"Ồ, vậy chị phải xem mới được, lâu rồi chưa bị phim ảnh làm cảm động."
"Chị xem đi, nếu chị nghiện thì sang chỗ em tải phim về, may mà em chưa xoá."
"Được, xem phim xem phim."
Tiểu Ngoại nói không sai, bộ phim này đúng là khiến người ta khóc đến chết, tôi xem mà vừa tức vừa hồi hộp vừa đau lòng. Dù Tiểu Ngoại đã xem qua hai lần, nhưng em vẫn phải nín thở khóc sướt mướt khi xem cùng tôi. Hôm sau tôi đến nhà Tiểu Ngoại thu lại toàn bộ các tập để về nhà xem cùng Tiểu Tân, hai đứa ôm nhau khóc hết nước mắt, nhất là khi xem đến đoạn Eun Chae nói: "Người bi thảm nhất chính là những người không có ký ức, nếu anh cho em một kỷ niệm đẹp, em sẽ mãi mang theo nó mà đi đến hết cuộc đời này", tôi nhớ về tôi và Tiểu Tân của quãng thời gian năm xưa, chúng tôi cũng đã từng ôm ý nghĩ đó mà âm thầm chịu đựng, không chịu được nữa, tôi ôm Tiểu Tân mà oà khóc huhu.
Tôi thường hay xem phim Hàn Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên tôi xem bộ phim bi tình như vậy, nghiêm túc mà nói, tôi hay xem chúng với tâm trạng chỉ để giải trí, vừa xem đã quên ngay, nhưng bộ phim này thật không tệ, ít ra cái kết có khác biệt so với các bộ phim khác, không phá vỡ mạch cảm xúc hiện có, vừa châm biếm mỉa mai con người, đồng thời ca ngợi cái đẹp của tình người, tuy có hơi tiếc nuối, nhưng bộ phim đã để lại cho khán giả một không gian vô tận để thả hồn vào dòng suy nghĩ của riêng mình.
Tiểu Tân và Tầm dọn đồ ăn lên và gọi chúng tôi, hai người thấy hốc mắt chúng tôi đỏ au mà tưởng rằng do đánh nhau mà nên. Chính Tiểu Ngoại đã dụ dỗ tôi xem bộ phim chết tiệt này, nên con bé phải có trách nhiệm làm tâm trạng tôi cảm thấy khá hơn, tôi kéo tay Tiểu Ngoại nằng nặc đòi con bé trả trái tim vui vẻ của tôi đây, làm con bé suýt chút nữa thì nôn ra máu. Tiểu Tân và Tầm đều rất điềm tĩnh theo dõi cuộc vui, Tiểu Ngoại rất bất lực, con bé nói với tôi một cách yếu ớt: "Chị đừng làm thế, cứ như em vừa cưỡиɠ ɠiαи chị xong vậy"
Tôi không quan tâm lời bậy bạ mà Tiểu Ngoại vừa nói, vẫn tiếp tục bám lấy cánh tay con bé: "Trả lại tâm tình vui vẻ của chị đây!"
"Sao chị có thể như vậy! Chưa già mà đã sa sút trí tuệ! Khi xem phim, nhất là khi xem phim Hàn Quốc, đương nhiên không thể coi đó là thật, haiz, ai ai cũng nói thế này: Phim Hàn hay, có motif nhất định: Bối cảnh đa dạng, tình yêu là tuyến chính..."
Tiểu Ngoại phun ra một tràng dài khiến ba người chúng tôi cười nắc nẻ, sau đó con bé có gửi vào hộp thư của tôi một bộ khuôn "Tổng kết phim Hàn" không biết đào bới ở đâu ra, nguyên văn là thế này:
Bộ phim Hàn hay, cần có motif nhất định;
Bối cảnh đa dạng, tình yêu là tuyến chính.
Nam chính nhiều tiền, nữ chính bình thường;
Nam chính đẹp trai, nữ chính dễ thương.
Chọn cảnh nước ngoài, không gian tuyệt đẹp;
Oan gia ngõ hẹp, tình cờ gặp gỡ.
Nam chính là vương tử bệnh tật, nữ chính là cỏ dại nghèo hèn;
Nam chính hay ghen, nữ chính không vui.
Ma sát tạo điện, lâu ngày sinh tình;
Hai người đơn điệu, tiểu tam chen chân.
Nam chính tổn thương, nữ phụ nhân cơ hội;
Nữ chính gây tương tư, nam phụ trót yêu người.
