- 🏠 Home
- Việt Nam
- Yêu Như Sinh Mệnh
- Chương 4
Yêu Như Sinh Mệnh
Chương 4
Cái máy chết tiệt bên cạnh giường đang kêu lên một tiếng chết chóc không ai muốn. Nhìn Quốc Đại buông xuôi, tim ngưng đập, hơi thở cũng ngưng phập phồng khiến bà Tuyền khóc đến ngất đi. Ông Đức vội vàng ôm lấy vợ, miệng lại to tiếng gọi bác sĩ vào trong với hi vọng máy móc chỉ bị hư. Còn con trai ông vẫn bình an vô sự.
Nhưng không, điện tâm đồ đã không còn dao động. Cũng như Đặng Quốc Đại đã không còn đường cứu chữa. Vậy kể từ ngày hôm nay con trai ông đã thật sự đi rồi. Dù có muốn níu kéo với thần chết một lần nữa mang anh quay về cũng chỉ là một chuyện viển vông.
Bất kỳ một công ty nào cũng có nguy cơ thiếu hụt vốn xoay vòng. Trước khi chết Quốc Đại đã lo sợ đến điều đó cho công ty nhà. Nên nhất quyết anh muốn ba mẹ phải cưới cho được Nhã Quỳnh. Chỉ cần kết thông gia được với nhà bên đó thì mọi việc xoay vốn sau này công ty nhà anh sẽ không còn lo nữa.
Cũng chính vì nguyện vọng cuối cùng mà đám tang của anh cũng không được tổ chức như bình thường. Nó được ông bà Đức làm trong im lặng âm thầm. Dù biết là rất khó để che miệng thiên hạ. Nhưng rồi sẽ có cách để tất cả mọi người đều phải ngậm miệng.
Nhìn nấm mồ được xây vội trước mặt mà bà Tuyền nghẹn ngào đau thắt ruột gan. Đứa con trai do mình rứt ruột sinh ra, yêu chiều nuôi nấng đến từng này lại bỏ mình ra đi nhanh như vậy. Đã như thế việc chôn cất cũng diễn ra gọn gàng không được công khai minh bạch. Trên đời này còn gì đau đớn hơn việc kẻ đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh. Ngay cả một người đàn ông vững mạnh như ông Đức cũng gần như gục ngã khi mất đi Quốc Đại.
Còn 4 ngày nữa là diễn ra hôn lễ. Đêm nay ông Đức và bà Tuyền lại thao thức mất ngủ. Thật ra từ khi Quốc Đại ra đi bà Tuyền đã bị bệnh mất ngủ. Nhưng càng đến những ngày này bà lại càng thao thức nhiều hơn.
– Sao bà không nằm xuống nghỉ lưng một chút đi? Có khi nằm một hồi bà lại ngủ được đấy.
Bà Tuyền ngồi trên giường hai tay luôn ôm lấy tấm di ảnh của Quốc Đại. Hầu như đêm nào bà cũng thẫn thờ ngồi như thế đến khi khòm lưng mới chịu nằm xuống nghỉ ngơi.
Ông Đức lên tiếng một lúc mà bà vẫn như kẻ mộng mị không chút phản ứng. Ông Đức liền thở dài rồi ngồi dậy khoác tay lên vai bà.
– Bà đừng có như vậy nữa, Bà mà cứ hành hạ mình mãi thì con nó sẽ không nhắm mắt được đâu.
Con người ta đúng thật rất lạ, bình thường có u buồn đến thế nào cũng có thể ghìm lại nước mắt. Nhưng chỉ cần ai đó khuyên nhủ và nói những câu sẻ chia thì nước mắt ở đâu lại trực trào dâng tới vành mi.
– Làm sao mà tôi có thể mất đi đứa con này hả ông? Tại sao năm đó thầy bói đã nói chỉ cần đưa Quốc Hưng đi khỏi thì Quốc Đại sẽ bình an vô sự? Bây giờ thì sao, chúng ta đã đưa Quốc Hưng sang Mỹ ở với bà con từ khi mới lọt lòng. Còn Quốc Đại luôn được chúng ta chăm sóc kỹ đến nỗi một cọng tóc cũng không thể rơi. Ai có thể trả lời cho tôi biết là tại sao hay không?
