Lúc tôi học năm ba, trong nước triển khai một cuộc “hát đỏ đánh đen*” do chính quyền thành phố C khởi xướng cực kỳ sôi nổi, khắp mọi nơi đồng loạt hưởng ứng. Khi đó tổ chức xã hội đen lớn nhất nước tôi có tên là “Tân Tương Quân”, đại đương gia là một gã đàn ông Hồ Nam tên Hồ Thạch Ngân, cũng có quá khứ truyền kỳ, nếu như ở thời quá khứ thì chẳng khác nào mấy người như Hoàng Kim Vinh, Đỗ Nguyệt Sênh*. Mà truyền kỳ hơn nữa là chẳng hiểu tại sao Hồ Thạch Ngân này lại rửa tay gác kiếm, an toàn thoát ra khỏi đợt trấn áp xã hội đen này. Nghe bảo Hồ Thạch Ngân có một “đoàn luật sư vàng” rất đỉnh, để có thể giúp ông ta rửa sạch tội trạng mà dốc hết ngón nghề, giao dịch ngoài tòa, khẳng khái hùng biện trên tòa, giở đủ loại thủ đoạn ngoạn mục, không khỏi cảm thán về hệ thống luật pháp ảo diệu không biết đâu mà lần của Trung Quốc.
*Hoàng Kim Vinh sinh tại Tô Châu Giang Tô, có biệt danh là Hoàng Mặt Rỗ, là ông trùm Thanh Bang Hội ở Thượng Hải cũ.Đỗ Nguyệt Sênh thường được biết tới với biệt danh “Đỗ Đại Nhĩ” là một trùm Xã hội đen và Tưởng Giới Thạch chống Cộng sản trong những năm 1920, và cũng là một nhân vật tương quan trọng trong Chiến tranh Trung-Nhật.Và anh của tôi là một trong số đó.
Nhưng nhị đương gia của Tân Tương Quân thì không may mắn như thế. Hồng Triệu Long, giang hồ vẫn gọi bằng cái tên “Xuất Lâm Long”, cực kỳ hung ác tàn độc, so với Hồ Thạch Ngân về già bắt đầu hướng Phật thì chỉ hơn không kém. Kết cục của người đó cũng giống như Lý Quỳ dưới tay Tống Giang, ông ta bị Hồ Thạch Ngân bán đứng, lâu la dưới trướng ông ta bị diệt sạch không còn một mống, bản thân cũng bị phán quyết chung thân.
Hồi tôi năm ba đại học, đất nước còn xảy ra một chuyện nữa, để có thể đứng trên bục triển lãm ô tô, Ân Đát ngất xỉu ngay trong lớp vì ăn kiêng quá độ, vụ này tuy chẳng là gì so với chiến dịch trấn áp xã hội đen của đất nước nhưng lại gây ra cho tôi rất nhiều rắc rối.
Người ngoài chỉ biết qua loa về quan hệ giữa tôi và Ân Đát, chỉ nghĩ tôi là kế hoạch dự phòng của cô nàng khi theo đuổi Đường Dịch Xuyên không thành, thậm chí rất nhiều năm sau người ngoài phát hiện ra tôi và Đường Dịch Xuyên không hợp nhau thì cũng chỉ cười xòa: Bọn họ trở mặt vì một người con gái.
Tôi đưa Ân Đát tới phòng y tế trường, mua cháo và đồ ăn nhẹ cho cô ấy ở căn-tin, còn cùng cô ấy đi truyền dịch. Lúc xếp hàng ở cửa sổ lấy thuốc, hai cô gái trước mặt tôi đang thì thầm bàn tán, một người khá xinh, mái bằng mắt to, người kia hơi thấp và đẫy đà, gương mặt thông minh lanh lợi. Một cái tên thoát ra từ miệng của hai người lại như tiếng sấm giữa trời quang, khiến tim tôi hẫng nhịp.
Có vẻ là mái bằng muốn theo đuổi Đường Dịch Xuyên nên cô bạn thấp kia bày mưu tính kế giúp, nhưng Đường Dịch Xuyên đã không đi học một tuần rồi, mái bằng gửi tin nhắn hỏi thăm suốt mấy ngày trời nhưng đều không lời hồi đáp.