Nữ phụ độc ác, thủ đoạn khôn lường;
Nam phụ ấm áp, tuyệt đối si tình.
Vẫn bị tổn thương, bốn người đều khổ;
Nước mắt sến sẩm, nam nữ triền miên.
Nam chính tốt lên, nữ chính vừa lòng;
Nam phụ tác thành, nữ phụ thê lương.
Yên ổn không lâu, lại gặp sự cố;
Nhiều tai nạn xe, nan y thường thấy.
Sống chết không định, kết thúc khó đoán;
Quan trọng khi xem phim, khó tránh bị mắng chửi.
Tôi chỉ có thể nói bộ quy tắc này quá kinh điển, Tiểu Ngoại thấy tôi mây mù chuyển nắng, hừ lạnh một tiếng rồi tập trung ăn cơm. Tôi ngồi cạnh Tiểu Tân, nhìn quanh bàn ăn một lượt, ồ, thật phong phú, đầy đủ màu sắc mùi vị, tôi nói với Tầm: "Sau này nếu chúng ta làm hàng xóm thì tốt quá."
Tầm là một cô bé ngoan: "Đúng vậy, hiện giờ nguyện vọng lớn nhất của em là được làm hàng xóm với chị và chị Tiểu Tân."
Tiểu Tân cười nói: "Chắc trong tương lai gần sẽ thành hiện thực đó."
Tầm đưa cho Tiểu Ngoại chiếc bánh bao, ý vị sâu xa: "Còn phải xem cậu thế nào."
Đầu óc của Tiểu Ngoại lại bắt đầu đóng băng, ngốc nghếch nhận lấy chiếc bánh bao: "Nhìn tớ làm gì?"
Tầm véo má Tiểu Ngoại: "Xem khi nào cậu mới đến Bắc Kinh, đồ ngốc, mau ăn đi."
Tiểu Ngoại ngượng ngùng nhai chiếc bánh, không dám nhìn Tầm mà quay sang lườm tôi, đổ hết tinh thần sa sút nhận được từ Tầm lên đầu tôi: "Cười cái gì mà cười, mau ăn đi, đồ ngốc!"
Tiểu Tân và Tầm lại được xem kịch hay, con nít quỷ, đến cả việc tôi cười cũng trêu tức con bé? Thôi được, tuổi tôi đã cao, không có cùng nhận thức với đứa con nít. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi, vì không để ngư ông đắc lợi, tôi phải chỉnh đốn tâm tình, phải nhẫn nhịn.
Tôi nhận được cuộc gọi từ Do Phi khi đang ăn cơm, cái tên này từ khi được lên chức bố đã quên cả bạn bè, thật hiếm khi hắn nhớ hoá ra vẫn có một người bạn như tôi. Tôi rất thẳng thắn, nhận điện thoại và hỏi có chuyện gì, hắn ấp úng nói liến thoắng: "Tôi có một người bạn mở lớp luyện thi mỹ thuật, đang rất cần một giáo viên trường top đến làm mặt tiền trong hai ngày, tôi nghĩ ngay đến cậu. Cậu yên tâm ha, sẽ không ảnh hưởng đến thời gian lên lớp của cậu đâu, chỉ cần đi hai ngày vào cuối tuần là được. Hê hê, tốt nhất cậu nên mang vài em học sinh có khả năng vẽ kha khá đến, chỗ của hắn có hơn hai trăm học sinh, một mình cậu chắc chắn sẽ bận lắm, hơn nữa là học sinh với nhau cũng dễ nói chuyện."
Tôi ngọn ngàng dứt khoát hỏi: "Một ngày tính công bao nhiêu?"
Do Phi cân nhắc một lúc: "Cậu nghĩ, một ngày một nghìn năm thế nào? Hắn mới mở lớp đầu năm nay, cậu đừng chém quá."
"Tôi không hỏi một ngày tôi được bao nhiêu, tôi đang hỏi một ngày các em học sinh của tôi sẽ được cậu cho bao nhiêu."
Do Phi tiếp đó mới thả lỏng: "Cậu không nói rõ chủ ngữ thế đấy, học sinh à... ba trăm thế nào?"
Đối với một doanh nhân như Do Phi, phải thương lượng giá cả, nói không chừng người bạn ấy của hắn đã cho hắn rất nhiều lợi ích. Tôi nói: "Làm gia sư một giờ đã kiếm được 50-60 tệ rồi, ba trăm sao? Không được, một ngày ít nhất phải năm trăm, người ta đã mất công hi sinh ngày học hành hẹn hò cuối tuần để đến đó lao động tình nguyện, cậu định lừa trẻ em à mà chỉ có ba trăm một ngày."