Nhắc đến đây ông Đức lại thêm buồn lòng. Năm xưa khi hay tin bà Tuyền mang được song thai không biết cả nhà ông đã vui đến thế nào. Và rồi càng cận ngày sinh thì bác sĩ lại thông báo một trong hai đứa bị bệnh tim bẩm sinh. Nhưng cái thai lúc đó đã hơn 8 tháng nên buộc phải cho cả hai ra đời.
Hai đứa trẻ bình an ra đời thật kháu khỉnh và đáng yêu. Người anh được đặt tên là Đặng Quốc Đại, còn người em là Đặng Quốc Hưng. Sẽ không có chuyện gì xảy ra khi Quốc Hưng liên tục phải nằm lại bệnh viện để theo dõi tình hình sức khỏe. Năm đó bà Tuyền vì sinh hai đứa nên quá sức. Cộng với một đứa chỉ có thể ở lại bệnh viện, một đứa lại khóc ngày cày đêm khiến bà mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Không biết động cơ nào lại khiến bà nghĩ Quốc Hưng là cho tà ma hiện về để phá bà và đứa con trai tội nghiệp ở bệnh viện. Nhân lúc ông Đức còn ở lại bệnh viện chăm sóc Quốc Đại thi bà lại lén lút đi xem bói toán. Thông qua vài lời bình luận hay ho trên mạng xã hội bà lại tìm được một ông thầy chuyên về tà ma ngoại đạo. Và đúng như những gì bà nghĩ, ông ta đã nói chính Quốc Hưng là kẻ thù kiếp trước của bà. Lần này đầu thai về làm con của bà chỉ để ám hại tất cả những người xung quanh bà mà thôi. Chính vì nó là song thai cùng với Quốc Đại nên mới thu hút hết vượng khí của đứa trẻ đó. Nếu còn để Quốc Hưng ở lại cạnh Quốc Đại và người nhà của bà thì sớm muộn gì những người này cũng sẽ gặp họa sát thân.
Một người phụ nữ bị chứng trầm cảm sau sinh vốn đã nghĩ xấu về con mình. Nay lại cộng thêm mấy lời phán quyết không thể nào vô lý hơn của thầy bói lại đẩy cảm xúc của bà lên tới cao điểm. Sau một lần bàn luận với ông Đức về chuyện đưa Quốc Hưng cho người thân nuôi. Mặc dù ông Đức một mực không chịu và nói bà bị thầy bói dắt mũi lừa gạt. Thế nhưng bà đã từng ẳm Quốc Hưng muốn ném xuống sông vì quá đổi sợ hãi nó. Lần đó cũng may là mọi người đi qua thấy được nên kịp thời ngăn cản cứu được Quốc Hưng. Sau này vì sợ sẽ xảy ra chuyện một lần nữa ông Đức đành gật đầu mang Quốc Hưng sang Mỹ gửi cho bà con của mình nuôi dưỡng.
Thoắt một cái đã hai mươi mấy năm trôi qua. Hai ông bà dường như đã quên luôn sự có mặt của Quốc Hưng trên đời này. Mấy chục năm về trước, thỉnh thoảng ông Đức còn gọi điện hỏi thăm tình hình của đứa con trai số khổ này. Dần dần những cuộc gọi cũng thưa thớt đi hẳn và rồi không còn cuộc gọi nào nữa. Cho đến hôm nay sự ra đi của Quốc Đại đã làm mọi thứ xáo trộn lên hết. Cái tên Đặng Quốc Hưng lại được Quốc Đại gọi lên lần cuối cùng. Hai ông bà đều hiểu Quốc Đại muốn em mình về nước, thay mình làm chú rể. Nhưng hai ông bà lại vì chuyện năm xưa, những lời của thầy bói đó nói nên cứ canh cánh mãi trong lòng mà chưa gọi Quốc Hưng quay về.