Đã nói là sẽ không đập chậu cướp hoa thì phải giữ chữ tín, để tránh khiến bản thân có vẻ quá dùng dằng, ngoài những buổi tập huấn và trận đấu của đội biện luận, ngày thường tôi sẽ không hẹn gặp riêng Đường Dịch Xuyên, cũng rất ít khi liên lạc với cậu ấy. Đến gần hết kỳ học, hoạt động câu lạc bộ đều tạm dừng nên chúng tôi cũng mất liên lạc luôn. Nhưng không gặp mặt, không liên hệ, không nhắc tới không đồng nghĩa với việc không nhớ, không quan tâm.
“Hi, hai em xinh đẹp.” Tôi ghé người lên, thân thiện chào hỏi.
“Phó, Phó Ngọc Trí?!” Mái bằng quay lại nhìn tôi, đôi mắt to bỗng chốc lấp lánh ánh sáng, “Em bỏ phiếu cho anh vào chung kết top 10 ca sĩ đó…”
Nếu bình thường được một cô em xinh đẹp xa lạ nhìn phát là nhận ra thì chắc chắn tôi sẽ đắc ý lắm, tiện tay xin số điện thoại định bụng tiếp tục phát triển quan hệ.
Nhưng hôm nay tôi hoàn toàn không có hứng.
Sau khi hỏi thăm thời khóa biểu của hai cô gái, tôi xoay người đi luôn. Đi chưa được bao xa lại cảm thấy cứ thế mà đi thì không đủ lịch thiệp, thế là tôi dừng chân quay đầu lại, nở một nụ cười lộ đủ hàm răng trắng, gật đầu với cô gái kia từ xa: “Tôi nhiều hơn người đứng thứ hai một phiếu, ra là nhờ em.”
Thực ra tên xếp thứ hai kém xa tôi về số phiếu, theo như cách nói của Chu Dương thì chỉ bằng cái mặt này của mày thì dù có kêu tiếng lợn trên sân khấu thì cũng thắng chắc. Tôi chửi nó thô thiển, trong lòng lại ngầm thừa nhận.
Nhưng mái bằng thì mê tít, cười đến độ xoay eo lắc mông, khúc khích rung cả người.
Tôi tới lớp của Đường Dịch Xuyên tìm chủ nhiệm, biết Đường Dịch Xuyên chỉ nói một câu nhà có việc xong thì không đi học nữa. Tôi lại qua văn phòng hội học sinh tìm Trâu Oánh, Trâu Oánh cũng nói cậu ấy không tham gia hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, cũng chẳng nói tiếng nào. Gần như tôi đã hỏi hết tất cả giáo viên và sinh viên có liên quan tới Đường Dịch Xuyên, bọn họ đều cảm thấy việc Đường Dịch Xuyên đột nhiên biến mất hết sức khác thường.
Nhưng bọn họ không lo lắng gì cả.
Đường Dịch Xuyên rất xuất sắc, người ưu tú như thế sao có thể vô duyên vô cớ cúp học được? Vậy nên chắc chắn có nguyên nhân nào đó hợp lý, chỉ cần chờ cậu ấy trở lại là được.
Thắc mắc về đầu còn hợp lý, luận điểm vế sau thì không thể tưởng tượng được, lời này làm tôi ngây người cứng lưỡi, bỗng quên luôn cả phản bác.
Mơ hồ cảm thấy không ổn, tôi bắt đầu thỉnh thoảng gọi điện thoại cho Đường Dịch Xuyên, nhưng chuông chờ mãi mãi chỉ là một câu, cậu ấy không mở máy.
Tôi hỏi Trâu Oánh địa chỉ nhà Đường Dịch Xuyên, hội học sinh của bọn họ có nhiều hoạt định, chắc chắn cô nàng có địa chỉ nhà cậu ấy. Nhưng tôi chỉ biết Đường Dịch Xuyên không ở ký túc, cậu ấy thuê trọ ở gần trường, tôi thầm nghĩ về nguyên nhân tại sao cậu ấy không tham gia vào cuộc sống tập thể, hẳn là vì cái tên họ Hồng kia thường xuyên về nước, thế giới của hai người bọn họ không chứa chấp người ngoài quấy rầy.
Nhấn chuông không ai đáp, Trâu Oánh nói với tôi: “A Xuyên không ở nhà, chúng ta về đi.”
