạc nhiên, hóa ra đằng sau thôn xóm cũ kỹ lại là một loạt nhà cao tầng và bảng hiệu. Thoạt nhìn, nó có vẻ là sở thích xa hoa đồ trụy của chủ nghĩa tư bản.

Bà cụ lấy từ trong nhà ra một đôi giày vải cũ, tìm cho Diệp Thiên Hủy một chiếc áo sơ mi ngắn tay màu trắng ố vàng, Diệp Thiên Hủy không có giày, quần áo trên người ướt đẫm, nhớp nháp, lạnh lẽo. Bây giờ cô được bà cụ đưa quần áo cho như này, chẳng khác nào đưa than than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi.

Diệp Thiên Hủy nhận lấy những thứ này xong cũng không dám trễ nãi bà cụ nữa, trịnh trọng cảm ơn bà ấy.

Thật ra bà cụ không hiểu Diệp Thiên Hủy nói cái gì, có điều rõ ràng bà ấy có chút lo lắng, sau khi nhìn xung quanh xem có ai không mới ra hiệu cho Diệp Thiên Hủy nhanh lên: “Cháu đi đi.”

Diệp Thiên Hủy cũng không tiện làm phiền bà cụ lâu hơn, lần nữa nói “cám ơn” với bà, sau đó vội vã chạy ra đường phố.

Thấy có hy vọng, bước đi của cô cũng nhanh hơn. Chẳng bao lâu cô đã ra tới được đường phố, khung cảnh ở đây quả thật hoàn toàn khác với bên đại lục.