Thấy bà Tuyền khóc lóc thảm thương hết ngày này qua ngày khác ông Đức cũng không thể bỏ mặc.
– Lần đó tôi đã nói ông thầy bói chỉ là muốn lừa tiền bạc của bà mà thôi. Làm gì có chuyện oan gia trái chủ đầu thai làm con để trả thù tất cả những người xung quanh mình bao giờ. Lúc đó chắc bà chăm con căng thẳng quá nên mới tin lời ông ấy nói. Giờ Quốc Hưng không có ở đây nhưng Quốc Đại vẫn phải ra đi đó không phải sao?
– Không đâu, người ta nói thầy bói đó rất giỏi. Ông ta tinh thông thiên văn địa lý cái gì cũng biết cả. Lời ông ta nói chắc chắn không sai được.
– Vậy bây giờ bà quyết định không gọi Quốc Hưng về hay sao? Nếu không gọi thì bà tính không lễ sẽ tổ chức thế nào đây? Hay bà muốn hủy hôn ngay lúc này? Con gái người ta là kim chi ngọc diệp, cành vàng lá ngọc không phải để bà muốn cầu hôn thì cầu hôn muốn hủy hôn thì hủy hôn đâu. Mà bà nên nhớ di nguyện cuối cùng của Quốc Đại là gì. Nó muốn Quốc Hưng quay về thấy nó làm chú rể. Nó muốn cưới cho bằng được con bé Nhã Quỳnh đó để sau này hai bên gia đình có thể củng cố nền kinh tế cho nhau. Bà nói thương con nhưng một chút chuyện nhỏ cũng không làm được cho nó an lòng sao?
– Tôi.. tôi không có ý đó. Tôi..
– Vậy thì bà mau quyết định đi, rốt cuộc có gọi Quốc Hưng về hay là không?
Đứng giữa hai lằn ranh lựa chọn mà từ trước đến nay bà chưa bao giờ nghĩ đến khiến bà lao đao không biết nên quyết thế nào. Cuối cùng bị ông Đức đánh vào tâm lý mãi bà cũng bất đắc dĩ gật đầu.
– Được thôi, Nếu ông nói là việc Quốc Đại thì tôi sẽ chấp nhận để Quốc Hưng quay về. Hôn lễ này đành phải để nó làm chú rể thay cho con trai cưng của chúng ta thôi.
Không ai hỏi ý kiến của Quốc Hưng. Cũng không ai cho Quốc Hưng một cơ hội để hiểu ngọn ngành sự việc. Anh cứ vì thế mà bị gọi về nước ngay lập tức. Có điều lý do họ gọi anh về gấp không phải là vì hôn lễ mà là vì lễ tang của anh trai song sinh của mình.
Tại sân bay quốc tế trong thành phố, một người đàn ông khí chất toát ra từ đầu đến chân toàn một mùi băng lạnh. Anh diện một chiếc áo sơ mi màu xanh đen đậm màu. Một chiếc quần Tây Âu đơn giản cùng đôi giày da đen hàng hiệu. Khuôn mặt thoạt nhìn điển trai còn được diện thêm một mắt kính đen huyền bí.
Cuộc gọi gấp rút khiến anh về nước mà chỉ kịp mang theo ít quần áo cùng tư trang cá nhân. Ngoại trừ thông tin địa chỉ nhà của ba mẹ ra thì không một ai đến sân bay đón tiếp Đặng Quốc Hưng anh cả. Nhưng hình như anh không để bụng đến những chuyện đó. Vì những gì trải qua suốt tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành đối với anh đã đủ khắc nghiệt rồi.
Ra khỏi sân bay, đón một chiếc taxi, anh ngồi vào đó rồi về thẳng địa chỉ nhà mình. Một người đàn ông đã 28 29 tuổi cũng chưa biết cố hương của mình ra sao. Nay đường đột trở về nhìn thấy mọi cảnh quan đều có chút lạ lẫm trong tâm.