Giọng Do Phi có chút nặng nề: "Kiểu đó cũng được gọi là lao động tình nguyện? Có nhiều học sinh cũng đang tranh giành muốn đi đấy."
Tôi không quan tâm lý lẽ của hắn: "Tôi không cần biết, học sinh của tôi một ngày năm trăm."
"Cậu tàn bạo quá đấy, nếu tôi mà là học sinh cậu chắc tôi yêu cậu chết mất, thôi được được được, thì một ngày năm trăm, thứ bảy tuần sau cậu phải đến đấy, không được thất hứa."
"Yên tâm đi, tôi sẽ hi sinh cuối tuần xem cậu có giữ mặt mũi cho tôi không."
"Chết tiệt! Có người tận tay đưa vi cá mập cho cậu mà còn phải khóc lóc cầu xin cậu ăn, ăn hϊếp người ta sao, thôi được, quyết định vậy đi, sau đó tôi sẽ giới thiệu cho cậu biết người bạn ấy của tôi."
"Ồ, được, thay tôi gửi lời hỏi thăm tới chị dâu nhé."
Cúp máy, tôi lập tức nói với Tiểu Ngoại: "Ngoại, cuối tuần sau đi đứng lớp thuê với chị, đừng đi dạy hộ chỗ đàn anh kia nữa, chỗ của chị có lương cao hơn gấp 3 lần rưỡi."
Đây là thời đại vật chất quyết định mọi thứ, Tiểu Ngoại vừa nghe đến kiếm tiền là mắt sáng long lanh, áp dụng ngay chính sách nịnh hót với tôi, nào là gắp thức ăn, nào là rót nước, còn cần mẫn chịu khó hơn cả Hỉ Thần nịnh hót vua Càn Long. Tiểu Tân và Tầm vui vẻ cười nhìn con bé bợ đít tôi, đương nhiên tôi rất thoải mái yên lòng để em ấy phục vụ, trở thành một vị Phật trước mặt con bé thật không dễ dàng.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không phải vì Tiểu Ngoại có mối quan hệ tốt với tôi nên tôi mới để em ấy đi, mà vì trong số những học sinh mà tôi dạy, hầu như không có mấy ai có thể cạnh tranh với em ấy về mặt trình độ hội hoạ, dù sao Tiểu Ngoại đã được học vẽ từ nhỏ, có nền tảng khá chắc.
Ngày nay, nhiều học sinh vắt óc cắn răng học cho kỳ thi đầu vào, điểm vào các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật thấp là một trong những tình hình cơ bản trong nước, cộng với việc mở rộng tuyển sinh, đó là những điểm thu hút sự quan tâm của mọi người. Phần lớn học sinh đều chuyển ngành giữa chừng, chỉ cần biết một chút kiến thức mỹ thuật, chấm vài chỗ trên bản nhạc phổ và có điểm môn văn hoá cao một chút là có thể đậu đại học, không cần biết đậu vào trường nào hoặc bản thân có thích hay không, chỉ cần biết thi đỗ vẫn tốt hơn không thi đỗ, đến nỗi mỗi năm số lượng tân binh vào các trường nghệ thuật cứ tăng theo cấp số nhân. Nhìn những đứa trẻ tay cầm nhạc cụ, lưng đeo bảng vẽ mà tôi thấy ớn lạnh, làm học sinh Trung Quốc thật không dễ dàng chút nào!
Bên cạnh đó, từ khi Tiểu Ngoại vào đại học, ngoài tiền học phí do gia đình lo, các chi phí sinh hoạt khác đều do em tự chi trả, đều do em kiếm được từ học bổng mỗi kỳ, tiền nhuận bút, làm bán thời gian cho các công ty, dạy học thay cho các anh chị, v.v... mà có. Theo tôi thấy, phần lớn tiền sinh hoạt hàng tháng của em ấy đều có từ tiền công đi làm sau giờ học, hơn nữa còn rất vui vẻ đi kiếm tiền, không phải vì gia đình em thiếu tiền, mà vì đứa trẻ này đã có ý thức tự lập từ nhỏ, tất nhiên, thói quen này có liên quan đến sự giáo dục từ nhỏ của em. Tôi đã gặp qua cha mẹ của Tiểu Ngoại, vừa nhìn đã thấy rõ dáng dấp của những người làm nghề giáo, rất có chiều sâu, đặc biệt là cha em ấy, ông mang vẻ trầm mặc sâu sắc khi không nói chuyện, nhưng khi mở lời có thể khiến người ta cười đến phát điên, tôi đoán Tiểu Ngoại được thừa hưởng tính cách này từ cha em ấy, và chính kiểu tính cách ấy là yếu tố thu hút tôi và Tiểu Tân, và dường như cũng là ưu điểm thu hút Tầm. "Con gái cần phải tự lập", đây là câu cửa miệng của Tiểu Ngoại, và cũng là câu nói giống con người nhất mà tôi từng nghe từ miệng con bé từ xưa đến nay.