A Xuyên? Xưng hô như vậy chợt khiến tôi bốc hỏa, thầm nghĩ cậu ấy có phải của cô đâu, dựa vào đâu mà gọi A Xuyên thân mật thế?
Tôi khăng khăng muốn vào căn nhà trọ của Đường Dịch Xuyên xem sao.
Trâu Oánh không lay chuyển được, đành tìm người mở khóa. Chẳng bao lâu sau thợ khóa đã tới, nhưng không may là hai bác gái ở ủy ban dắt chó đi dạo chung với nhau cũng tới. Hai bác gái rất trách nhiệm, liếc mắt đã nhận ra mặt mũi chúng tôi lạ hoắc, sống chết không cho chúng tôi phá khóa vào nhà.
Tôi một lòng hướng về Đường Dịch Xuyên, chẳng thèm cãi vã vô nghĩa với bọn họ, tôi cởϊ áσ khoác, tháo găng tay rồi nhảy lên cửa sổ chống trộm ở tầng một, dùng lực bật người lên ban công tầng hai.
“Cậu kia mau xuống đây! Cậu mà không xuống là tôi báo cảnh sát đấy!” Bác gái kia gân cổ kêu tôi, tôi làm như không nghe thấy.
Đường Dịch Xuyên sống ở tầng ba, tôi tiếp tục tay trần leo lên, bàn tay đau rát khi ma sát với song sắt gỉ sét.
Đây là mùa đông lạnh nhất trong mười năm trở lại, rét buốt căm căm, cửa sổ tầng ba đã phủ một lớp băng tuyết rất dày, tôi tháo khăn quàng cổ bọc lấy tay phải, đấm một cú vào cửa sổ nhà trọ, thủy tinh vụn bắn ra tung tóe, mặt tôi lập tức xuất hiện mấy vết rách.
Tôi không thấy đau, tôi luồn tay qua lỗ hổng trên cửa sổ, rút then cài và thuận lợi vào nhà.
Nhưng không ai ngờ được, Đường Dịch Xuyên ở nhà.
Rèm cửa đóng chặt, phòng không mở máy sưởi hơi, cả căn phòng vừa tối vừa lạnh chẳng khác nào nhà xác. Tôi tìm thấy Đường Dịch Xuyên trong nhà tắm, vì trời quá lạnh nên nhiệt độ bên trong cũng xuống dưới 0 độ, bồn nước đã đóng một lớp băng mỏng bên trên. Đường Dịch Xuyên cứ thế nằm trong bồn tắm, người chỉ mặc một chiếc áo sơ mi mỏng manh, áo sơ mi trắng ướt đẫm như cánh ve, dán sát vào làn da cậu ấy.
Đôi mắt nhắm chặt, chẳng rõ là ngủ say hay hôn mê, sắc mặt cậu ấy tái không còn chút máu, hơi thở khẽ đến mức gần như không cảm nhận được, nhìn như sắp chết cóng tới nơi.
Tôi lật người Đường Dịch Xuyên lại rồi bế ra khỏi phòng tắm, đặt cậu ấy xuống sàn phòng khách, nhanh tay cởϊ áσ sơ mi của cậu ấy rồi cởi cúc áo sơ mi của mình. Tôi ôm Đường Dịch Xuyên tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ vào trong ngực, kề sát bờ ngực cậu ấy, dùng nhiệt độ cơ thể mình khỏa lấp đi nhiệt độ cơ thể của cậu ấy.
Như chở che một tảng đá.
Tôi dốc hết sức ôm chặt Đường Dịch Xuyên, không dám buông tay một phút giây nào, tôi thì động đậy, cậu ấy vẫn không nhúc nhích, trán nóng rát, người lạnh toát.
Trâu Oánh và bác gái kia vào nhà từ cửa chính, thấy cảnh tượng trước mắt thì sững lại tại chỗ.
“Còn ngây ra đấy làm gì?” Tôi quay đầu gào lên với bọn họ, “Mau gọi 120!”Hết chương 8.