Đặng Quốc Hưng quay trở về, mặc dù là con ruột của ông Đức và bà Tuyền nhưng không một ai biết anh rốt cuộc là ai. Anh được người ở sắp xếp ngồi chờ ở phòng khách từ lúc xuống máy bay là đầu giờ chiều cho đến 7:00 tối cũng không thấy một ai về nhà. Người ở đi qua đi lại vài vòng, Anh ấy nhìn thấy anh cũng phải run sợ vì người này giống như cậu chủ đã mất hệt như đúc.
Đến tận 8:30 tối ông Đức và bà Tuyền mới về đến nhà. Nhìn thấy Đặng Quốc Hưng, bà Tuyền bất chợt xúc động khi anh giống như Quốc Đại. Phải nói là giống như hai giọt nước, ngay cả thân hình lẫn gương mặt cũng không khác nhau được bao nhiêu điểm.
Khác với những gia đình bình thường có con đi xa trở về sẽ vui mừng hớn hở chào đón. Còn hai ông bà chỉ lẳng lặng xúc động vài giây rồi đanh giọng nói.
– Con lên phòng đi ba có chuyện muốn nói với con.
Quốc Hưng được báo là anh trai song sinh đã qua đời nên mới tức tốc quay về đây. Nhưng bây giờ anh lại thấy mọi thứ trong nhà rất điềm tĩnh đến lạ thường không giống như có tang lễ xảy ra. Khi anh vào phòng riêng, ông Đức và bà Tuyền nói với anh một hồi những chuyện đã xảy ra gần đây nhất khiến anh ngạc nhiên nhìn ông bà.
– Kết hôn?
– Phải, ngày kia sẽ diễn ra lễ thành hôn của Quốc Đại và con gái nhà họ Lưu. Thế nhưng anh con đã không trụ nổi đến ngày hôm đó. Và như lúc nãy ba đã nói rồi đó. Anh trai của con là Quốc Đại nó đã để lại di nguyện rằng con phải thầy nói làm chú rể.
Chuyện này đúng là vô lý, bao nhiêu năm không thấy người thân liên lạc. Ngoại trừ Quốc Đại ra không một ai hỏi han anh còn sống hay đã chết. Vậy mà bây giờ lại lấy Quốc Đại ra, những lời di nguyện dối trá kia ra ép anh làm chuyện có lợi cho gia đình.
Quốc Hưng tính khí cương trực, lại lầm lì kiệm lời khi từ nhỏ đã sống trong hoàn cảnh éo le bị người đời ghét bỏ. Anh bây giờ ngồi đây đối diện với hai người có danh xưng là ba là mẹ cũng không có chút cảm giác nào gọi là người nhà. Nghe ông Đức nói xong anh không một chút suy nghĩ liền đứng phắt dậy.
– Những tưởng đây là đám tang của anh hai nên con mới quay về đây gấp rút ngay trong đêm. Bây giờ xem ra mọi thứ vẫn ổn, Anh hai cũng đã mồ yên mả đẹp rồi. Vậy con về đây.
– Mày đứng lại đó.
Bà Tuyền đột nhiên lên tiếng. Đặng Quốc Hưng cũng dừng chân đứng lại. Bấy nhiêu lâu rồi anh cũng không nhớ nữa, giọng nói của mẹ mình anh sắp quên mất luôn rồi.
– Mẹ còn chuyện gì để nói nữa?
Bà Tuyền không một chút âu yếm, vẻ mặt không một chút nhớ thương đứa con xa xứ này mà hậm hực lên tiếng.
– Nếu không phải vì di nguyện của Quốc Đại thì hai ông bà già này cũng không dám gọi mày về đây đâu. Mày tưởng tao muốn gọi mày về đây lắm sao? Tao nhắc lại cho mày nhớ, là vì Quốc Đại nó bắt ông bà già này phải gọi mày về cho bằng được. Bây giờ gọi mày về rồi đấy xem như tao cũng đã có thể ăn nó được với nó rồi. Mày muốn đi thì đi đi, hai ông bà già này không dám cản.