Tôi đều an ủi Tiểu Ngoại mỗi khi thấy em đau khổ cau mày nhìn vào những cuốn sách thi thạc dày cộp: "Đừng quá coi đó là chuyện lớn, chị nghĩ do Tầm sợ em hồng hạnh vượt tường nên mới bảo em suốt ngày ở trong phòng cặm cụi học bài. Đương nhiên thi đỗ là chuyện tốt, nhưng nếu không đỗ thì đến Bắc Kinh tìm một công việc tốt cũng không thành vấn đề."
Tiểu Ngoại dường như không thèm lọt tai những lời tôi nói từ tận đáy lòng, đáp lại bằng một nụ cười miễn cưỡng rằng: "Đương nhiên, Tiểu Ngoại là ai cơ chứ, thật ra em không hứng thú lắm với thi thạc, nói đi thi chỉ để tạo áp lực cho bản thân thôi, ít nhất ngày nào cũng phải học một ít tiếng Anh, hehe, còn được sang nhà chị ăn chực với danh nghĩa nhờ chị dạy tiếng Anh cho, bao sướиɠ."
Tôi cạn lời, khinh bỉ em nó với mức độ 100%, đời này gặp phải em nó đúng là một vận xui.
Sau bữa ăn, Tiểu Tân ồn ào nói muốn học đàn tranh từ Tầm, thực ra nàng đã nằng nặc đòi học đàn tranh kể từ lần đầu tiên gặp Tầm, hơn nữa còn mua hẳn cây đàn tranh về, cứ cách dăm ba bữa lại gọi cho Tầm học hỏi cách chơi đàn, Tầm cũng rất vui vẻ dạy nàng. Tầm đã học đàn tranh từ năm 4 tuổi, đến bây giờ trình độ đã vượt cấp 9, có dư kinh nghiệm để dạy Tiểu Tân, lần nào em ấy cũng đều giảng dạy rất chi tiết, lại còn gửi thêm rất nhiều tài liệu và video cho nàng.
Khi Tiểu Tân mới bắt đầu học, nàng đàn còn khó nghe hơn cả tiếng quạ kêu, huỷ hoại đôi tai tôi, nhưng nhìn chung Tiểu Tân rất có năng lực cảm nhạc, bây giờ đã khá hơn rất nhiều, tuy nàng đàn không chuyên nghiệp nhưng người khác có thể nghe lọt tai. Nàng có thể lúng túng chơi hoàn chỉnh bài "Núi cao và nước chảy", tôi thấy điều đó là một sự tiến bộ vượt bậc. Ban đầu tôi cũng muốn học đàn tranh với nàng, nhưng chỉ với một vài phương pháp gẩy ngón tay đơn giản thôi đã khiến tôi chết đi sống lại. Hồi đó khi tôi học đàn tranh, Tiểu Ngoại thường nói với tôi rằng: "Chị Dưởng, không phải em cố tình đả kích chị đâu, chúng ta không phải những người có tư chất học đàn tranh, em đã quen Tầm nhiều năm rồi, nhưng thậm chí đến việc có bao nhiêu dây trong đàn tranh em cũng không rõ. Em thấy chị muốn học tốt như thế, còn mơ!" Tôi vốn dĩ muốn học thành thạo rồi cùng đàn với Tiểu Tân bài "Tiếu ngạo giang hồ", nhưng dưới sự giễu cợt của Tiểu Ngoại kèm theo những bằng chứng thực tế, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ.
Thực ra, tôi rất thích đàn tranh, người ta hay ví đàn tranh là piano của Trung Quốc, nhìn những người chơi đàn tranh ấy, nếu không phải là những nhân văn nhã sĩ thì cũng là thái tử tiểu thư, thật mĩ miều biết bao. Vì vậy, dưới góc độ lý thuyết, tôi rất ủng hộ việc Tiểu Tân học chơi đàn tranh.