Zen: Thành phố C chính là viết tắt cho Chongqing (Trùng Khánh), 120 là số gọi cấp cứu. Sau đây là chú thích cop y nguyên lại từ Y Quan Khắp Thành =))*Hát đỏ (hát nhạc đỏ) đánh đen (trấn áp xã hội đen) đặc biệt đề cập đến hai cuộc vận động chính trị gây tranh cãi do Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Cục Chính trị Trung ương số 17 của Đảng Cộng sản Trung hoa. Ở Trùng Khánh, Bạc được biết đến như một người theo chủ nghĩa dân túy độc đoán. Ông ta đã phát động một chiến dịch chống tội phạm, tăng cường chi tiêu trong các chương trình an sinh xã hội, duy trì tỉ lệ tăng GDP hai con số ổn định, và vận động để khôi phục thời kỳ Cách mạng văn hóa “văn hóa đỏ”. Việc quảng bá các giá trị của chủ nghĩa quân bình của Bạc và những thành tựu của “mô hình Trùng Khánh” của ông ta đã đưa Bạc trở thành người hùng của nhóm Tân Tả Phái. Tuy nhiên, tình trạng vô pháp luật của các chiến dịch chống tham nhũng của Bạc, cùng với những nỗi lo về tính cách khác biệt của ông ta, đã khiến Bạc trở thành một nhân vật gây tranh cãi.Từ hơn 200 năm này, ở thành phố Trùng Khánh đã tồn tại các tổ chức bang hội sống ngoài vòng pháp luật, như Ca Lão hội, Thiên địa hội và Thanh Liên giáo. Các băng nhóm này hoạt động theo kiểu xã hội đen và luôn là đầu mối gây mất an ninh xã hội tại địa phương, với sự tiếp tay của nhiều quan chức trong chính quyền và lực lượng công an. Trên cương vị là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã mở chiến dịch “đả hắc trừ ác” chuyên tấn công tội phạm có tổ chức và các quan chức tham nhũng. Chiến dịch “đả hắc” lớn chưa từng có này đã đập tan nhiều băng nhóm và khiến các quan chức tham nhũng run rẩy.Trong phong trào “đả hắc” này, Bạc Hy Lai đã cho xây dựng hơn 500 trạm gác và bố trí các cảnh sát mặc đồng phục nhằm tấn công tội phạm có tổ chức và duy trì an ninh, trật tự. Để thực hiện được chiến dịch này, Bạc Hy Lai đã cho mời Vương Lập Quân, một “người hùng” chống tội phạm từng nổi danh ở thành phố Thiết Linh tỉnh Liêu Ninh thời ông Bạc làm tỉnh trưởng, về Trùng Khánh giữ chức Giám đốc Công an thành phố.Song song với phong trào “đả hắc”, Bạc Hy Lai còn tìm cách hồi sinh các bài “nhạc đỏ” có từ thời Mao Trạch Đông và “văn hóa đỏ”. Khi phong trào này bắt đầu, Bạc Hy Lai đã cho tổ chức nhiều chương trình biểu diễn các bài hát cách mạng ở các trường học, cơ quan. Các sân khấu được trang hoàng đỏ rực, và người dân thành phố Trùng Khánh vừa hát vừa vẫy lá quốc kỳ trong tay. Ban đầu, các lãnh đạo cấp cao khi đến thăm Trùng Khánh đã rất ủng hộ phong trào “nhạc đỏ” này. Ông Ngô Bang Quốc, ủy viên thường trực Bộ chính trị, cũng từng ca ngợi phong trào này thể hiện được “niềm tự hào của người dân Trung Quốc”.Các chiến dịch nói trên cùng với “mô hình phát triển kinh tế Trùng Khánh” chú trọng “lấy của người giàu chia cho người nghèo” và cải thiện các dịch vụ công, đã khiến cho Bạc Hy Lai ngày càng nổi tiếng hơn. Hai thầy trò Bạc Hy Lai – Vương Lập Quân trở thành một “cặp bài trùng” cùng bước lêи đỉиɦ cao danh vọng. Tuy nhiên, các chiến dịch trấn áp mạnh tay của Vương Lập Quân đã đã khiến không ít người bất mãn, và thứ “văn hóa đỏ” mà Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đang ra sức cổ xúy này khiến người ta nhớ đến thời kỳ “cách mạng văn hóa” đầy cay đắng, và điều đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong giới chóp bu ở Bắc Kinh. Điều này được thể hiện trong việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc đến “cách mạng văn hóa” trong khi phê phán các quan chức Trùng Khánh.