Trên đời này không có người mẹ nào không thương con. Nhưng vì lúc xưa bà bị trầm cảm, kể từ đó thiếu vắng hơi con gần 30 năm. Bao nhiêu tình cảm mẫu tử bà đều dồn hết cho Quốc Đại. Chính vì vậy hiện tại bà đối xử cay nghiệt với anh không phải không thương mà là chưa tìm lại được tình cảm mẫu tử ngay bây giờ.
Quốc Hưng nhíu mày đón nhận mấy lời khó nghe đến vỡ tim này. Đột nhiên anh lại hỏi như ý chí đã đổi.
– Đây thật sự là di nguyện của anh hai?
– Đúng, nếu không phải nó nhất quyết gọi mày về thì giờ này tao đã không cần phải đối diện với cái đứa oan gia trái chủ như mày.
– Được, vậy tôi ở lại.
Ông Đức nghe vậy liền hớn hở lẫn ngạc nhiên.
– Con nói thật sao?
– Thật.
– Lúc nãy con vừa nói không muốn ở lại mà. Sao đột nhiên lại thay đổi nhanh vậy? Nhưng không sao, ở lại là tốt rồi,chịu ở lại là tốt rồi con trai.
Bà Tuyền nghe xong quyết định của anh liền không muốn ngồi lại đây thêm. Bà nhìn anh một cái không có mấy phần tình cảm rồi bỏ lên trên lầu. Ông Đức hiểu tính vợ không xấu xa đến nỗi ghét bỏ cả con ruột mình. Chỉ là nỗi ám ảnh năm xưa quá lớn, nó đã khắc sâu vào tiềm thức khiến bà mộng mị không quên được mà thôi. Còn ông đối với Quốc Hưng, đứa con trai khốn khổ này rất bình thường. Bình thường như phần tình cảm ông dành cho Quốc Đại vậy.
– Chắc con cũng mệt rồi, cũng đói rồi đúng không? Để ba xuống dưới kêu người dọn đồ ăn lên cho con. Ăn xong rồi lên phòng nghỉ ngơi nhé.
Đặng Quốc Hưng không thấy đói, nãy đến giờ đối diện với ba mẹ mình. Nhận được những thái độ đó ah đã đủ no rồi.
– Con không nghe đói, con muốn lên phòng ngay bây giờ.
– Vậy..
– Con muốn ở phòng của anh hai.
Ngôi nhà này rộng lớn như vậy, có nhiều phòng như vậy. Nhưng anh chỉ muốn ở phòng của anh mình. Mặc dù ông không hiểu con trai muốn như vậy để làm gì. Nhưng ông vẫn gật đầu đồng ý rồi đưa anh lên phòng Quốc Đại.
Quốc Hưng bước vào căn phòng của anh mình mà cảm giác thân quen đến lạ. Người ta thường nói anh em sinh đôi chỉ giống nhau ở khuôn mặt. Trước đây anh tin là như vậy, nhưng bây giờ xem ra đã khác rồi. Mọi cách bố trí trong căn phòng này cùng với gam màu chủ đạo của nó giống hệt như sở thích của anh.
Quốc Hưng ngồi xuống cạnh giường nhìn quanh căn phòng một lượt mà đượm buồn. Mới tuần rồi Quốc Đại còn điện thoại sang cho anh. Lúc đó anh không để ý tại sao anh hai mình lại nói rất nhiều chuyện. Quốc Đại còn nói trong tuần sau mình sẽ về nước. Bây giờ ngẫm nghĩ lại chắc lúc đó Quốc Đại đã biết trước sự tình hôm nay rồi.
Quốc Hưng đi đến tủ quần áo của anh trai mình. Trong tủ đã trống hoác không còn thứ gì thuộc về Quốc Đại nữa. Thế nhưng anh lại nhìn rất kĩ vào một góc bên phải. Lát sau anh bước hẳn vào trong rồi với tay lấy một vật nhỏ trên đó xuống. Một mảnh giấy được xếp gọn ghẽ rồi nhét vào hộp quà nhỏ xíu. Quốc Hưng chầm chậm mở nó ra rồi lặng tâm nhìn từng dòng chữ trên đó.
“Anh em mình đã xa nhau ngót nghét cũng 28 năm rồi nhỉ. Ở cạnh nhau chỉ 9 tháng 10 ngày, ấy vậy mà lại xa nhau lâu đến như vậy. Chuyện của quá khứ anh không biết ba mẹ đã đối xử với em thiếu công bằng như thế. Căn bệnh của anh vốn dĩ là bệnh bẩm sinh nào có liên quan gì đến quỷ thần. Anh không biết tại sao lúc đó ba mẹ lại nghĩ chính em là căn cơ khiến bệnh tình anh trở nặng. Nhưng anh tin chắc con người sinh ra ai cũng có cái số riêng của mình rồi. Lần này anh viết thư cho em em đừng nghĩ anh sến súa đấy nhé. Vì anh muốn sau khi mình chết đi thì vẫn còn lại vài dòng chữ để lại cho em mà thôi. Dài dòng bao nhiêu đây cũng đủ rồi, mình vào việc chính nhé.
Anh biết sức khỏe của mình không tốt cũng không sống được bao lâu. Nhưng thật tình anh đã phải lòng một cô gái. Cô gái ấy rất tốt, tuy tính tình có hơi thẳng thắng lại bạo gan khiến nhiều người không thích. Nhưng cô ấy lại rất tội nghiệp, mẹ cô ấy không phải chính thất, lại qua dời sớm nên cô ấy một thân một mình bị dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ ức hϊếp. Anh đã điều tra rất kỹ nên không thể sai được đâu em. Anh biết có lẽ mình không sống được bao nhiêu ngày nữa rồi. Chính vì vậy anh lại đột nhiên muốn cưới cô ấy vô cùng. Không phải anh ích kỷ để cô ấy còn trẻ như vậy lại trở thành goá phụ. Mà anh muốn nhân dịp này để em trở về nước làm chú rể thay cho anh. Em hãy cố gắng thay anh chăm sóc cô ấy. Thay anh bảo vệ cô ấy. Càng phải thay anh bảo bọc gia đình này.
Anh biết như vậy là mình đang ích kỷ với em. Nhưng Quốc Hưng à anh không còn cách nào khác. Nếu anh được sống thọ chắc chắn anh sẽ tìm mọi cách đưa em về đây bù đắp cho em tất cả. Nhưng rất tiếc số của anh lại đoản mệnh vì vậy đành phải nhờ vào em tất cả mà thôi. Người ngoài không biết kể cả ba mẹ cũng vậy. Họ không biết hai anh em chúng ta vẫn thường xuyên liên lạc và yêu thương nhau như thế nào. Nhưng họ biết hay không anh không quan tâm. Cái anh quan tâm là em cũng rất thương và hiểu cho anh. Nay anh chỉ có một tâm nguyện như vậy em có thể giúp anh thực hiện được không? Anh ở bên kia thế giới chắc chắn sẽ rất vui nếu em được hạnh phúc. Mặc kệ em có đồng ý giúp anh tâm nguyện cuối cùng này hay không. Nhưng anh vẫn muốn cảm ơn em trước. Mong em ngày về nước được bình an. Mong em nếu có đứng trước mộ của anh cũng đừng khóc. Em có thể để cho một người quá cố như anh được một lần ích kỷ hay không? Quốc Hưng, em đồng ý thay anh bảo bọc những thứ anh còn trăn trở chứ?”
Đọc xong bức thư cuối cùng của Quốc Đại khiến sống mũi anh phải cay cay. Anh không phải vì những người đã bỏ rơi mình gọi một tiếng là về nước ngay. Mà chính là vì cái bí mật trên góc tủ mà Quốc Đại đã nói trước đó. Thì ra bí mật mà anh hai mình chôn giấu lại là những dòng tâm sự khiến lòng dạ con người ta nặng trùng trùng này.
Ở nhà họ Lưu, trên phòng riêng của Nhã Quỳnh chỉ có một mình cô đang đơn độc ngắm trời đêm ngoài ban công. Người ta nói cuộc đời người con gái vui vẻ nhất là ngày được lên xe hoa. Nhưng ngày mai bản thân mình đã là cô dâu rồi mà tại sao cô lại không thấy một chút phấn khởi vui vẻ nào vậy? Một cô gái chưa biết yêu là gì mà ngày mai lại phải đi lấy chồng. Người đời nghe xong chắc phải cười đến sái cả hàm mất.
Cạch.
Cửa phòng cô không khóa nên người ngoài muốn vào thì cứ việc vào. Chỉ là người đang vào trong lại là người không ưa cô nhất.
– Ngày mai là về nhà người ta làm dâu rồi nên bây giờ có tâm trạng thư thả ngắm trăng nhỉ?
Giọng nói đanh đảnh của bà Dung ở đằng sau. Nhã Quỳnh dù không thích nhưng vẫn quay vào trong trả lời.
– Cảm ơn dì đã đến nhắc nhở. Dì tìm con có việc sao?
– Không, tao thì làm gì có việc cần tìm mày. Chỉ là con gái đêm cuối cùng trước khi xuất giá sẽ được mẹ vào trong răng dạy và chúc phúc. Nhưng mẹ mày rất tiếc đã chết từ đời nào rồi nên tao có lòng tốt vào đây nói với mày vài câu.
Có lòng tốt, ba từ này hình như không phải để chỉ bà ta thì phải. Nhã Quỳnh cũng thừa biết ngoại trừ châm biếm ra bà ta chắc chắn không nói được mấy lời tốt đẹp nên cũng không quan tâm.
– Cảm ơn dì đã có lòng, vậy dì nói xong chưa? Xong rồi thì mời dì ra ngoài. Con muốn ngủ, ngày mai còn dậy sớm trang điểm.
Bị đuổi khéo, bà Dung liền lộ ngay bản chất thối tha của mụ dì ghẻ.
– Tao đã nói chưa mà mày đuổi? Này Nhã Quỳnh, tao thấy con đường trước mặt mày là ngõ cụt rồi. Ở đây mà làm chướng mắt mọi người. Qua nhà chồng rồi mày cũng không làm được cái tích sự gì đâu. Để tao nói cho mày biết, thằng chồng mày số mệnh không thọ. Mày lo mà chuẩn bị cả đời này mang danh sát chồng. Xưng danh goá phụ để lây lất hết phần đời còn lại của mày đi. Tao chọn một mối tốt cho mày như vậy mày phải biết cảm ơn tao đấy nhé. Há há há..
Nói rồi bà Dung liền nở một tràn cười dài rồi đi ra ngoài. Nhã Quỳnh ngậm ngùi oan uất không thể lên tiếng khiến nước mắt trào dâng. Nhưng sự kiên định và lòng tự tôn cuối cùng cũng không để cho cô im lặng nhịn nhục. Đợi bà ta ra đến cửa. Nhã Quỳnh cũng đi tới tặng lại cho bà ta vài câu.
– Sống ở đời dì đừng quá độc mồm độc miệng. Nếu không lỡ đâu mấy lời dì vừa nói nó không xảy ra trên người con mà lại ứng trên người con gái ruột của dì thì sao? Đến lúc đó hai mẹ con dì có kêu trời cũng không nghe, oán đất cũng không thấy đâu. Chào dì.
– Ơ mày, mày..
Rầm.
Nhã Quỳnh không để cho bà ta có cơ hội nổi giận rồi nói móc mỉa mình nên đóng sầm cửa lại. Lưng cô trượt dài theo cánh cửa ngồi xuống đất. Đôi mắt cũng nhìn xa ra vô định thảm thương.
– Đêm trước khi vu quy là phải nhận những lời chúc phúc như vậy sao? Mẹ à, nếu có mẹ ở đây thì hay biết mấy. Có mẹ rồi liệu còn ai giẫm đạp lên thân con mà đi nữa không? Tại sao xung quanh con vẫn còn người thân mà con lại phải chịu cô lạnh? Tại sao vậy hả mẹ, con đã phạm phải lỗi gì hả mẹ?
- 🏠 Home
- Việt Nam
- Yêu Như Sinh Mệnh
- Chương 4